Phát biểu tại một sự kiện ở Cairo do đài truyền hình nhà nước Ai Cập phát sóng, ông Fatih Birol cũng cho biết, việc chính trị hóa thị trường khí đốt ở châu Âu chẳng giúp ích được gì.
Hôm thứ Hai (14/2), giá dầu đã tăng trên 96 USD/thùng lên mức cao nhất trong hơn 7 năm do lo ngại việc Nga xâm lược Ukraine có thể gây ra các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu làm gián đoạn xuất khẩu dầu và khí đốt sang các thị trường vốn đang thắt chặt vì nguồn cung thiếu hụt.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đồng minh (OPEC+) vào cuộc họp đầu tháng đã đồng ý duy trì mức tăng sản lượng vừa phải vì tổ chức này tháo gỡ các hạn chế sản xuất được đưa ra vào đỉnh điểm của đại dịch khi nhu cầu sụt giảm.
Do một số thành viên OPEC+ đã phải vật lộn để tăng sản lượng sau nhiều năm đầu tư ít vào cơ sở hạ tầng, nhóm đã không đạt được mức tăng sản lượng hàng tháng như đã cam kết là 400.000 thùng/ngày.
IEA trong báo cáo hàng tháng mới nhất cho biết, khoảng cách giữa mục tiêu và sản lượng thực tế đã mở rộng lên 900.000 thùng/ngày.
Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là hai nhà sản xuất OPEC có năng lực sản xuất dự phòng nhiều nhất có thể giúp xoa dịu thị trường dầu biến động nếu họ bơm thêm dầu thô.
Trước đó, trong báo cáo thị trường hàng tháng mới nhất được công bố vào ngày 11/2, IEA cho biết, việc các thành viên của OPEC+ không đạt được cam kết tăng nguồn cung đã giúp đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2014.
Bất chấp những cảnh báo của IEA, các dự báo của OPEC+ vẫn chỉ ra rằng thị trường dầu mỏ thế giới sẽ thặng dư trở lại trong phần còn lại của năm nay khi nguồn cung bên ngoài OPEC+ tăng lên. OPEC+ đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu của Mỹ trong năm 2022 thêm 240.000 thùng/ngày lên 1,2 triệu thùng/ngày.