Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bên cạnh diễn biến chung khá rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ, thị trường vẫn nổi lên những con sóng riêng lẻ, điển hình như cổ phiếu SHB. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* BVSC khuyến nghị tích cực đối với VNM với mức giá kỳ vọng 122.000 đồng/CP

Với việc giá VNM đã giảm hơn 13% từ đỉnh, BVSC nâng khuyến nghị lên OUTPERFORM đối với VNM với mức giá kỳ vọng 122.000 đồng/cp bằng phương pháp DCF và P/E.

Diễn biến cổ phiếu VNM không được như kỳ vọng bởi những phiên điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá , tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM giảm nhẹ 500 đồng (-0,49%) từ mức giá 102.200 đồng/CP xuống 101.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu DRC khi tiếp cận đỉnh mới 32.0

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh vùng giá 28.55 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận đỉnh mới 32.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 27.0.

Mặc dù có chút rung lắc nhưng tuần qua cổ phiếu DRC vẫn giữ phong độ khá tốt, tiến sát vùng đỉnh trong hơn 3 năm qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng 2.200 đồng (+7,91%) từ mức giá 27.800 đồng/CP lên 30.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho CTG với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP

CTG chưa có ý định phát hành cổ phiếu mới hoặc tìm kiếm thêm cổ đông chiến lược trong tương lai gần. Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho CTG với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua đã có những phiên giao dịch khởi sắc, dẫn dắt đà tăng của thị trường, điển hình như phiên 17-18/3, trong đó cổ phiếu CTG cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng 2.500 đồng (+6,59%) từ mức giá 37.950 đồng/CP lên 40.450 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu 43.000 đồng/CP do VCSC đưa ra, thì thị giá hiện tại của CTG còn thấp hơn gần 6%.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu SHB nằm tại mức 19.8

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên giao dịch cuối tuần ngày 12/3, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SHB nằm tại khu vực xung quanh 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 19.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.3 bị xuyên thủng.

Cũng thuộc dòng bank và có thể được gọi là điểm sáng trong 2 tuần gần đây với mức ghi nhận tăng mạnh cả về giá và thanh khoản, trong tuần vừa qua SHB vẫn duy trì phong độ khi ghi nhận 5 phiên tăng liên tiếp. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SHB tăng 1.900 đồng (+10,73%) từ mức giá 17.700 đồng/CP lên 19.600 đồng/CP.

Được biết, với kết quả lợi nhuận năm 2020 đạt 3.400 tỷ đồng, SHB đã lên kế hoạch trình ĐHCĐ thông qua phương án chia cổ tức 10,5%, cùng với tỷ lệ chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên năm 2020, nâng tổng mức chia cổ tức lên tới 20,5% trong năm 2021, đã tác động tích cực tới diễn biến cổ phiếu SHB.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho NT2 với giá mục tiêu 24.700 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho NT2 với giá mục tiêu 24.700 đồng/cổ phiếu.

Mới đây, trong báo cáo thường niên năm 2020, NT2 đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu doanh thu dự kiến đạt 7.713 tỷ đồng, tăng trưởng 26,4% so với thực hiện năm 2020 và dự kiến chia cổ tức 15%. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu NT2 tuần qua không mấy thuận lợi khi ghi nhận 3 phiên giảm, 1 phiên nhích nhẹ và 1 phiên đứng giá. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm 500 đồng (-2,16%) từ mức giá 23.200 đồng/CP xuống 22.700 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DXG

Giá thi trường phục hồi nhanh trở lại làm cho mức lợi nhuận kỳ vọng ở mức 12%, ngắn hạn, BVSC khuyến nghị NEUTRAL cho DXG, nhà đầu tư xem xét tiếp tục nắm giữ với cổ phiếu DXG.

Dù không có phiên giao dịch tăng vọt như tuần trước nhưng DXG vẫn giữ phong độ khá ổn định trong tuần vừa qua và đóng cửa phiên cuối tuần ngày 19/3 xác lập mức giá đỉnh trong hơn 1 năm qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm nhẹ và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 1.400 đồng (+5,83%) từ mức giá 24.000 đồng/CP lên 25.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 110.200 đồng/CP

Chúng tôi nâng khuyến nghị từ theo dõi lên mua với giá mục tiêu năm 2021 là 110.200 đồng/CP(tăng 22% so với giá đóng cửa ngày 16/03/2021) do (1) đánh giá lại triển vọng giá dầu năm 2021 lên 57 USD/thùng và (2) nâng hệ số P/E mục tiêu năm 2021 lên mức 18x.

Trái với khuyến nghị của BSC, tuần qua là một tuần không mấy thành công của các cổ phiếu dầu khí và GAS cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 17/3, 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 15/3 và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS giảm nhẹ 200 đồng (-0,22%) từ mức giá 91.100 đồng/CP xuống 90.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu FRT khi tiếp cận đỉnh cũ 36.0

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh vùng giá 30.25 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận đỉnh cũ 36.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 28.0.

Mặc dù giao dịch không mấy thuận lợi trong những phiên đầu tuần khiến FRT bị đẩy xuống gần mức giá 28.000 đồng/CP, nhưng sau đó cổ phiếu này đã hồi phục. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 19/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FRT tăng 1.500 đồng (+5,19%) từ mức giá 28.900 đồng/CP lên 30.400 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu FIR nằm tại mức 29.4

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay ngày 16/3, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FIR nằm tại khu vực xung quanh 26. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 29.4, cắt lỗ nếu ngưỡng 25.5 bị xuyên thủng.

Diễn biến cổ phiếu FIR tuần quan biến động giằng co trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FIR tăng nhẹ 450 đồng (+1,69%) từ mức giá 26.550 đồng/CP lên 27.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua PPC với giá mục tiêu 30.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PPC với giá mục tiêu 30.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời 31%, dưa theo lợi suất cổ tức 10%.

Trái với khuyến nghị của VCSC, việc đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2021 khá thấp cũng phần nào ảnh hưởng tới diễn biến cổ phiếu PPC. Cụ thể, theo báo cáo thường niên vừa công bố, PPC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 343 tỷ đồng, chỉ bằng 28,3% so với kết quả đạt được năm 2020.

Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPC giảm nhẹ 200 đồng (-0,78%) từ mức giá 25.800 đồng/CP xuống 25.600 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi khi cổ phiếu ITA khi tiếp cận đỉnh cũ 8.75

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh vùng giá 7.2 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận đỉnh cũ 8.75. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 6.7

Cổ phiếu ITA đang gặp khó khăn tại mức giá 7.000 đồng/CP. Trong tuần qua, với việc đón nhận 1 phiên tăng ngày đầu tuần 15/3 giúp ITA đóng cửa tại mức giá 7.170 đồng/CP, cổ phiếu này đã liên tục quay đầu và có 4 phiên giảm tiếp theo đó. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ITA giảm nhẹ 10 đồng (-1,44%) từ mức giá 6.920 đồng/CP xuống 6.910 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị khả quan dành cho FPT với giá mục tiêu 86.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu năm 2021 là 86.000 đồng/CP với tiềm năng tăng giá là 15,2% so với mức giá ngày 11/03/2021; cao hơn 35.2% so với giá mục tiêu 2020 do điều chỉnh mức PE mục tiêu đối với cổ phiếu (PE mục tiêu mới = 18) sau khi đánh giá lại (i) Vị thế doanh nghiệp (ii) Tiềm năng tăng trưởng trong các năm tới (iii) Mức PE của các doanh nghiệp trong khu vực tăng từ 17 lên 24 trong mặt bằng lãi suất thấp.

Với kế hoạch kinh doanh năm 2021 mà HĐQT đưa ra khả quan với doanh thu thuần dự kiến đạt 34.720 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 6.210 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước đó, đã giúp cổ phiếu FPT tiếp tục đi lên trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng nhẹ và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 3.300 đồng (+4,31%) từ mức giá 76.500 đồng/CP lên 79.800 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 104.700 đồng/CP dành cho MSN

Chúng tôi lưu ý ở ĐHCĐ 2020, MSN cũng có đề xuất tương tự nhưng chưa có giao dịch nào diễn ra tính đến thời điểm hiện tại. Hiện chúng tôi đang có khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 104.700 đồng/CP dành cho MSN.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN tăng 1.400 đồng (+1,6%) từ mức giá 87.300 đồng/CP lên 88.700 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 104.700 đồng/CP, thì thị giá hiện tại của MSN còn thấp hơn 15%.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục