Ông đánh giá ngành logistics Việt đang có vị trí như thế nào trong khu vực và thế giới?
Việt Nam đang trở thành đầu mối liên kết quan trọng trong giao thương quốc tế nhờ các lợi thế chiến lược như vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và giá thuê đất hợp lý. Hưởng lợi từ đó, ngành logistics Việt Nam ghi nhận tốc độ phát triển nhanh trong những năm qua.
Theo báo cáo thị trường vận tải hàng hóa và logistics Việt Nam năm 2024 của Mordor Intelligence, quy mô thị trường năm nay ước đạt 48,38 tỷ USD và dự báo sẽ đạt 65,34 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 - 2029 là 6,19%.
So với các nước trong khu vực châu Á, ngành logistics Việt Nam được đánh giá có tiềm năng cao. So sánh chi phí vận chuyển quốc tế của 9 quốc gia châu Á, báo cáo Cost of Doing Business in Asia năm 2021 của TMX cho thấy, hiệu quả logistics của Việt Nam tương đương với 2 nước thuộc tốp đầu là Malaysia và Singapore.
Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới cho biết, năm 2023, Việt Nam xếp hạng 43/160, nằm trong Top 5 ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và bằng hạng với Philippines.
Dư địa để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành logistics Việt Nam ra sao?
Quản trị chuỗi cung ứng không chỉ là bài toán của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tối ưu về sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ.
Theo báo cáo của TMX, chi phí logistics tại Việt Nam trong khu vực tương đối cao: bằng Thái Lan, chỉ thấp hơn Campuchia.
Để tăng tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, ngành logistics Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực giảm chi phí logistics, tăng hiệu quả về vận chuyển, thời gian và thủ tục hải quan. Tất cả nỗ lực này đều được thể hiện qua các mục tiêu mà Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh: đưa dịch vụ logistics là 1 trong 18 chủ đề trọng tâm của Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, nâng cấp hạ tầng logistics, tinh gọn và minh bạch hệ thống pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài…
Quản trị chuỗi cung ứng được cho là có vai trò then chốt trong việc tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việc này nên có sự vào cuộc từ cấp Chính phủ, cụ thể là hoạch định chiến lược quản trị chuỗi cung ứng quốc gia nhằm thúc đẩy ngành logistics phát triển, thưa ông?
Quản trị chuỗi cung ứng không chỉ là bài toán của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tối ưu về sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ. Ở góc độ quốc gia, giống như “nhạc trưởng” điều phối nền kinh tế, Chính phủ khi có chiến lược quốc gia về quản trị chuỗi cung ứng sẽ đóng vai trò then chốt cho sự phát triển của ngành logistics.
Bên cạnh đó, trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng quốc gia, các nhà hoạch định chính sách và liên bộ, ngành cần liên tục quan sát, điều chỉnh, cải tiến, vì tình hình thế giới luôn biến động, tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như gia tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ lân cận.
Ngành logistics Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng |
Vậy cạnh tranh trong ngành logistics nên được nhìn nhận ở góc độ quốc gia nhiều hơn, thay vì chỉ nhìn ở góc độ các doanh nghiệp?
Logistics có vai trò và sức ảnh hưởng riêng với từng chủ thể. Với doanh nghiệp, quản lý logistics hiệu quả giúp kiểm soát đầu vào - đầu ra, từ đó tối ưu chi phí và thúc đẩy doanh số.
Ở cấp độ quốc gia, logistics có thể xem là một trong những thước đo phản ánh năng lực thương mại của quốc gia đó. Chẳng hạn, khả năng đáp ứng diện tích sản xuất, kho bãi; tính hiệu quả của việc vận chuyển, giao nhận trong nước và quốc tế; các dịch vụ thông quan, hải quan…
Nhìn rộng hơn, tính cạnh tranh, sự phát triển ngành logistics của một quốc gia cho thấy mức độ thuận lợi, hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư tại quốc gia đó. Do đó, tăng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành logistics tại Việt Nam sẽ đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của quốc gia.
Ngành logistics Trung Quốc đang tạo nhiều áp lực với ngành logistics Việt Nam. Nhìn vào kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp logistics Trung Quốc, chúng ta có thể học hỏi được gì?
Sự thành công của ngành logistics Trung Quốc được trợ lực rất lớn từ hệ thống giao thông kết nối cao và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, bài bản. Ở góc độ bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp logistics Việt Nam, có 3 điểm chung nhìn thấy ở ngành logistics nói chung và các công ty dịch vụ logistics nói riêng tại Trung Quốc là tiết kiệm chi phí, hiệu quả và theo dõi được. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp logistics Trung Quốc có khả năng ứng dụng công nghệ, tự động hóa cao vào mọi quy trình và tích hợp toàn diện với các nền tảng thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, đâu là sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp logistics nội và ngoại?
Các công ty logistics đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam có thế mạnh về mạng lưới xuyên biên giới cũng như mức độ ứng dụng công nghệ cao. Còn doanh nghiệp trong nước có lợi thế về am hiểu địa hình và pháp lý, do đó phù hợp phát triển vận tải trong nước ở tất cả loại hình phương tiện; về đầu tư, kinh doanh nhà xưởng, kho bãi; về các dịch vụ thủ tục hải quan và thuế liên quan đến logistics.
Theo ông, “chìa khoá” nào cho các doanh nghiệp logistics trong nước để lớn mạnh, tăng khả năng cạnh tranh và vươn tầm ra khu vực, thế giới?
Cùng với 2 bài học lớn nêu trên về công nghệ và hợp tác trong hệ sinh thái của chuỗi cung ứng của ngành logistics Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng ứng dụng công nghệ logistics vào nhà xưởng, kho bãi, từ đó mở ra hướng đi cho các phân khúc “ngách” như nhà kho, nhà xưởng thông minh.
Theo Bộ Công thương, chỉ số hiệu quả logistics năm 2023 của ngành logistics Việt Nam đạt 3,3 điểm, đứng thứ 43/154 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 trong các nước ASEAN, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ từ 14 - 16%/năm.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp logistics được thành lập, cung cấp dịch vụ và từng bước hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tới các vùng, miền trong cả nước và tới các nước trong khu vực; số lượng doanh nghiệp logistics tăng nhanh, các trung tâm logistics có quy mô lớn đang gia tăng…
Tuy vậy, ngành logistics vẫn còn bộc lộ những hạn chế như năng lực cạnh tranh chưa cao, 89% doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp trong nước, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ (chiếm 95%), chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, chi phí logistics cao hơn so với nhiều nước trên thế giới (tương đương khoảng 18% GDP, trong khi mức bình quân thế giới là 14%), đóng góp vào GDP chỉ từ 4 - 5%.