Điều này diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán khu vực lao dốc do lo ngại về suy thoái toàn cầu và các đợt tăng lãi suất nhanh chóng của các ngân hàng trung ương lớn.
Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, tỷ lệ P/E dự phóng trong 12 tháng tới của chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 12,1 vào cuối tháng 6, là mức định giá rẻ nhất của khu vực kể từ tháng 3/2020.
Manishi Raychaudhuri, chiến lược gia cổ phần khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại BNP Paribas cho biết: “Những lo ngại về sự sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp và chi phí vốn tăng đã khiến định giá giảm xuống, mặc dù chúng tôi ước tính lợi nhuận đã gần chạm đáy”.
Các nhà phân tích đã hạ mức ước tính thu nhập 12 tháng tới của chỉ số MSCI Asia-Pacific Index là 2,97% trong tháng 6, so với mức nâng 0,85% vào tháng 5.
Trong đó, kết thúc tháng 6, tỷ lệ P/E của các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan lần lượt ở mức 8,48, 9,94 và 10,02 và là mức thấp nhất trong khu vực.
Trong khi đó, P/E của thị trường Trung Quốc đại lục đã tăng lên 10,08 từ mức 9,38 trong tháng 5 do các biện pháp hạn chế Covid-19 được nới lỏng.
"Không giống như phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu mà chúng tôi dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, nền kinh tế và lợi nhuận của các doanh nghiệp của Trung Quốc có thể sẽ phục hồi nhờ sự hỗ trợ lớn hơn dưới hình thức của các chính sách tài khóa và tiền tệ", Nomura cho biết trong một báo cáo tuần này.
Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 6,66% trong tháng 6 mặc dù chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương và chỉ số MSCI World giảm mạnh lần lượt là 6,78% và 8,44%.
Kết thúc tháng 6, chỉ số P/E của các thị trường Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia lần lượt là 18,02, 14,54 và 13,71.
"Thực tế là ước tính lợi nhuận của các thị trường châu Á đã bị hạ thấp và do đó có khả năng vẫn tương đối ổn định so với các thị trường phát triển, điều này thuyết phục chúng tôi rằng định giá đang trông thực sự rẻ”, chiến lược gia Manishi Raychaudhuri cho biết.