Điều này tạo nên rủi ro cho thị trường cổ phiếu toàn cầu trong những tuần tới. Nó có thể dẫn đến nhịp điều chỉnh tiêu cực nhất hàng quý kể từ khi đại dịch xảy ra, chiến lược gia JPMorgan, Nikolaos Panigirtzoglou cho biết trong báo cáo ngày 15/9.
Con số tổng thể của dòng vốn rút ra khỏi thị trường cổ phiếu được tính toán bao gồm các danh mục đầu tư của quỹ hưu trí Mỹ, quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ Nhật Bản và quỹ dầu mỏ của Na Uy.
“Đợt tái cân bằng danh mục này thậm chí có thể khiến thị trường giảm sâu hơn trong tháng này”, báo cáo của JPMorgan cho biết.
Các tổ chức có xu hướng điều chỉnh danh mục đầu tư mỗi quý để duy trì mức phân bổ tài sản mục tiêu. Chỉ số MSCI AC Word Index – chỉ số tiêu chuẩn để làm thước đo chứng khoán toàn cầu đã tăng 10% kể từ cuối tháng 6, vượt quá mức lợi tức từ trái phiếu và điều này cho thấy các quỹ đầu tư sẽ điều chỉnh lại danh mục để trở lại mức phân bổ tài sản mục tiêu.
Biểu đồ tương quan giữa chỉ số MSCI AC Word và chỉ số Global Bond Index (trái phiếu) |
Việc điều chỉnh này của các quỹ đầu tư lớn là một trong nhiều rủi ro mà thị trường chứng khoán phải đối mặt sau khi đợt tăng mạnh từ mức thấp vào tháng 3 và đà tăng cũng bị chững lại trong tháng 9.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như định giá cao ở một số ngành, sự phục hồi kinh tế khó khăn, biến động tiềm tàng xung quanh cuộc bầu cử Mỹ và thị trường đang quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương đối với thị trường tài chính là những rủi ro thị trường đang đối mặt.
Tuy nhiên, các chiến lược gia của JPMorgan nhìn chung đang lạc quan về triển vọng cổ phiếu.
“Về khía cạnh trung và dài hạn, chúng tôi vẫn nhìn thấy nhiều lợi thế tăng giá do định giá thị trường chứng khoán hiện tại vẫn còn thấp. Đợt điều chỉnh sắp diễn ra trên thị trường và rủi ro gia tăng trong những tuần tới có khả năng là cơ hội mua vào của nhà đầu tư”, báo cáo cho biết.