CTCK Bảo Việt – BVSC
VN-Index kết thúc tuần điều chỉnh bằng cây nến đỏ đặc dài với thanh khoản trên mức trung bình và độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng điểm. Diễn biến này phần nào cho thấy tâm lý có phần lo ngại của nhà đầu tư khi chỉ số đang bị chi phối bởi một vài mã vốn hóa lớn. Không những vậy, diễn biến trên còn gián tiếp làm giảm độ tin cậy của mẫu hình nến đảo chiều “hammer” được hình thành trong phiên trước đó. Mặc dù chỉ số vẫn chưa phá vỡ cận dưới của kênh giảm giá ngắn hạn nhưng trong bối cảnh đường giá đang phải chịu sức ép lớn dần từ đường SMA50 và nhóm MA ngắn hạn đang hướng xuống, bên cạnh diễn biến đang khá tiêu cực của các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt đường STO đã cắt xuống trở lại đường tín hiệu trong vùng quá bán. Điều này gây lo ngại về khả năng đường giá sẽ tiếp tục đi xuống trong ngắn hạn.
Trên đồ thị tuần, chỉ số cũng hình thành một cây nến đỏ đặc dài khiến đường giá xuyên thủng đường hỗ trợ SMA50 và làm dải BB có xu hướng mở rộng trong bối cảnh các chỉ báo momentum (STORSI) đã quay lại xu hướng giảm, còn các chỉ báo kỹ thuật khác vẫn chưa có dấu hiệu thoát khỏi xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn. Những tín hiệu này cũng đang ủng hộ cho khả năng đi xuống của chỉ số trong những phiên đầu tuần tới.
Vùng hỗ trợ gần của 2 chỉ số được điều chỉnh xuống 560-565 điểm đối với VN-Index tương ứng 86.5-87 điểm đối với HNX-Index trong những phiên đầu tuần tới. Đây được xem là điểm mua trading một phần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn.
CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS
Đồ thị chỉ số VN-Index đã phá vỡ ngưỡng cản trung hạn SMA200, đang hướng tới vùng hỗ trợ 600 điểm. Đây đồng thời là ngưỡng Fibo50% và là kênh dưới của channel giảm điểm ngắn hạn. Chỉ báo kỹ thuật Stochastic vẫn đang giao dịch trong trạng thái quá bán.
Đồ thị chỉ số HNX-Index đang giao dịch quanh vùng hỗ trợ 87 điểm trong ngắn hạn. Ngay dưới mốc này là mốc hỗ trợ khá cứng 86 điểm tạo ra bởi đường SMA200. Chỉ báo kỹ thuật Stochastic cho xu hướng điều chỉnh khá mạnh. Hiện tại chỉ số này đã giảm quá vùng quá bán và đang hướng tới vùng cân bằng.
CTCK BIDV – BSC
Cây nến đỏ thứ 3 được hình thành trong phiên hôm nay kèm theo khổi lượng giao dịch tăng nhẹ bằng 1,29 lần so với phiên giao dịch trước đó. Chân nến thoát hẳn khỏi biên dưới của dải Bollinger 15 phiên.
Quan sát diễn biến trong phiên 28/11, VN-Index mở cửa thấp hơn mức tham chiếu, sau đó đã nhanh cho lao xuống khỏi đường này và tạo đáy tại 565 điểm. Từ đây, thị trường hồi phục và duy trì một đà tăng đến nửa cuối phiên sáng, vượt qua ngưỡng 570. Một sự điều chình về phiên chiều khiến VN-Index mất 6.31 điểm, chốt tại 566.58.
Các chỉ báo kỹ thuật thể hiện một xu hướng giảm vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu giảm cường độ, VN-Index tiếp tục chịu lực cản của biên dưới của dải Bollinger 15 phiên, nằm trong ngưỡng hỗ trợ - kháng cự rộng 560-575. Trong phiên tới đây, thị trường có thể vẫn phải kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ thấp hơn nếu áp lực bán vẫn còn duy trì.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK FPT – FPTS
Hiện tại, đồ thị giá VN-Index vẫn đang theo chiều hướng đi xuống và bám sát với biên dưới của bollinger band cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự quá đà của các phiên giảm về cuối tuần đang khiến cho đồ thị VN-Index vượt ra ngoài biên dưới của dải bollinger.
Ngoài ra, đường giá cũng đang tiếp cận với vùng hỗ trợ mạnh là biên dưới của kênh xu thế giảm 3 tháng tương ứng mốc 560 điểm. Theo đó, với kịch bản thận trọng là VN-Index vẫn duy trì kênh xu hướng 3 tháng kể trên thì xác suất cao sẽ có sự hồi phục của chỉ số trong tuần tiếp theo nằm test lại đường Regression line ngắn hạn ở mốc 580. Ở chiều ngược lại, nếu xu thế giá không có sự hồi phục trở lại thì nhà đầu tư cần thận trọng với rủi ro thay đổi của xu hướng thị trường trong trung hạn.
Trên sàn HNX, cùng chung diễn biến với sàn HOSE, HNX-Index chốt phiên cuối tuần cũng ghi nhận mức giảm 1,72 điểm so với cuối tuần trước và xuống mốc 87,42. Tuy nhiên, diễn biến của HNX-Index vẫn đang được đánh giá là mang tính dẫn dắt và ít tiêu cực hơn so với VN-Index khi mức độ điều chỉnh không lớn và đường giá vẫn liên tục test thành công trendline tăng trung hạn.
Với nến dạng hammer của phiên 27/11, có thể đánh giá xu hướng giảm của HNX-Index đã tạm dừng với mốc hỗ trợ cứng tại 86 điểm tạo bởi bollinger và đường xu thế.
Theo đó, nếu giá có sự hồi phục trong tuần tiếp theo thì khả năng đường giá sẽ lại hướng lên kiểm tra ngưỡng kháng cự mạnh 91,4 điểm. Mặt khác, nếu mốc 86 điểm bị phá vỡ thì cần thận trọng với rủi ro của một nhịp giảm mạnh hơn gây áp lực đến xu hướng trung hạn.
CTCK Bản Việt – VCSC
Hai chỉ số có thể kiểm định lại các mức hỗ trợ 560 của chỉ số VN-Index và 85.5 – 86.0 của chỉ số HNX-Index trong các phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, nhận thấy các cổ phiếu đầu (như GAS, PVD, PVS,…) đã giảm 30% so với vùng đỉnh và tiến về gần các vùng hỗ trợ mạnh cho nên lực cầu bắt đáy có thể gia tăng dần trong tuần giao dịch tới và có thể tác động tích cực đến diễn biến của hai chỉ số cho nên chúng tôi vẫn đánh giá thị trường giảm mạnh trong các phiên đầu tuần tới có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư có tỷ lệ tiền mặt cao để giải ngân từng phần ở các vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên, hệ thống chỉ báo xu hướng vẫn duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và chỉ báo trạng thái xu hướng vẫn duy trì đà tăng cho nên đà giảm chưa thể chững lại và các nhà đầu tư còn tỷ lệ cổ phiếu cao thì có thể thực hiện chiến lược mua trong các nhịp giảm mạnh và bán trong các nhịp hồi phục để giảm tỷ lệ cổ phiếu hoặc tỷ lệ đòn bẩy về mức an toàn.
Theo đồ thị tuần, hai chỉ số đã có tuần giảm điểm thứ 2, đặc biệt chỉ số HNX-Index đang giao dịch tại mức trung bình trong 20 tuần cho nên chúng tôi đánh giá thị trường có thể biến động nhẹ trong tuần giao dịch tới. Đồng thời, vẫn duy trì mức trung tính xu hướng trung hạn của hai chỉ số. Do đó, các nhà đầu tư trung hạn nên tiếp tục nắm giữ và chưa mở thêm vị thế mua để gia tăng thêm tỷ trọng.
CTCK MB – MBS
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang tạo kênh giảm giá ngắn hạn và dự kiến sắp chạm vào các vùng hỗ trợ mạnh 560 điểm là giao điểm của: (1) Đường hỗ trợ dài hạn MA300; (2) Fibonacci Retracement 61.8%; (3) Đường Trend line dại hạn.
Do đó, chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường sẽ sớm về vùng cân bằng dao động quanh điểm hội tụ này. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào tại vùng hỗ trợ kỹ thuật này với chiến lược giải ngân dần (10%-30%) tập trung vào các nhóm cổ phiếu cơ bản tốt như KBC, CVT, PPC, REE, PET, L10, TDC…