Giới đầu tư nhanh tay mua cổ phiếu nhờ kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng tới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên thứ Ba (13/8), được thúc đẩy bởi chỉ số lạm phát tăng chậm hơn dự báo đã giúp nâng cao kỳ vọng Fed sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng tới.
Ảnh AFP Ảnh AFP

Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá sản xuất (PPI) chỉ tăng 0,1% trong tháng 7 so với tháng trước, thấp hơn mức dự báo 0,2% của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Trên cơ sở hàng năm, chỉ số PPI tăng 2,2%.

Chỉ số PPI lõi không thay đổi so với tháng trước, lần đầu tiên trong 4 tháng. Nếu so với cùng kỳ, PPI lõi tăng 2,4%. Điều này càng củng cố kỳ vọng Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Tư và kết quả kinh doanh của một số nhà bán lẻ lớn để có thêm cái nhìn về phía cầu của người tiêu dùng.

Dữ liệu giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 dự kiến sẽ cho thấy mức tăng 0,2% so với tháng 6, nhưng không thay đổi ở mức 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phiên này, hai nhóm ngành tăng tốt nhất trên thị trường là công nghệ thông tin tăng 3% và tiêu dùng tăng 2,42%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu năng lượng mất hơn 1% do giá dầu thô giảm, ảnh hưởng bởi việc OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu từ nay tới cuối năm.

Đáng chú ý là chỉ số theo dõi các công ty vốn hoá nhỏ Russell 2000 cũng đã hồi phục với mức tăng 1,6%.

Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Dow Jones tăng 408,63 điểm (+1,04%), lên 39.765,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 90,04 điểm (+1,68%), lên 5.434,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 407,00 điểm (+2,43%), lên 17.187,61 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng lên mức cao nhất trong gần hai tuần, khi hy vọng ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất từ Fed vào tháng 9.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,52% lên 501,66 điểm.

Có thêm những tín hiệu về việc kiềm chế lạm phát tại Mỹ, khi dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất tháng 7 của Mỹ tăng thấp hơn dự báo và nâng cao kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9.

"Hầu hết các nền kinh tế lớn dường như đang chậm lại, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và khu vực đồng euro. Nhưng rủi ro suy thoái hiện nay vẫn khá thấp", Alejandra Grindal, nhà kinh tế trưởng tại Ned Davis Research viết.

Thị trường hiện kỳ vọng có tổng cộng khoảng 1% lãi suất được cắt giảm từ Mỹ cho đến cuối năm nay, theo Công cụ FedWatch của LSEG.

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi thêm hai lần nữa trong năm nay.

Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 24,98 điểm (+0,30%), lên 8.235,23 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 85,58 điểm (+0,48%), lên 17.812,05 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris tăng 25,20 điểm (+0,35%), lên 7.275,87 điểm.

Kết thúc phiên 13/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,96 USD (+1,28%), lên 76,19 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,83 USD (+1,06%), lên 79,16 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm, sau khi OPEC dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ chỉ tăng 2,11 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày dự kiến hồi tháng trước.

Kết thúc phiên 13/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,71 USD (-2,14%), xuống 78,35 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,61 USD (-1,96%), xuống 80,69 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục