HUD làm trái và buông lỏng quản lý các đơn vị thành viên quy mô lớn

(ĐTCK) Ngày 8/4/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố Quyết đinh số 612/QĐ-TTCP ngày 28/3/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ về kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).
Dự án New Skyline Văn Quán, một trong những dự án do HUD làm chủ đầu tư Dự án New Skyline Văn Quán, một trong những dự án do HUD làm chủ đầu tư

Trước đó, vào tháng 4/2015, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại HUD. Sau 1 năm, Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị đã nêu trong Kết luận thanh tra.

Tổ kiểm tra do ông Lê Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra làm Tổ trưởng; thời gian kiểm tra là 10 ngày làm việc thực tế tại đơn vị. Tổ kiểm tra đã thông báo các nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra cũng như thời gian làm việc cụ thể với từng đơn vị liên quan.

Theo Kết luận Thanh tra trước đó, HUD thiếu trách nhiệm trong việc quyết định đầu tư, kinh doanh dự án đô thị, đầu tư các dự án vượt xa năng lực tài chính và quản trị, dẫn đến chậm và trì trệ trong việc triển khai các dự án, sản phẩm dở dang quá nhiều, hàng tồn kho lớn, chậm luân chuyển, đẩy HUD và một số đơn vị thành đến tình trạng khó khăn như hiện nay. Nợ lớn phải trả, cân đối khả năng thanh toán khó khăn, nợ phải thu chậm thu hồi, phát sinh quá hạn; doanh thu, thu nhập giảm mạnh, kinh doanh kém hiệu quả.

HUD đã “làm trái và buông lỏng quản lý trong hoạt động uỷ quyền kinh doanh dự án cho các đơn vị thành viên quy mô lớn”.

Các dự án đô thị sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, HUD không tiếp tục đầu tư công trình trên đất hoặc chuyển nhượng đất đã có hạ tầng cho nhà đầu tư thứ cấp, mà uỷ quyền đầu tư kinh doanh cho các Cty thành viên, trái với điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế quản lý tài chính của HUD.

HUD đã hạch toán trích trước chi phí phải trả vào giá vốn kinh doanh hàng kỳ theo suất đầu tư mét vuông đất, mét vuông nhà phân bổ trên cơ sở tổng mức đầu tư các dự án sai với quy định phải căn cứ chi phí phát sinh và dự toán công trình.

HUD đã “làm trái và buông lỏng quản lý trong hoạt động uỷ quyền kinh doanh dự án cho các đơn vị thành viên quy mô lớn”.

Điển hình như dự án Việt Hưng (Hà Nội) trích thiếu chi phí phải trả quá nhiều, dẫn đến hậu quả là thiếu nguồn vốn để xây dựng hoàn trả khối lượng các hạng mục công trình hạ tầng còn nợ và khối lượng giải phóng mặt bằng của dự án chưa thực hiện là quá lớn (1.099 tỷ đồng)…

Việc quản lý các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của HUD yếu kém, hiệu quả đầu tư thấp, làm thâm hụt vốn như việc đầu tư vào Cty CP xi măng Sông Thao 516.550 triệu đồng nhưng do dự án chậm tiến độ, chi phí phát sinh sớm nên đến cuối năm 2012, lỗ luỹ kế 305.000 triệu đồng (bằng 45% vốn đầu tư của chủ sở hữu); góp vốn vào Cty CP Thép Sông Hồng 46.217 triệu đồng từ tháng 5.2005, đến 1.2007 đã thoả thuận thoái vốn nhưng đến nay không thu hồi được và chưa xử lý…

Bùi Trang

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục