Sau 4 phiên tăng liên tiếp, áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường đổi hướng đi. Chỉ số VN-Index chủ yếu giằng co nhẹ quanh vùng giá 860 điểm nhưng gánh nặng của các cổ phiếu bluechip gia tăng cuối phiên đã đẩy chỉ số này về sát mốc 855 điểm trong bối cảnh thị trường chung diễn biến khá phân hóa.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường không có thêm tín hiệu tích cực. Áp lực bán tiếp tục dâng cao ở nhóm cổ phiếu bluechip và đã lan rộng ra thị trường khiến VN-Index tiếp tục nới rộng biên độ và rơi xuống vùng giá thấp nhất ngày khi để mất gần 10 điểm.
Đóng cửa, với 124 mã tăng và 236 mã giảm, VN-Index giảm 9,99 điểm (-1,16%) xuống 852,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 303,98 triệu đơn vị, giá trị 5.283,95 tỷ đồng, giảm 7,86% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên 21/5. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,97 triệu đơn vị, giá trị 768,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu HPG đã trở thành điểm sáng trong nhóm VN30 khi đi ngược xu hướng chung và tăng khá tốt hơn 2,83%, kết phiên hôm nay tại mức giá 27.250 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh cao sàn HOSE, đạt 16,25 triệu đơn vị.
Không chỉ HPG, nhiều cổ phiếu khác thuộc ngành thép cũng có được niềm vui ngày cuối tuần như HSG +4,6% lên vùng cao nhất 9.700 đồng/CP và khớp lệnh 10,41 triệu đơn vị, NKG +4,2% lên 7.400 đồng/CP, DNY +5,3% lên 2.000 đồng/CP.
Còn lại 29 mã trong nhóm VN30 đều để mất điểm, trong đó đáng chú ý các mã lớn tiếp tục nới rộng biên độ giảm như VHM -1,9% xuống 76.500 đồng/CP, VIC -1,6% xuống mức thấp nhất ngày 96.400 đồng/CP, GAS -1,5% xuống 73.900 đồng/CP, BVH -1,9% xuống 49.150 đồng/CP, MSN -2,8% xuống 62.000 đồng/CP, SAB -1,1% xuống 174.000 đồng/CP,
Hay ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ VCB vẫn giữ mức giảm nhẹ, còn lại đều lùi sâu hơn, điển hình như TCB -4,3% xuống mức thấp nhất ngày 21.050 đồng/CP, STB -2,9% xuống 10.200 đồng/CP, HDB -4,6% xuống 23.900 đồng/CP, EIB -2,9% xuống 16.900 đồng/CP; MBB, VPB, BID cũng có mức giảm 1-2%.
Cổ phiếu bùng nổ giao dịch trong phiên hôm qua là ROS đã hạ nhiệt với chỉ hơn 4 triệu đơn vị được khớp lệnh trong phiên hôm nay và kết phiên -3,6% xuống mức 3.490 đồng/CP. Ngoài ra, các cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng không có nhiều điểm nhấn.
Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB vẫn là tâm điểm của thị trường, tuy nhiên trái với những ngày u ám trước đây, lực cầu tăng mạnh đã tiếp sức cho cuộc bứt phá của cổ phiếu này. Kết phiên, SHB +10% lên mức giá trần 13.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh dẫn đầu sàn HNX, đạt 13,84 triệu đơn vị.
Trong khi đó, những người anh em là ACB và NVB vẫn lình xình ở mốc tham chiếu với khối lượng khớp lệnh tương ứng 4,84 triệu đơn vị và 1,94 triệu đơn vị.
Trái lại, họ P tiếp tục cài số lùi, như PVS -3,9% xuống mức thấp nhất ngày 12.400 đồng/CP, tương tự PVB -1,6% xuống 13.800 đồng/CP, PVI -2,8% xuống 30.500 đồng/CP.
Đóng cửa, với 62 mã tăng và 95 mã giảm, HNX-Index tăng 1,3 điểm (+1,23%), lên 107,04 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 66,98 triệu đơn vị, giá trị 702,37 tỷ đồng, giảm 6,67% về khối lượng và 7,09% về giá trị so với phiên 21/5. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,34 triệu đơn vị, giá trị 60,97 tỷ đồng.
Trên UPCoM, thị trường vẫn lình xình dưới mốc tham chiếu trong suốt cả phiên giao dịch chiều.
Đóng cửa, với 113 mã tăng và 111 mã giảm, UpCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,13%) xuống 54,24 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 22,71 triệu đơn vị, giá trị 219,38 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể, chỉ đóng góp thêm 2,2 tỷ đồng.
Lực cản chính đến từ một số mã lớn như ACV -2,5% xuống 59.700 đồng/CP, VEA -4,2% xuống 41.0000 đồng/CP, VGI -1,3% xuống 29.800 đồng/CP, BSR -1,5% xuống 6.400 đồng/CP, MSR -0,7% xuống 14.700 đồng/CP…
Trong đó, BSR dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với 5,81 triệu đơn vị được giao dịch thành công; tiếp theo đó là LPB với 3,83 triệu đơn vị; các mã VIB, KSH, C4G, OIL cũng có khối lượng giao dịch hơn 1 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều mất điểm, trong đó, hợp đồng VN30F2006 đáo hạn ngày 18/6 giảm 2,18% xuống mức 768,9 điểm, khối lượng giao dịch đạt gần 183.400 đơn vị, khối lượng mở 11.535 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 17 mã tăng và 6 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, CROS2002 giao dịch sôi động nhất với 141.552 đơn vị được khớp lệnh và kết phiên +50% lên 30 đồng; tiếp theo là CROS2002 có thanh khoản đạt 106.690 đơn vị và kết phiên -5,8% xuống 650 đồng.