Theo Krishna Srinivasan, Giám đốc Vụ châu Á và Thái Bình Dương của IMF, áp lực lạm phát ngày càng tăng của châu Á vẫn ở mức vừa phải hơn so với các khu vực khác, nhưng mức tăng giá ở nhiều quốc gia đã vượt quá mục tiêu của ngân hàng trung ương.
"Một số nền kinh tế sẽ cần phải tăng lãi suất nhanh chóng khi lạm phát đang ảnh hưởng đến lạm phát lõi loại trừ các loại thực phẩm và năng lượng dễ biến động hơn, để ngăn chặn vòng xoáy đi lên của kỳ vọng lạm phát và tiền lương mà sau này sẽ đòi hỏi phải giải quyết các mức tăng lãi suất lớn hơn nếu lạm phát không được kiểm soát", ông cho biết.
Ông Srinivasan cho biết, hầu hết các nền kinh tế mới nổi châu Á đều đã chứng kiến dòng vốn chảy ra tương đương với năm 2013, khi lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng đột biến do Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể giảm mua trái phiếu sớm hơn dự kiến.
Dòng vốn chảy ra đặc biệt lớn tại Ấn Độ với 23 tỷ USD bị rút ròng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang. Các nền kinh tế như Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng chứng kiến hiện tượng khối ngoại bán ròng tương tự.
Việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ sẽ làm căng thẳng tình hình tài chính vốn đang ngày càng tồi tệ ở một số nền kinh tế châu Á và hạn chế phạm vi để các nhà hoạch định chính sách có thể chịu đòn kinh tế từ đại dịch bằng chi tiêu tài khóa.
Ông Srinivasan cho biết, tỷ trọng của châu Á trong tổng nợ toàn cầu đã tăng từ 25% trước khủng hoảng tài chính toàn cầu lên 38% sau đại dịch Covid, làm tăng tính nhạy cảm của khu vực với những thay đổi trong điều kiện tài chính toàn cầu.
“Một số quốc gia châu Á có thể cần phải sử dụng các biện pháp như can thiệp ngoại hối và kiểm soát vốn để chống lại bất kỳ dòng tiền chảy ra mạnh nào”, ông cho biết.