1. Để đánh giá tổng quan về bức tranh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, chắc không có gì thấm thía hơn câu “Một năm kinh tế buồn” - mà Táo Kinh tế từng nói trong chương trình “Gặp nhau cuối năm” nhiều năm trước.
Trong năm qua, cộng đồng doanh nghiệp trong nước bị bủa vây bởi vô vàn khó khăn, thách thức. Trên thế giới, lạm phát tăng mạnh, sức cầu của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu. Căng thẳng leo thang từ các vấn đề địa chính trị như cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, Israel và Hamas. Ở trong nước, do kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của người lao động bị anh hưởng, sức cầu cũng chậm lại. Trong khi đó, “cánh cửa” tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hẹp lại, nếu tiếp cận được thì doanh nghiệp phải gánh phần chi phí vốn cao…
Trở lại với câu chuyện loài bò rừng Bison, vì sao khi nhắc tới nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, tôi lại liên tưởng tới loài động vật này? Điều này thực ra rất đơn giản! Bắc Mỹ là vùng đất phải hứng chịu liên tục những trận bão tuyết dữ dội. Mỗi khi gặp bão tuyết, thay vì quay đầu bỏ chạy như phản xạ thường thấy của con người, loài bò rừng này lại lao thẳng vào cơn bão. Bởi chúng biết rằng, chỉ làm như vậy, chúng mới có thể vượt qua cơn bão một cách nhanh nhất.
Năm 2024, các doanh nghiệp cần tiếp tục “trang bị lại bản thân” và “tư duy lại chiến lược” |
Bản năng sinh tồn của loài bò này cho chúng ta một bài học: Chạy trốn khỏi khó khăn, thử thách không bao giờ là cách giải quyết vấn đề, bởi những thách thức còn mãi và đuổi theo ta cho tới khi ta gục ngã. Chỉ khi đối mặt với khó khăn, ta mới có thể vượt qua và bước đến thành công.
Trên thực tế, bài học này đã được các doanh nghiệp Việt Nam và cả những doanh nghiệp trên toàn cầu áp dụng trong các hoạt động của mình. Năm 2023, tuy môi trường kinh doanh toàn cầu có nhiều khó khăn, rủi ro, nhưng cũng là thời cơ cho các doanh nghiệp lớn “trang bị lại bản thân” (retool) và tư duy lại chiến lược của mình (rethink); cắt giảm và cơ cấu lại nguồn nhân lực; học cách làm việc hiệu quả cao hơn với những nguồn lực hiện có của mình (do more with less, tạm dịch: làm nhiều với ít) cũng như quay lại và tập trung toàn lực vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng và phân bổ các nguồn lực của mình một cách hợp lý và mang tính hiệu quả cao hơn, họ tạm gác lại các kế hoạch mở rộng để bảo vệ sự sinh tồn của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này. Chiến lược này hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả, mùa báo cáo tài chính quý III/2023 đã cho thấy rất nhiều doanh nghiệp niêm yết có lãi, thậm chí lãi rất tốt so với cùng kỳ năm trước đó.
2. Lạm phát ở thị trường lớn nhất thế giới đang trên đà giảm mạnh từ mức đỉnh hơn 9% (tính tại thời điểm tháng 6/2022) xuống dưới 4% gần đây. Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) cũng đã dừng lộ trình tăng lãi suất từ tháng 7/2023. Lo ngại lớn nhất của Mỹ hiện nay là tổng nợ công ở mức kỷ lục: 33.000 tỷ USD. Fed và Nhà Trắng sẽ buộc phải giảm lãi suất nhanh nhất có thể, bằng với tốc độ khi họ tăng lãi suất trong thời gian vừa qua để có thể đảm bảo ngân sách quốc gia.
Trong những tình cảnh như giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy khả năng “biến nguy thành cơ”, áp dụng rất nhiều biện pháp mà tôi tin rằng, nếu có thể tiếp tục phát huy sẽ giúp họ phát triển hơn nữa.
Không chỉ Fed, nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng phát đi tín hiệu hạ lãi suất trong năm nay.
Tuy vậy, 2024 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bởi bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất định. Căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực trên thế giới như Nga - Ukraine, Trung Đông… vẫn tiếp tục leo thang. Thời điểm này, chưa có những yếu tố nổi bật hay đủ sức để làm nguồn lực chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế năm 2024, khiến cho triển vọng nền kinh tế năm 2024 chưa có nhiều điểm sáng.
Dẫu vậy, với sự mở cửa lại của thị trường Trung Quốc và sự trở lại của nguồn vốn ngoại tệ dồi dào (USD) vào năm 2024, tôi kỳ vọng tốc độ hồi phục của nền kinh tế sẽ nhanh hơn trong năm 2025.
Vài năm gần đây, theo tôi quan sát, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có bốn xu hướng đầu tư: Thứ nhất, có 3 chủ đề quan trọng nhất trong thập kỷ này là ESG - kinh tế tuần hoàn, đầu tư xanh (green investing) và đầu tư ảnh hưởng (impact investing). Thứ hai, dòng vốn đầu tư luân chuyển sang lĩnh vực điện tái tạo và lĩnh vực xe điện. Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển và nâng tầm quan trọng của trái phiếu xanh (green bond). Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của mô hình nông nghiệp xanh. Việt Nam đã thông qua Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đến năm 2030.
Bốn xu hướng đầu tư trên chính là các xu hướng mà phía những tổ chức quốc tế đã và đang quan tâm cũng như đầu tư ở Việt Nam.
Trong những tình cảnh như giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy khả năng “biến nguy thành cơ”, áp dụng rất nhiều biện pháp mà tôi tin rằng, nếu có thể duy trì và tiếp tục phát huy sẽ giúp họ sớm đạt được điểm bền vững và phát triển hơn nữa trong nhiều năm sau này. Có thể khái quát một số biện pháp chính mà các doanh nghiệp đã áp dụng, bao gồm: phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, thay vì đầu tư dàn trải. Chiến lược này cũng giống như nhà đầu tư huyền thoại Peter Thiel từng nói: “Hãy làm vua trong một lĩnh vực nhỏ còn hơn là đầu tư dàn trải”, hay như huyền thoại Charlie Munger từng chia sẻ: “Đa dạng hóa đầu tư chỉ dành cho những kẻ không hiểu mình đang làm gì”.
Khi lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào danh mục đầu tư của các quỹ như Quỹ Aplus, hay một số quỹ khác đang được vận hành và quản lý bởi Amber Capital, chúng tôi thường tìm đến những công ty có hoạt động sản xuất - kinh doanh chính mạnh, như một lâu đài phải có hào nước rộng và sâu. Do đó, cách vượt qua thử thách của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2024 chính là phải tiếp tục hoạt động theo tư duy “sinh tồn” - tiếp tục retool và rethink!