Giám sát chặt chẽ, liên tục việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông

Đây là yêu cầu vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Cho đến thời điểm này, Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1987+560÷Km2014, tỉnh Tiền Giang do BIDV tài trợ vốn vẫn chưa thu phí trở lại sau gần 2 năm gián đoạn. Cho đến thời điểm này, Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình QL1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1987+560÷Km2014, tỉnh Tiền Giang do BIDV tài trợ vốn vẫn chưa thu phí trở lại sau gần 2 năm gián đoạn.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp, tiếp thu ý kiến các Bộ, cơ quan (GTVT, tài chính, Kế hoạch và đầu tư) liên quan đến việc xử lý vướng mắc trong việc tài trợ vốn tín dụng cho các dự án BOT, BT giao thông để theo thẩm quyền xử lý, điều hành chính sách tín dụng đối với lĩnh vực giao thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước được giao tiếp tục rà soát, đánh giá rủi ro và tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ, liên tục việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, nhất là đối với các ngân hàng thương mại có dư nợ tín dụng lớn, tập trung và nhóm khách hàng và người có liên quan có số dư tín dụng lớn để kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật, không để nợ xấu đối với tín dụng các dự án BOT, BT giao thông gia tăng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xử lý nợ xấu.

Phó Thủ tướng giao các Bộ GTVT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương, cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét các đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT giao thông ngay từ khi xây dựng phương án để nâng cao hiệu quả, khả năng tiếp cận, huy động vốn cho các dự án BOT, BT giao thông.

Các bộ, ngành, địa phương trong vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực giao thông, các dự án BOT, BT giao thông để chủ động có các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để có kịp thời giải pháp xử lý phù hợp.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, nhu cầu vốn vay lớn; việc cho vay các dự án BOT, BT giao thông gây áp lực lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn, do nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Hiện tổng dư nợ và cam kết tín dụng cho các dự án BOT, BT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Nếu các ngân hàng không tăng được vốn điều lệ thì rất khó khơi thông nguồn vốn vào 8 dự án PPP cao tốc Bắc – Nam. Tính đến tháng 3/2019, tổng dư nợ cho BOT, BT giao thông của 24 tổ chức tín dụng đã lên tới 103.573/175.296 cam kết cấp tín dụng, trong đó Vietinbank có dư nợ lớn nhất lên tới hơn 34.000 tỷ đồng.

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục