* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TCB tiệm cận vùng giá 41.5
Chỉ báo RSI đang phản ánh xu hướng tích lũy sau khi thị giá TCB đang nằm ở trong vùng mua quá. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm trên dải mây ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu trung và dài hạn có thể mở vị khi cổ phiếu tại vùng giá 35.0-36.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng giá 41.5, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 33.5.
Là một trong những nhóm cổ phiếu tác động mạnh tới diễn biến chỉ số chung, thời gian qua, dòng bank đã đua nhau khởi sắc, trong đó TCB cũng không ngoại trừ khi liên tục xác lập những nhịp tăng kéo dài. Sau đợt tăng kéo dài 10 phiên liên tiếp từ tuần cuối tháng 12/2020, cổ phiếu TCB đã có nhịp điều chỉnh nhẹ trong những phiên đầu tuần qua khiến mức tăng trưởng có phần kém hơn.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCB tăng 1.150 đồng (+3,22%) từ mức giá 35.700 đồng/CP lên 36.850 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DPM
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho DPM. DPM hiện được giao dịch tại P/E năm 2021 là 12,3 lần và P/B là 0,9 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Diễn biến cổ phiếu DPM không khả quan hơn sau công bố tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền với tỷ lệ 7%, với những phiên lình xình quanh vùng giá tham chiếu. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng nhẹ và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 350 đồng (+1,81%) từ mức giá 19.300 đồng/CP lên 19.650 đồng/CP.
* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 50.600 đồng/CP
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu VHC khoảng 50.600 đồng/cổ phiếu (+16% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này.
Không được như kỳ vọng của PHS, cổ phiếu VHC tuần qua không mấy khả quan, đặc biệt trong những phiên cuối tuần liên tiếp chịu áp lực bán ra và quay đầu điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng đầu tuần và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng nhẹ 300 đồng (+0,72%) từ mức giá 41.800 đồng/CP lên 42.100 đồng/CP.
* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu HVN tiệm cận vùng giá 36.0
Chỉ báo RSI đang phản ánh nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm trên dải mây ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế khi cổ phiếu điều chỉnh về ngưỡng giá 30.0-31.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng giá 36.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 28.0.
Nhận định của BSC thiếu chuẩn xác khi tuần qua, cổ phiếu HVN sau khi leo lên mức giá 32.000 đồng/CP đã đón nhận những nhịp rung lắc và có những nhịp điều chỉnh. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN tăng 1.650 đồng (+5,65%) từ mức giá 29.200 đồng/CP lên 30.850 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 36.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của HVN còn thấp hơn 14,3%.
* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVS
Dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của PVS thấp hơn 27,5% so với dự báo của chúng tôi; tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng PVS thường thận trọng trong việc đưa ra kế hoạch khi lợi nhuận trước thuế thực tế đã cao hơn 20%-60% so với con số kế hoạch trong 5 năm qua. Do đó, chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVS.
Đà tăng của cổ phiếu PVS đã có phần chững lại do áp lực bán chốt lời có dấu hiệu gia tăng khiến cổ phiếu này rung lắc và có những phiên quay điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 1.100 đồng (+5,37%) từ mức giá 20.500 đồng/CP lên 21.600 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu SAB nằm tại mức 230
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SAB nằm tại khu vực xung quanh 201.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 230, cắt lỗ nếu ngưỡng 195.5 bị xuyên thủng.
Nhận định của BSC thiếu chuẩn xác khi SAB gặp áp lực chốt lời trong những phiên cuối tuần khiến giá cổ phiếu bị đẩy về sát mức 200.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB tăng 2.300 đồng (+1,16%) từ mức giá 198.200 đồng/CP lên 200.500 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua AGG với giá mục tiêu 43.300 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu AGG dựa trên phương pháp RNAV với giá mục tiêu 43.300 đồng/CP.
Dù tuần qua, cổ đông lớn và là tổ chức ngoại có liên quan đến Thành viên HĐQT Công ty - Creed Investments VN-1 Ltd đăng ký thoái toàn bộ hơn 14,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5,5% nhưng diễn biến cổ phiếu AGG vẫn khá khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 13/1 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu AGG tăng 3.050 đồng (+10,22%) từ mức giá 29.850 đồng/CP lên 32.900 đồng/CP.
* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu DRC tiệm cận vùng giá 29.0-30.0
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá hiện tại. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 25.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng giá 29.0-30.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 22.3.
Không như kỳ vọng của BSC, cổ phiếu DRC chỉ được kéo lên trên mức giá 25.x đã quay đầu điều chỉnh do áp lực chốt lời gia tăng. Tuy nhiên, với những phiên tăng mạnh đầu tuần, nhà đầu tư vẫn kiếm được lợi nhuận đối với cổ phiếu DRC trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 14/1, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng 1.600 đồng (+6,9%) từ mức giá 23.200 đồng/CP lên 24.800 đồng/CP.
* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE
Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF và cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu VRE là 39.500 đồng/CP, tiếp tục duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE, mức tăng trưởng là 19% so với giá đóng cửa ngày 05/01/2021.
Cũng như phần lớn các cổ phiếu, thành viên của Vingroup – VRE đã có phiên tăng vọt ngày đầu tuần rồi sau đó chỉ biến động lình xình. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE tăng 1.200 đồng (+3,38%) từ mức giá 35.500 đồng/CP lên 36.700 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà PHS đưa ra là 39.500 đồng/CP, thị giá hiện tại của VRE còn thấp hơn 7%.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PTB nằm tại mức 69.5
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên ngưỡng trung lập nên cổ phiếu có thể duy trì được đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PTB nằm tại khu vực xung quanh 60. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 69.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 58 bị xuyên thủng.
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, cổ phiếu PTB cũng đã có những nhịp rung lắc và điều chỉnh nhẹ trong tuần thứ 2 của năm mới 2021. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 1.900 đồng (+3,09%) từ mức giá 61.400 đồng/CP lên 63.300 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 46.000 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát với giá mục tiêu 46.000 đồng.
Là một trong những mã được nhà đầu tư nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua bởi mức giá cổ phiếu đã tăng thẳng đứng từ thời điểm đáy vào cuối tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 lan rộng trong nước, với mức tăng lên tới hơn 320%. Trong tuần qua, cổ phiếu HPG vẫn duy trì đà tăng điểm khi đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 1.750 đồng (+4,09%) từ mức giá 42.750 đồng/CP lên 44.500 đồng/CP.