Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ và nhóm cổ phiếu chứng khoán đua nhau khởi sắc, thì sự thiếu đồng thuận của dòng bank đã khiến thị trường rung lắc và chưa thể bật cao.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* AGR khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu SZC với giá mục tiêu là 35.000 đồng/CP

SZC có thể đối mặt một số rủi ro như Cấu trúc nợ có xu hướng tăng; Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận; Biên lợi nhuận ban đầu thấp do bán Khu công nghiệp và Khu đô thị chủ yếu cho bên nội bộ. Do đó, Agriseco Research đánh giá nắm giữ cổ phiếu SZC với giá mục tiêu là 35.000 đ/cp (Upside 19% từ thị giá hiện tại).

Những thông tin như NHNN giảm lãi suất, triển khai gói 12.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, sửa đổi Thông tư 16, nới thêm nút thắt cho trái phiếu doanh nghiệp sau Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 có thể là động lực tăng cho nhiều cổ phiếu bất động sản trong tuần qua, trong đó SZC cũng ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SZC tăng 1.800 đồng (+6,1%) từ mức giá 29.500 đồng/CP lên 31.300 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà AGR đưa ra là 35.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của SZC còn thấp hơn 10,6%.

* BVSC khuyến nghị tích cực, BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HPG

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu là 26.275 đồng/CP, cao hơn giá đóng cửa ngày 31/03/2023 là 26%.

Bên cạnh đó, BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG với giá trị hợp lý năm 2023 là 25.000 đồng/CP (Upside +16% so với giá đóng cửa ngày 5/4/2023), dựa trên phương pháp P/B mục tiêu = 1.3x -1.4x. Với phương pháp P/B, BSC đánh giá từ quan điểm ngành thép đang ở đáy chu kỳ suy thoái.

Đại diện ngành thép HPG tiếp tục có tuần hồi nhẹ với thanh khoản sôi động, nhưng không được như kỳ vọng của các công ty chứng khoán. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 3 phiên tăng nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 800 đồng (+1,92%) từ mức giá 20.800 đồng/CP lên 21.300 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB và điều chỉnh tăng mức giá mục tiêu lên mức 25.540 đồng/CP.

Thị trường đã có tuần giao dịch giằng co và thiếu động lực để bật cao dù có một số con sóng ngành, một trong những nguyên nhân là do sự suy yếu của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu VPB cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành khi đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu VPB giảm 150 đồng (-0,71%) từ mức giá 21.050 đồng/CP xuống 20.900 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB

Chúng tôi tăng giá mục tiêu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam thêm 6,2% lên 27.500 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Không nằm ngoài xu hướng chung của ngành dù ngày 7/4, VIB chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VIB giảm 500 đồng (-2,34%) từ mức giá 21.400 đồng/CP xuống 20.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PVT

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với PVT, và nâng giá mục tiêu cho năm 2023 lên 25.000 đồng/CP (tương đương upside 21.4% so với giá đóng cửa ngày 31/03/2023 là 20.700 đồng/CP) dựa trên hai phương pháp định giá FCFF và P/E với tỷ trọng là 50% - 50%.

Cũng như VIP, cổ phiếu vận tải biển PVT đã có tuần giao dịch khởi sắc. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT tăng 1.250 đồng (+6,04%) từ mức giá 20.700 đồng/CP lên 21.950 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu QNS

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS - UPCoM). Theo quan điểm của chúng tôi, QNS có định giá hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS dự phóng giai đoạn 2023-2025 là 12%. Ngoài ra, chỉ số P/E trượt của QNS là 9,6 lần – thấp hơn P/E trượt trung bình 5 năm là 13,8 lần của trung bình một số công ty ngành đường được niêm yết tại Việt Nam.

Thông tin ngày 18/4 tới đây chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% đã tiếp thêm sức mạnh giúp QNS kéo dài chuỗi ngày tăng giá. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QNS tăng 1.500 đồng (+3,73%) từ mức giá 40.200 đồng/CP lên 41.700 đồng/CP.

* SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DGW

Các chỉ số cần theo dõi có thể là lạm phát, thất nghiệp, cũng như giải ngân khoản vay tại các công ty tài chính tiêu dùng. Bất chấp những khó khăn vĩ mô, DGW vẫn có thể bổ sung các thương hiệu mới vào danh mục sản phẩm của mình. Với P/E mục tiêu không đổi là 9x trên lợi nhuận 2023-2024, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu mới là 28.700 đồng/cp (từ 41.600 đồng/cp), và duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu.

Vượt xa kỳ vọng của SSI, sau tuần lao dốc mạnh cuối tháng 3, cổ phiếu DGW đã hồi phục tích cực trong tuần qua với thanh khoản vẫn khá tốt đạt một đến vài triệu đơn vị/phiên. Tổng cộng, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, giá cổ phiếu DGW tăng 2.600 đồng (+9,06%) từ mức giá 28.700 đồng/CP lên 31.300 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MPC

Chúng tôi vẫn kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của MPC, bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, chúng tôi ước tính mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu MPC là 19.600 đồng/cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị mua cho MPC với mức tăng giá tiềm năng là 16%.

Trái với nhận định của PHS, cổ phiếu MPC đã có tuần lình xình với những phiên tăng giảm nhẹ và kết thúc tuần bằng việc điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MPC giảm nhẹ 100 đồng (-0,58%) từ mức giá 17.200 đồng/CP xuống 17.100 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGC

Mức giá mục tiêu cho năm 2023 được xác định dựa theo 2 phương pháp định giá FCFE và EV/EBITDA, là 62.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 16.48% so với mức giá đóng cửa ngày 05/04/2023. Dựa vào triển vọng các dự án doanh nghiệp đang triển khai cũng như các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGC.

Ngay sau ĐHCĐ thường niên, Hóa chất Đức Giang đã nhanh chóng thông báo lịch chốt danh sách cổ đông chia thêm cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% trong bối cảnh lượng tiền mặt Công ty lên tới 9.000 tỷ đồng, có thể là thông tin hỗ trợ tiếp thêm sức mạnh giúp cổ phiếu DGC có thêm tuần tăng giá. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGC tăng 13.00 đồng (+2,53%) từ mức giá 51.300 đồng/CP lên 52.800 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục