Giá thịt lợn cao ngất ngưởng, doanh nghiệp chăn nuôi tận dụng tăng biên lợi nhuận

(ĐTCK) Có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang tận dụng nguồn cung thịt lợn thiếu hụt để bán giá cao và có được biên lợi nhuận rất cao. 

Sau khi chứng kiến dịch tả heo châu Phi giai đoạn đầu năm 2019 làm cho số lượng đàn heo giảm mạnh, cuối năm 2019 và đầu năm 2020 chứng kiến đợt tăng giá phi mã giá thịt heo do nguồn cung bị hạn chế, trong khi lượng cầu vẫn duy trì ổn định.

Mặc dù giá thịt heo tăng cao, nhưng người dân với quy mô nhỏ vẫn chưa thực hiện tái đàn do lo sợ dịch có thể quay trở lại bất cứ khi nào, cũng như do thua lỗ năm 2019 vì phải tiêu hủy đàn heo, nên người chăn nuôi càng thận trọng trong việc tái đàn.

Theo chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo, một lứa heo thường mất từ 6-7 tháng để có thể xuất chuồng, đây là thời điểm heo có tỷ lệ nạc cao nhất.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, thị phần heo ở Việt Nam khoảng 60% thuộc về hộ nông dân, 40% thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp như CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Mavin, Dabaco, CJ… Trong đó, nguồn cung của hộ dân giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi, còn các tập đoàn, doanh nghiệp do áp dụng công nghệ, cũng như quy trình nuôi kép kín hơn, nên bị ảnh hưởng không nhiều.

Để tăng lại nguồn cung từ hộ nông dân cần thời gian, cũng như chính sách hỗ trợ tái đàn từ Chính phủ, như hỗ trợ tín dụng (người dân bị lỗ năm do heo bị tiêu huy năm 2019, năng lực tài chính tái đàn giảm), hỗ trợ kỹ thuật nuôi, hỗ trợ phương pháp và các biện pháp phòng dịch quay trở lại.

Việc tái đàn nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ và tình hình dịch bệnh. Nếu dịch không bùng phát trở lại, với chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thì nguồn cung có thể sớm bổ sung do thời gian tái đàn chỉ dao động 6 - 7 tháng.

Đối với nguồn cung từ doanh nghiệp, do chủ động con giống, thức ăn, cũng như quy trình chăn nuôi kép kín, nên vẫn giữa được đà tăng. Quy mô chưa có dấu hiệu ảnh hưởng và đang cho thấy dấu hiệu hưởng lợi lớn từ xu hướng giá thịt heo tăng.

Tính trong 2 quý gần nhất kể từ khi dịch tả heo châu Phí có dấu hiệu suy giảm, cũng như nguồn cung giảm đẩy giá tăng mạnh, nhóm doanh nghiệp chăn nuôi này đã có kết quả kinh doanh tăng trưởng rất mạnh.

Xét 6 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có hoạt động kinh doanh liên quan tới kinh doanh heo, nếu như quý IV/2019, doanh thu trung bình tăng 7%, thì lợi nhuận tăng 77%. Bước sang quý I/2020, doanh thu trung bình nhóm này tăng 26% và lợi nhuận tăng 407%.

Điều này cho thấy, mặc dù doanh thu tăng không quá lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh, cũng như biên lợi nhuận đang cải thiện rất tốt do giá bán tăng, trong khi chi phí chăm sóc và nuôi heo lại tăng rất chậm.

Kết quả kinh doanh 2 quý gần nhất nhóm cổ phiếu chăn nuôi lợn

Mã CK

Tiêu chí

Quý IV

Quý I

Năm 2019

Năm 2018

Tăng trưởng

Năm 2020

Năm 2019

Tăng trưởng

DBC

Doanh thu

2.084.852

1.826.629

14,1%

2.386.758

1.691.070

41,1%

Lợi nhuận

258.159

113.628

127,2%

348.717

20.056

1638,7%

VLC

Doanh thu

609.478

586.880

3,9%

633.380

561.423

12,8%

Lợi nhuận

47.759

28.594

67,0%

49.890

38.513

29,5%

VSN

Doanh thu

1.451.683

1.237.074

17,3%

1.453.258

1.205.712

20,5%

Lợi nhuận

30.114

32.894

-8,5%

46.484

38.947

19,4%

MLS

Doanh thu

93.211

63.569

46,6%

Lợi nhuận

22.185

(7.185)

408,8%

Nguồn: BCTC, đơn vị: Triệu đồng

Điển hình trong nhóm này phải kể tới CTCP Tập đoàn Dabaco (Mã chứng khoán: DBC – sàn HOSE). Doanh nghiệp này đang sở hữu 8 trung tâm chăn nuôi heo ở miền Bắc với tổng công suất thiết kế khoảng 750.000 heo giống mỗi năm. Trong đó, các sản phẩm chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu trong nhiều năm.
Được biết, lợi nhuận quý IV/2019 của DBC chỉ tăng trưởng 127,2%, nhưng tới quý I/2020 tăng tới 1.638,7%. Trong khi đó, mức tăng doanh thu khá khiêm tốn. Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp hưởng lợi từ xu hướng giá bán tăng cao, trong khi giá thành sản phẩm tăng chậm hơn rất nhiều.

Còn Tổng công ty Chăn nuôi – Vilico (Mã chứng khoán: VLC - UPCOM), mặc dù có hoạt động chăn nuôi heo, nhưng cơ cấu doanh thu khá khiêm tốt giao động 2%, chủ yếu doanh nghiệp là mảng sữa với thương hiệu Mộc Châu Milk.

Đối với CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Mã chứng khoán: VSN - UPCOM), trong báo cáo thường niên năm 2019 công bố trước đó, Vissan cho biết, hiện Công ty có hơn 130.000 hệ thống phân phối với hơn 300 mặt hàng. Công ty hiện sở hữu hệ giống giết mổ gia súc quy mô và hiện đại nhất Việt Nam với 5 dây chuyền tại 3 nhà máy với công suất giết mổ 109.500 con bò, 876.000 con heo và chế biến 28.000 tấn thực phẩm mỗi năm.

Được biết, VSN liên tục tham gia các đợt bán giá bình ổn thấp hơn thị trường từ 5 - 10% để hỗ trợ người tiêu dùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của VSN thấp hơn so với trung bình ngành, cũng như nhiều doanh nghiệp trên sàn.

Như vậy có thể thấy, hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang tận dụng nguồn cung thiếu hụt để bán giá cao và có được biên lợi nhuận rất cao. Đơn cử như DBC, biên lợi nhuận gộp quý I/2020 lên tới 26%, trong khi đó năm 2018 chỉ là 16%.

Giá thịt heo tăng cao như hiện này khó duy trì, vì khi giá cao quá mức, tạo ra mức sinh lời cao hơn nhiều ngành nghề khác sẽ thôi thúc nhiều doanh nghiệp trong ngành tăng quy mô, cũng như các hộ dân sớm tái đàn. Điều này sẽ dẫn tới giá thịt heo có thể điều chỉnh giảm khi nguồn cung ngày một tăng.

Những quỹ đầu tư lớn đang nhìn thấy kịch bản giá thịt heo tăng là ngắn hạn, nên đang tranh thủ cổ phiếu tăng cao để chốt lời cổ phiếu DBC như nhóm cổ đông của VinaCapital liên tục bán ra, CTCP Chứng khoán SSI, ông Nguyễn Văn Chuyện, em của Chủ tịch HĐQT DBC cũng bán ra…

Hạc Hiên

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục