Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Bên cạnh thị trường giao dịch khởi sắc, các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị đều ghi nhận mức tăng giá. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu HDC nằm tại mức 29.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 5/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HDC nằm tại xung quanh giá 22.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 29.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 21 bị xuyên thủng.

Thông tin kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu và lợi nhuận 9 tháng năm 2020 đều tăng trưởng 2 con số so với 9 tháng năm 2019, cùng việc cổ đông lớn tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại HDC, đã giúp cổ phiếu này tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong tuần đầu tiên của tháng 11.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất vào giữa tuần ngày 4/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDC tăng 1.200 đồng (+5,3%) từ mức giá 22.650 đồng/CP lên 25.550 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là 29.5, thị giá hiện tại của cổ phiếu HDC còn thấp hơn 19,15%.

* KIS và MBS cùng khuyến nghị mua cổ phiếu ACB

KIS duy trì khuyến nghị mua ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu và nâng giá mục tiêu tăng 13% lên 29.100 đồng/CP. Với sự quan ngại đại dịch sẽ quay trở lại vào mùa đông 2020 và EU tái phong toả gần đây, chúng tôi nghiêng về các ngân hàng có năng lực tài chính và chất lượng tài sản tốt như ACB.

Tương tự, MBS cũng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với giá mục tiêu 29.100 đồng/CP trên cơ sở: (i) là ngân hàng có chiến lược kinh doanh thận trọng và sở hữu mô hình ngân hàng bán lẻ thế chấp tốt nhất với 90% khoản vay được bảo đảm, (ii) chất lượng tài sản tốt với tỷ lệ nợ xấu thấp và tỷ lệ bao nợ xấu cao, (iii) tiềm năng từ hợp tác Bancassurance, và (iv) việc niêm yết sàn HSX kỳ vọng cải thiện mặt bằng định giá trong ngắn hạn.

Nhận định của KIS và MBS khá chuẩn xác khi cổ phiếu ACB đã có những nhịp hồi phục tích cực sau khi để mất điểm trong tuần cuối tháng 10, cùng kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế 9 tháng ghi nhận 6.411 tỷ đồng, tăng 15,3%, bất chấp ngân hàng đã tăng mạnh chi phí dự phòng lên hơn 4 lần so với cùng kỳ.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng 1.000 đồng (+4,15%) từ mức giá 24.100 đồng/CP lên 25.100 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PWA nằm tại mức 11.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Hôm nay 4/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI đang ở trên ngưỡng trung lập nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PWA nằm tại xung quanh giá 9.8. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 11.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 9.2 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu PWA đã có tuần giao dịch khởi sắc và tiến sát mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PWA tăng 1.200 đồng (+12%) từ mức giá 10.000 đồng/CP lên 11.200 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 40.030 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 40.030 đồng nhờ (i) bù đắp doanh thu từ thị trường châu Âu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Mỹ, và (ii) mảng kinh doanh collagen và gelatin duy trì tăng trưởng tốt. Mức giá mục tiêu được xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Mặc dù không có sự bứt phá nhưng sau những phiên mất điểm vào cuối tháng 10, cổ phiếu VHC đã hồi phục nhẹ trong tuần đầu tiên của tháng 11. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng nhẹ và 1 phiên điều chỉnh giảm vào cuối tuần ngày 6/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 1.200 đồng (+2,93%) từ mức giá 40.900 đồng/CP lên 42.100 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu MWG đang nằm trong xu hướng tích lũy ngắn hạn

Chỉ báo MACD chưa xác nhận tín hiệu hồi phục trong khi chỉ báo RSI đang ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã cắt trở lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 105.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 120.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 100

Mặc dù MWG ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng khá tích cực khi từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên Công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lũy kế dương so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 2.978 tỷ đồng, tăng trưởng 0,05%), đồng thời Công ty còn giảm 8.000 tỷ đồng hàng tồn kho và tăng tiền gửi lên cap gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm, tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu MWG không được như kỳ vọng.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng nhẹ 300 đồng (+0,29%) từ mức giá 104.700 đồng/CP lên 105.000 đồng/CP.

* BVSC duy trì khuyến nghị tích cực với cổ phiếu PNJ

Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với với cơ hội đầu tư trong trung và dài hạn với mức giá mục tiêu hiện tại là 78.900VNĐ/CP (đã điều chỉnh ESOP 2020), tương đương mức lợi nhuận kỳ vọng là 18,1% so với giá đóng cửa ngày 29/10.

Với triển vọng quý IV sẽ tích cực nhờ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm, cùng dự báo lợi nhuận năm 2021 sẽ tiếp tục tăng trưởng, cổ phiếu PNJ đã có tuần giao dịch khá tích cực, đúng như BVSC dự báo. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 3/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng 3.800 đồng (+5,47%) từ mức giá 69.500 đồng/CP lên 73.300 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu GVR, BSC đưa ra mục tiêu chốt lãi tại mức 18.75

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR với giá mục tiêu VND 16.280 trên cơ sở (i) là 1 trong các DN lớn nhất trong ngành cao su tự nhiên, đầu tư KCN và chế biến gỗ tại Việt Nam, (ii) chiến lược đẩy mạnh đầu tư mảng KCN nhờ lợi thế quỹ đất lớn giúp gia tăng lợi nhuận trong tương lai, và (iii) giá cao su tăng khá trong thời gian gần đây giúp cải thiện kết quả kinh doanh trong cả năm 2020.

Trong khi đó, BSC cho rằng, ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GVR nằm tại xung quanh giá 15. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 18.75, cắt lỗ nếu ngưỡng 13 bị xuyên thủng.

Không nằm ngoài nhận định của MBS, cổ phiếu GVR đã có tuần giao dịch khá tích cực. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 5/11 và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 4/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GVR tăng 1.100 đồng (+7,77%) từ mức giá 14.150 đồng/CP lên 15.250 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 16.280 đồng/CP, thị giá hiện tại của GVR còn thấp hơn 6,33%.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,283.75 -6.43 -0.5% 185,384 tỷ
HNX 242.78 -1.14 -0.47% 1,522 tỷ
UPCOM 91.4 -0.08 -0.09% 543 tỷ