Giá khí đốt tại các nước châu Âu tiếp tục lập kỷ lục mới

0:00 / 0:00
0:00
Giá khí đốt châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan đã tăng lên 162,775 euro (hơn 183 USD)/MWh) trong các giao dịch vào cuối phiên sáng cùng ngày, tăng hơn 10% so với một ngày trước đó.
Bếp gas được sử dụng trong một gia đình ở Liverpool, Tây Bắc Anh ngày 20/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bếp gas được sử dụng trong một gia đình ở Liverpool, Tây Bắc Anh ngày 20/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 21/12, giá khí đốt ở châu Âu và Anh đã tăng vọt lên mức cao nhất kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh trong mùa Đông.

Giá khí đốt châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan đã tăng lên 162,775 euro (hơn 183 USD)/MWh) trong các giao dịch vào cuối phiên sáng cùng ngày, tăng hơn 10% so với 1 ngày trước đó.

Trong khi đó, giá khí đốt tại Anh nhảy vọt lên 408,30 xu Anh/therm (đơn vị nhiệt đo lượng khí đốt cung cấp).

Giá khí đốt tại cả hai thị trường trên đều xô đổ các kỷ lục được thiết lập trước đó từ tháng 10, làm dấy lên quan ngại về nhu cầu tăng cao trong những tháng mùa Đông ở Bắc bán cầu.

Hiện tại, giá khí đốt tăng gấp khoảng 7 lần so với hồi đầu năm.

Giá khí đốt cùng dầu thô tăng cũng làm gia tăng lo ngại về lạm phát tăng vọt trên toàn thế giới.

Trong thông báo với khách hàng, các nhà phân tích của ngân hàng Deutsche Bank cho biết giá các mặt hàng trên đi lên khi nhiệt độ tiếp tục giảm trong bối cảnh mùa Đông lạnh giá.

Ngoài ra, họ cũng nhận được thông tin tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã không đặt hàng thêm trong tháng 1 để vận chuyển khí đốt cho châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine.

Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu đã cạn kiệt sau một mùa Đông kéo dài vào năm ngoái, trong khi lượng gió giảm mạnh ảnh hưởng tới việc khai thác năng lượng gió.

Một số nhà phân tích đổ lỗi cho việc giá khí đốt tăng đột biến do tranh cãi đang diễn ra xung quanh dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Trong những năm qua, dự án Dòng chảy phương Bắc 2, trị giá khoảng 11 tỷ USD, đã đối mặt với nhiều cản trở từ một số nước châu Âu và Mỹ.

Mỹ và Ukraine đều phản đối dự án này. Washington lo ngại dự án khiến châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga và gây tổn hại về kinh tế đối với những quốc gia trung chuyển truyền thống, trước hết là Ukraine.

Các đời chính quyền Mỹ gần đây đều đã áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các bên tham gia Dòng chảy phương Bắc 2 nhưng vẫn không ngăn cản được dự án hợp tác năng lượng giữa Nga và Đức này./.


Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục