Dự trữ ngoại hối đạt xấp xỉ 80 tỷ USD tính đến cuối năm 2019

(ĐTCK) Đó là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 vào sáng nay, ngày 2/1/2020 với sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị

Trước khi đề cập đến những kết quả đạt được của hệ thống ngân hàng, những đóng góp của hệ thống đối với nền kinh tế, Thống đốc khẳng định, đó là nhờ sự chỉ đạo điều hành rất hiệu quả của Chính phủ trong năm qua

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng chia sẻ, kết quả kinh doanh thuận lợi của hệ thống ngân hàng năm qua nhờ vào nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố then chốt, cụ thể: 

Thứ nhất, trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ rất kiên định, nhất quán nhưng rất chủ động và linh hoạt trong điều hành ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là nền tảng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cao thời gian qua cũng như đảm bảo tăng trưởng cao bền vững những năm tới đây. 

“Đây là yếu tố then chốt tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong đó có các tổ chức tín dụng”, Thống đốc nói, “Lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vào năng lực thực thi việc hoạch định chính sách của Chính phủ càng ngày càng tăng. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm vừa qua đã nâng hạng tín nhiệm, thậm chí có tổ chức sau 9 năm đã quay lại xếp hạng Việt Nam”.

Thứ hai, Chính phủ đã xác định rất rõ những nhiệm vụ trọng tâm, chủ động xây dựng các kế hoạch như Nghị quyết 01, 02/2019, trong năm, Chính phủ chủ động yêu cầu các bộ, ngành xây dựng các kịch bản tăng trưởng, phương án điều hành phù hợp trong năm 2019. 

Thứ ba, Chính phủ đã tập trung thực hiện rất đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; nỗ lực cải cách hành chính thực chất, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư; quan tâm đẩy mạnh ứng dụng thông tin của cơ quan nhà nước trong hoạt động của nền kinh tế… để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh thúc đẩy các thành phần kinh tế hoạt động.

“Đây là 3 điểm nhấn quan trọng trong điều hành chính sách của Chính phủ”, Thống đốc nói.

Đối với ngành ngân hàng, bám sát Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc cho biết, hệ thống ngân hàng đã triển khai các nhiệm vụ và đạt được các kết quả rất quan trọng.

Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kiểm soát lạm phát thấp. Trong năm 2019, lượng ngoại tệ mua vào đã cung ứng nền kinh tế xấp xỉ 500 nghìn tỷ đồng (mua ngoại tệ vào phải bơm tiền đồng ra thị trường - PV), nhưng nếu tính từ đầu nhiệm kỳ đã đưa hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế nhưng điều tiết chủ động các công cụ chính sách tiền tệ nên kiểm soát lạm phát cơ bản mức rất thấp, giữ được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định nền kinh tế, tạo dư địa cho các Bộ, ngành và Chính phủ điều hành chỉ đạo nền kinh tế.

“Đây là điểm thành công lớn nhất, xuyên suốt, yếu tố then chốt trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN”, Thống đốc nói.

Bên cạnh đó là câu chuyện lãi suất. Thống đốc cho biết, nhu cầu của nền kinh tế thường xuyên lớn nên áp lực trong nước và quốc tế lên lãi suất thường xuyên cao nhưng NHNN kịp thời điều hành các công cụ thị trường để kiểm soát lãi suất, khi cục diện cho phép, hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã giảm được lãi suất và đặc biệt lãi suất cho vay trong những lĩnh vực yêu tiên giảm còn 6%/năm, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân.

“Điều hành lãi suất đã cân đối, hài hoà được những yếu tố cho nền kinh tế, người vay vốn, người gửi tiền”, Thống đốc chia sẻ.

Trong vấn đề về tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc cho biết, hệ thống đã điều hành linh hoạt và chủ động, ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến của thị trường, mục tiêu điều hành vĩ mô của điều hành của Chính phủ và NHNN và quan trọng đã tăng dự trữ ngoại hối, vượt 79 tỷ USD, xấp xỉ 80 tỷ USD. Đây là tấm đệm lớn cho an ninh quốc gia, yếu tố then chốt, phòng ngừa những tác động bên ngoài, củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào năng lực thực tế của Chính phủ và NHNN. “Neo giữ được tâm lý thường trực lâu nay đồng Việt Nam mất giá và những nhu cầu hợp pháp về ngoại tệ được cung cấp đầy đủ”, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết. 

NHNN cùng với các Bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, làm việc trao đổi về điều hành chính sách tiền tệ với các đối tác thương mại, khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng như NHNN chưa và không bao giờ có ý định sử dụng chính sách tiền tệ nói chung và chính sách, tỷ giá để tạo cạnh tranh thương mại không công bằng với các đối tác; không can thiệp có chủ đích để giảm giá đồng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam. 

“Điều này đã được các đối tác nước ngoài thừa nhận, Việt Nam không có vấn đề về thao túng tiền tệ”, Thống đốc cho biết.

Thống đốc cho biết, công tác quản lý dự trữ ngoại hối đã đảm bảo an toàn, thanh khoản và sinh lời cho nền kinh tế. Trong năm 2019, giao dịch đầu tư trái phiếu, tiền gửi mua bán ngoại tệ quốc tế, liên ngân hàng khoảng 3.500 giao dịch/năm, khoảng trung bình 14-15 giao dịch/ngày, tổng lệnh thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng trên trên 47.000 nhưng đều được đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Dự trữ ngoại hối đạt xấp xỉ 80 tỷ USD tính đến cuối năm 2019 ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020

Một vấn đề được thị trường rất quan tâm đó là tăng trưởng tín dụng được Thống đốc cho biết được điều hành rất hợp lý. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế đương nhiên nhưng Chính phủ yêu cầu điều hành cung ứng đủ nhưng kiểm soát có chất lượng không gây rủi ro cho kinh tế vĩ mô. Tính đến cuối năm 2019 tăng xấp xỉ 14%, cung ứng 8,2 triệu tỷ đồng và an toàn, kiểm soát tốt.

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân xấp xỉ 30% nhưng GDP bình quân 6,82% nghĩa là tín dụng/GDP trong 4,4 lần trung bình, các biệt 2017 là 5,3 lần nghĩa là 5 lần tăng tín dụng mới được 1% GDP. Từ năm 2016 đến năy tỷ lệ này đã giảm đến con số 3 và năm 2018 đã giảm đến 2 “chứng tỏ hiệu quả tín dụng được tăng cường và củng cố, kiểm soát tốc độ, chất lượng tín dụng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế”, Thống đốc nhấn mạnh.

Liên quan đến công tác thanh tra giám sát, Thống đốc đã cho biết được đảm bảo an toàn, kiện toàn mô hình mới của cơ quan thanh tra giám sát, đảm bảo hoạt động của TCTD, đi kèm thanh tra tăng cường, giám sát từ xa và cảnh báo. Công tác xử lý nợ xấu đã hiệu quả, chất lượng nợ tốt, công khai, an toàn và được củng cố một bước. Năm 2019, nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức 4,59% thấp hơn 10,08% ở đầu nhiệm kỳ quyết tâm dưới 3% sẽ đạt được trong thời gian tới.

“NHNN đã 4 năm liên tục đứng đầu cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính giữa NHNN với TCTD và TCTD với khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí”, Thống đốc nói.

Về tổng thể kết quả đạt được tích cực, nhưng Thống đốc vẫn thẳng thắn chỉ rõ nhiệm vụ cho năm cuối cùng của nhiệm kỳ với những tồn tạị, hạn chế như sau:

Thứ nhất, công tác hoạch định chính sách tiền tệ đòi hỏi năng lực dự báo, hoạch định cần tốt hơn trong thời gian tới, tỷ giá luôn có nhiều kịch bản để kịp thời ứng phó, tham mưu cho lãnh đạo, Thủ tưởng; đồng thời, phối hợp với Bộ công thương xử lý những vấn đề thường mại.

Thứ hai, nỗ lực, tập trung tăng cường hiệu quả chất lượng tín dụng và nợ xấu phát sinh, chuyển đổi cơ cấu và lĩnh vực sản xuất, đảm bảo tuyệt đối cung ứng đủ vốn cho xã hội và chính phủ đề ra.

Thứ ba, công tác thanh tra giam sát cần phải chỉ đạo củng cố, tăng cường từ trung ương đến địa phương, giám sát từ xa, cảnh bảo sớm, ngăn ngừa, xử lý vi phạm nghiêm minh… “Đây cũng là năm cuối cùng thực hiện Đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, hoàn thiện Dự án cho giai đoạn mới cũng như hoàn thiện khuôn khổ, pháp lý, pháp quy cho toàn hệ thống”, Thống đốc nói.

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục