Các đại biểu OPEC+ dự kiến ​​sẽ phê chuẩn kế hoạch tăng sản lượng khiêm tốn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các liên minh (OPEC+) dự kiến sẽ bám sát kế hoạch và phê chuẩn một mức tăng sản lượng khiêm tốn khác vào tuần tới khi nhóm đang cố gắng đáp ứng nhu cầu dầu đang phục hồi.
Các đại biểu OPEC+ dự kiến ​​sẽ phê chuẩn kế hoạch tăng sản lượng khiêm tốn

Các quan chức OPEC+ cho biết, liên minh 23 quốc gia do Ả Rập Xê Út và Nga dẫn đầu có thể sẽ tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 3. Trước đó, OPEC+ đã mắc kẹt với lịch trình tăng dần nguồn cung hàng tháng kể từ khi thực hiện thỏa thuận vào tháng 7.

Tuy nhiên, liệu OPEC+ có thực sự có thể bổ sung khối lượng này vào thị trường hay không vẫn chưa rõ ràng. Việc phục hồi sản xuất bị đình trệ trong thời gian đại dịch bắt đầu rơi vào tình trạng hạn chế về năng lực, nhiều thành viên không đạt được mục tiêu vì các lý do từ thiếu đầu tư đến tình trạng bất ổn ở một số quốc gia.

Khi tiêu thụ nhiên liệu thế giới quay trở lại mức trước khủng hoảng, các kế hoạch chậm tăng sản lượng của OPEC+ đã góp phần khiến giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 7 năm, gần 90 USD/thùng. Điều này ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với các quốc gia tiêu thụ dầu khi hóa đơn nhiên liệu leo ​​thang tạo thành áp lực lạm phát và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt làm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.

Helge Andre Martinsen, nhà phân tích dầu cao cấp tại DNB ASA cho biết: “OPEC+ đã nhất quán và đi đúng với chiến lược sản lượng là tăng hạn ngạch sản xuất thêm 400.000 thùng/ngày. Vấn đề đau đầu đối với thị trường dầu mỏ và nhóm OPEC+ là một số thành viên đang đấu tranh để tăng sản lượng so với mức hiện tại”.

Tháng trước, các quốc gia OPEC+ chỉ đáp ứng được 2/3 mức tăng theo quy định, với Nigeria, Angola và Nga, tất cả đều không đáp ứng mức tăng sản lượng theo kế hoạch.

Theo RBC Capital Markets LLC, trong khi các thành viên vùng Vịnh của liên minh như Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có khả năng tăng cường sản lượng hơn mức hạn ngạch hàng tháng của họ để bù đắp sản lượng thiếu hụt của những quốc gia thành viên khác, nhưng họ đã đưa ra rất ít dấu hiệu về sự sẵn sàng làm như vậy.

Trong khi đó, OPEC+ sẽ trực tuyến vào ngày 2/2 để đưa ra quyết định về kế hoạch tăng sản lượng trong tháng tới.

Thị trường dầu mỏ đang đối mặt với loạt nguy cơ từ khả năng Nga xâm lược Ukraine và sự gián đoạn tiếp theo đối với nguồn cung cấp khí đốt, tình trạng mất điện liên tục ở Libya và nguy cơ đàm phán hạt nhân giữa Iran và các chính phủ khác đổ vỡ.

“Thị trường dầu ngày càng dễ bị tổn thương bởi rủi ro địa chính trị”, nhà phân tích Martinsen cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục