Đụng nhầm phải con rắn cực độc, chim bói cá bản địa Úc suýt nhận cái kết "đắng"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) 2 con vật mang tính biểu tượng của nước Úc đã có trận chiến sinh tồn nảy lửa và chiến thắng chỉ dành cho kẻ mạnh hơn.
Đụng nhầm phải con rắn cực độc, chim bói cá bản địa Úc suýt nhận cái kết "đắng"

Trong một lần ghé thăm Công viên quốc gia Yanchep, nằm ở ngoại ô thành phố Perth, miền tây nước Úc, anh Dave Black đã chụp lại được cảnh tượng một con chim bói cá kookaburra với một con rắn hổ (Tiger snake).

Kookaburra là chim bói cá bản địa của Úc và cũng là loài lớn nhất trong họ bói cá. Chim Kookaburra có cổ ngắn, mỏ dài, thân chắc khỏe, đặc biệt có tiếng kêu như tiếng cười khàn của con người thường được nghe thấy vào mỗi buổi sáng sớm hoặc hoàng hôn.

Chúng thường sống thành nhóm nhỏ gồm các thành viên trong một gia đình với nhau. Đây là loài chim dạn dĩ với con người nên có thể bắt gặp được khá dễ dàng tại nước Úc.

Được biết đến là loài chim thường xuyên ăn thịt các loài bò sát trong đó có cả rắn nhỏ, tuy nhiên con rắn độc và dài như trong clip là điều hiếm khi xảy ra.

Clip chim Kookaburra săn một con rắn tại Úc. Nguồn: News.com.au

Có thể thấy trong các tấm hình, con chim Kookaburra gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát con rắn do thân hình quá dài. Con chim đã phải ngoạm chặt rắn bằng chiếc mỏ của mình sau đó quăng quật con rắn liên tục để hạ gục con mồi. Phải mất một khoảng thời gian sau đó, con chim mới có thể khuất phục và giết chết được con rắn.

Chim Kookaburra đã giành được chiến thắng tuy nhiên cái giá phải trả rất đắt.

Chim Kookaburra đã giành được chiến thắng tuy nhiên cái giá phải trả rất đắt.

Anh Black chia sẻ thông tin hậu trường: "Con chim Kookaburra cuối cùng đã chiến thắng và giành được bữa ăn. Tuy nhiên, chiến thắng phải trả cái giá rất đắt, bởi ngay sau đó, con chim có vẻ đã bị con rắn cắn trúng nên khi cất cánh bay đi nó tỏ ra vô cùng mệt mỏi và lảo đảo".

Các nhà khoa học ở Úc cho biết, rắn hổ (tiger snake), một loài rắn kịch độc sở hữu chất độc thần kinh cực mạnh, có thể khiến nạn nhân nhanh chóng trải qua cảm giác đau đớn, khó thở, tê liệt và cuối cùng là tử vong. Nọc độc của rắn hổ chỉ xếp sau rắn nâu miền đông và rắn nâu miền tây của Úc.

Anh Quý
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục