Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bên cạnh áp lực bán gia tăng mạnh khiến các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt quay đầu giảm điểm, tuần qua, thị trường đã chứng kiến những phiên nổi sóng mới ở các nhóm cổ phiếu như bất động sản, thủy sản.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị khả quan cổ phiếu DPG với giá mục tiêu 44.500 đồng/CP

Dựa trên quan điểm thận trọng, chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan cổ phiếu DPG và đưa ra giá mục tiêu 44.500 đồng/cp (+13% so với mức giá đóng cửa ngày 09/06/2021) dựa trên phương pháp SOTP.

Vừa qua, Đạt Phương đã lên phương án phát hành 18 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40%, thời gian thực hiện dự kiến trong quý II hoặc quý III/2021. Thông tin này đã giúp cổ phiếu DPG có những phiên giao dịch khởi sắc, đặc biệt phiên 10/6 đã tăng trần. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPG tăng 2.700 đồng (+6,81%) từ mức giá 39.650 đồng/CP lên 42.350 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu ASM nằm tại mức 16

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ASM nằm tại khu vực xung quanh 13.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 16, cắt lỗ nếu ngưỡng 12.75 bị xuyên thủng.

Trái với nhận định của BSC, cổ phiếu ASM đã có tuần giao dịch rung lắc khá mạnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, trong đó phiên 8/6 giảm sàn, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ASM giảm 700 đồng (-4,76%) từ mức giá 14.700 đồng/CP xuống 14.000 đồng/CP.

* PSI khuyến nghị mua cổ phiếu DCM với giá mục tiêu 22.900 đồng/CP

Chúng tôi nâng triển vọng giá mục tiêu từ 20.450 đồng/CP trong báo cáo gần nhất, lên thành 22.900 đồng/CP theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, tương ứng với giả định mảng kinh doanh NPK đóng góp vào tăng trưởng 5% doanh thu mỗi năm trong ba năm tiếp theo (upside 29% so với giá hiện tại), đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Sau đợt tăng nóng ở các nhóm cổ phiếu trụ cột, tuần qua, thị trường đã chứng kiến những phiên nổi sóng của các nhóm ngành nhỏ lẻ khác, trong đó, phân bón đã có phiên bùng nổ ngày 10/6. Điển hình là DCM đã đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 10/6 tăng trần và 2 phiên giảm. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM tăng 1.250 đồng (+7,02%) từ mức giá 17.800 đồng/CP lên 19.050 đồng/CP.

* PSI và MBS cùng khuyến nghị mua cổ phiếu DPM

Theo PSI, giá mục tiêu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF sẽ là 25.700 đồng/CP (upside 26% so với giá hiện tại), đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu.

Bên cạnh đó, MBS cũng khuyến nghị mua cổ phiếu DPM, với giá mục tiêu 23.300 đồng/CP trên cơ sở (i) hoạt động của công ty tiếp tục thuận lợi khi giá phân bón tăng mạnh trên thị trường thế giới nhờ vào nhu cầu gia tăng khi giá nông sản tăng mạnh, nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, (ii) giá dầu, khí tăng cũng làm giá phân bón tăng lên.

Mặc dù DPM tiếp tục duy trì đà tăng nhưng áp lực bán chốt lời ở vùng đỉnh (tính trong gần nửa đầu năm 2021) khiến cổ phiếu có những nhịp điều chỉnh trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 1.300 đồng (+6,53%) từ mức giá 19.900 đồng/CP lên 21.200 đồng/CP.

* PSI khuyến nghị mua cổ phiếu FCN với giá mục tiêu 14.600 đồng/CP

Chúng tôi thực hiện định giá cổ phiếu FCN dựa theo các phương pháp phương pháp so sánh P/E, P/B và EV/EBITDA, đưa ra mức giá mục tiêu là 14.600 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Không được như kỳ vọng của PSI, tuần qua cổ phiếu FCN vẫn rung lắc quay quanh vùng giá 11.x. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 8/6, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FCN tăng nhẹ 350 đồng (+3,04%) từ mức giá 11.500 đồng/CP lên 11.850 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà PSI đưa ra là 14.600 đồng/CP, thị giá hiện tại của FCN còn thấp hơn 18,84%.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 32.800 đồng/CP

BSC đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 32.800 đồng/CP cho năm 2021 (tương đương với upside 22.4% so với giá ngày 07/06/2021) dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP).

Diễn biến cổ phiếu PC1 không được như kỳ vọng của BSC, đáng kể trong tuần qua đã có những phiên đi ngược xu hướng thị trường vào ngày 10-11/6. Trong đó, phiên quay đầu giảm ngày 10/6, cổ phiếu PC1 đã tăng kịch trần, còn phiên thị trường bùng nổ ngày cuối tuần 11/6 thì cổ phiếu này lại đảo chiều giảm.

Theo đó, tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tổng cộng, giá cổ phiếu PC1 chỉ nhích nhẹ 100 đồng (+0,37%) từ mức giá 26.950 đồng/CP lên 27.050 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu LCG nằm tại mức 14.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của LCG nằm tại khu vực xung quanh 13. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 14.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 12.25 bị xuyên thủng.

Sau tuần tăng khá tốt đầu tháng 6, cổ phiếu LCG đã có những nhịp rung lắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu LCG tăng nhẹ 250 đồng (+1,85%) từ mức giá 13.500 đồng/CP lên 13.750 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 41.600 đồng/CP

Nghị quyết cũng thông qua việc ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT quyết định các nội dung chi tiết của kế hoạch này. Nghị quyết này hỗ trợ giả định của chúng tôi về việc ghi nhận kế hoạch tăng vốn của TPB vào dự báo cũng như định giá của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 41.600 đồng/CP.

Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu TPB nói riêng và dòng bank nói chung vừa trải qua tuần giao dịch không mấy tích cực khi liên tục giảm sâu bởi áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB giảm 2.400 đồng (-6,15%) từ mức giá 39.000 đồng/CP xuống 36.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDB

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 38,5% và nâng khuyến nghị từ phù hợp thị trường lên mua. Giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) đã tăng 21% trong 3 tháng qua.

Dù nhận thông tin tích cực từ việc chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu giúp HDB tăng mạnh phiên cuối tuần ngày 11/6 nhưng chưa đủ để giúp cổ phiếu này thoát khỏi trạng thái giảm điểm chung của ngành. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDB giảm 1.000 đồng (-2,82%) từ mức giá 35.450 đồng/CP xuống 34.450 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu VHM với giá mục tiêu 132.500 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes với giá mục tiêu 132.500 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng.

Nếu trong tuần qua, dòng bank bị chốt lời ồ ạt thì nhóm cổ phiếu bất động sản lại là nhóm cổ phiếu mới nổi với những phiên tăng khá tích cực. Trong đó, cổ phiếu lớn VHM đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM tăng 1.500 đồng (+1,44%) từ mức giá 104.500 đồng/CP lên 106.000 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu SBT nằm tại mức 23.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SBT nằm tại khu vực xung quanh 20.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 23.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 20 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu SBT cũng đã có tuần giao dịch rung lắc với những phiên tăng giảm đan xen. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 7/6, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SBT tăng nhẹ 400 đồng (+1,91%) từ mức giá 20.900 đồng/CP lên 21.300 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu CEO

Nhà đầu tư có thể mua CEO với mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mốc 14, cắt lỗ nếu mệnh giá 10 bị xuyên thủng.

Trái với khuyến nghị của BSC, phiên thị trường lao dốc và cũng là phiên nằm sàn của CEO vào ngày 8/6 đã khiến cổ phiếu này mất điểm trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, trong đó phiên 8/6 giảm sàn, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CEO giảm 400 đồng (-3,7%) từ mức giá 10.800 đồng/CP xuống 10.400 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu FMC

Với mức P/E hiện tại của FMC khoảng 9 lần (trung bình ngành 19 lần), và triển vọng tăng trưởng cao trong thời gian tới, chúng tôi đánh giá tích cực với cổ phiếu FMC.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu bất động, nhóm cổ phiếu thủy sản cũng là điểm sáng của thị trường trong tuần vừa qua. Trong đó, cổ phiếu FMC là một trong những nhân tố của ngành khi đón nhận 4 phiên tăng, trong đó phiên 10/6 tăng trần và 1 phiên giảm vào ngày 8/6. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FMC tăng 2.100 đồng (+6,07%) từ mức giá 34.600 đồng/CP lên 36.700 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 104.200 đồng/CP

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT. Giá mục tiêu là 104.200 đồng/CP, cao hơn 21,9% so với giá tại ngày 02/06/2021.

Trái với khuyến nghị của KBSV, tuần qua, cổ phiếu FPT đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm 1.200 đồng (-1,42%) từ mức giá 84.700 đồng/CP xuống 83.500 đồng/CP. Như vậy, so với giá mục tiêu mà công ty chứng khoán này đưa ra là 104.200 đồng/CP, thị giá hiện tại của FPT còn thấp hơn gần 20%.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ