Hết tháng 3, cho vay chứng khoán giảm, cho vay bất động sản không tăng đột biến

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại buổi Họp báo của Ngân hàng Nhà nước diễn ra chiều 22/4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đã cho biết cụ thể dư nợ tín dụng trong từng lĩnh vực tính tới cuối tháng 3/2021.
Hết tháng 3, cho vay chứng khoán giảm, cho vay bất động sản không tăng đột biến

Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản đạt 776.918 tỷ đồng, 794.470 tỷ đồng, tăng 2,42% so với cuối năm 2020, chiếm 8,4% (cuối năm 2020 tăng 8,3%, chiếm 8,44%).

Dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng đạt 2.674.683 tỷ đồng, tăng 3,42% so với cuối năm 2020, chiếm 28,27% tín dụng nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 9,58%, chiếm 28,13%).

Dư nợ tín dụng ngành thương mại dịch vụ đạt 5.992.958 tỷ đồng, tăng 2,79% so với cuối năm 2020, chiếm 63,34% tín dụng nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 13,9%, chiếm 63,43%).

Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 24,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 11,52%, chiếm 24,78%).

Ước cuối tháng 4/2020, dư nợ lĩnh vực này khoảng 2.287.000 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với cuối năm 2020.

Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.845.374 tỷ đồng, tăng 1,49% so với cuối năm 2020, chiếm 19,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 13,56%, chiếm 19,79%).

Ước dư nợ đến hết tháng 4/2021 đạt 1,86 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm 2020.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN

Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu (không bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 279.075 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5% so với cuối năm 2020, chiếm 2,95% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 13,66%, chiếm 2,96%).

Ước cuối tháng 4/2021, dư nợ lĩnh vực này khoảng 281.797 tỷ đồng, tăng khoảng 3,5% so với cuối năm 2020.

Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt 234.321 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2020 và chiếm tỷ trọng 2,48% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 giảm 1,74%, chiếm tỷ trọng 2,47%).

Ước đến 30/4/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt 233.935 tỷ đồng, tăng 2,91% so với cuối năm 2020.

Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 32.470 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,33% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 5,26%, chiếm 0,35%.

Ước đến tháng 4/2021, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 31.861 tỷ đồng, giảm 1,58 % so với 31/12/2020.

Tín dụng bất động sản tăng cao, chứng khoán giảm

Đối với tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, lĩnh vực cần tăng cường quản lý rủi ro, tính đến 28/02/2021, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các TCTD đạt 1.835.504 tỷ đồng, tăng 2,13% so với cuối năm 2020 cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế cùng thời điểm (0,67%), tỷ lệ nợ xấu 1,8%. Tỷ trọng tín dụng bất động sản chiếm 19,83% trong tổng dư nợ nền kinh tế.

Về cơ cấu tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản: Dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản đạt 651.631 tỷ đồng, tăng 2,82% so với 31/12/2020, chiếm tỷ trọng 35,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản và chiếm tỷ trọng 7,04% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; Dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng bất động sản đạt 1.183.873 tỷ đồng, tăng 1,75% so với 31/12/2020, chiếm 64,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản, chiếm tỷ trọng 12,79% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, ước cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 3% so với tháng 12/2020 (quý I/2020 tăng 1,45%, quý I/2019 tăng 3,42%, quý I/2018 tăng 1,68%), cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (2,93%).

Tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán, tính đến 28/02/2021, dư nợ lĩnh vực chứng khoán là 42.590 tỷ đồng (giảm 6,98% so với cuối năm 2020, cùng kỳ năm 2020 giảm 3,41%), chiếm tỷ trọng 0,46% tổng dư nợ nền kinh tế.

Theo thời hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (96,21%). Theo nhu cầu vốn, dư nợ đầu tư kinh doanh chứng khoán khác chiếm tỷ trọng cao nhất (70,54%), dư nợ đầu tư kinh doanh cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao thứ 2 (26,93%). Theo nhóm TCTD, dư nợ chứng khoán tập trung chủ yếu ở nhóm NHTMCP Nhà nước (chiếm 43,47%), nhóm NHTM cổ phần khác (chiếm 48,42%).

Dư nợ chứng khoán tập trung ở một số TCTD sau: Vietcombank (chiếm 25,75% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), BIDV (chiếm 13,47% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), Kỹ thương (chiếm 12,46% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), Tiên Phong (chiếm 8,91% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), Quốc tế (chiếm 5,25% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), Vietinbank ( chiếm 4,25% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống), Hàng Hải (chiếm 4,16% tổng dư nợ chứng khoán toàn hệ thống).

Ước đến 31/3/2021, dư nợ lĩnh vực này khoảng 45.326 tỷ đồng, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2020.​

Riêng tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, ông Tuấn Anh cho biết, tính đến 31/12/2020, tổng cam kết cấp tín dụng là 182.414 tỷ đồng, tổng số dư nợ tín dụng là 108.722 tỷ đồng, giảm 1,76% so với 31/12/2019, chiếm 1,18% tổng dư nợ nền kinh tế.Ước cuối tháng 3/2021, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông đạt 108.562 tỷ đồng, giảm 0,15% so với cuối năm 2020.

Liên quan đến dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tính đến 28/02/2021, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt 1.848.015 tỷ đồng, tăng 0,14% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 19,97% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Được biết, dư nợ cho vay phục vụ đời sống không bao gồm nhu cầu về nhà ở là 739.095 tỷ đồng, giảm 1,48% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 7,99% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Ước cuối tháng 3/2021, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt ​1.867.573 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm 2020. Dư nợ cho vayphục vụ đời sống(không bao gồm phụcvụ đời sốngvề nhà ở) là 760.302 tỷ đồng, tăng 1,35% so với tháng 12/2020.

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục