Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Việc dòng tiền lan tỏa từ sang khá tốt vào nhóm bất động sản, xây dựng với sự dẫn dắt của VIC (+9,5%) thì trong tuần này mã được khuyến nghị giành chiến thắng thuộc về HBC, trong khi hơi đáng tiếc cho DIG khi không có biến động về thị giá. Các mã khác như PNJ, DGW cũng tăng tốt. Trong khi mất điểm là MWG, POW, KDH.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu CVT ở mức giá 45.000 – 46.900 đồng/cổ phiếu

Mã chứng khoán: CVT - Công ty Cổ phần CMC

Nhận định: Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cổ phiếu CVT tăng mạnh thoát khỏi xu hướng giảm giá ngắn hạn.

Chỉ báo MACD tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục. Chỉ báo RSI tăng, củng cố động lực tăng giá.

Chỉ báo MFI tăng mạnh, xác nhận đà tăng giá. Cổ phiếu sẽ tăng trong các phiên tới.

Khuyến nghị: Mức giá mua: 45.000 – 46.900 đồng/cổ phiếu.

Nếu CVT tăng vượt mức 47.800 đồng, sẽ quay trở lại xu hướng tăng giá trung hạn cũ với ngưỡng kháng cự là 52.500 đông.

Trong trường hợp giá cổ phiếu có thể lấp được “gap” hình thành trước đó, giá mục tiêu là 62.000 đồng. Cắt lỗ: 40.500 đồng.

Trong tuần vừa qua, cổ phiếu CVT không có nhiều diễn biến đáng chú ý, khi có 3 phiên tăng nhẹ 1,9%; 0,4% va 2,3%, trong khi 2 phiên giảm 2,1% và 0,8% trong phiên cuối tuần.

Thị giá cổ phiếu tăng nhẹ từ mức 46.900 đồng lên 47.700 đồng/cổ phiếu, tương đương +1,7%. Thanh khoản tổng cộng hơn 2,5 triệu đơn vị.

VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mụa tiêu 172.900 đồng

Mã chứng khoán : MWG - Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động

Chúng tôi cho rằng tốc độ mở cửa hàng điện tử tiêu dùng sẽ chậm lại trong các tháng còn lại của năm sau khi được đẩy mạnh trong tháng 1 để khai thác nhu cầu Tết.

Chúng tôi giữ nguyên dự báo cả năm 2018 cho MWG, bao gồm doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 43% và 25%.

Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho MWG với giá mục tiêu 172.900/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 43,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,2%.

Trong tuần này, MWG có 3 phiên đầu tiên giảm điểm (1,6%; 2,1%; 2,5%), và hồi nhẹ 2 phiên cuối tuần đều +0,9%. Chốt tuần giảm từ mức 121.500 đồng xuống còn 116.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -4,44%.

Thanh khoản khớp lệnh 3 phiên giảm vượt trội so với 2 phiên tăng, trung bình hơn 600.000 đơn vị/phiên, 2 tăng chỉ có hơn 240.000 đơn vị.

BSC khuyến nghị mức giá mua của cổ phiếu DWG ở mức 23.000 – 24.600 đồng

Mã chứng khoán: DGW - Công ty cổ phần Thế giới số

Nhận định: DGW đang trong xu hướng tăng giá dài hạn. Sau một nhịp tích lũy ngắn hạn, giá cổ phiếu DGW tăng mạnh và vượt ngưỡng kháng cự Fibonacci trong phiên giao dịch hôm nay.

Chỉ báo MACD tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục. Chỉ báo RSI tăng và chưa vào ngưỡng quá mua, thể hiện động lực tăng giá vẫn mạnh.

Chỉ báo MFI tăng mạnh, xác nhận đà tăng giá. Cổ phiếu sẽ tăng trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Mức giá mua: 23.000-24.600. Giá mục tiêu 28.000. Cắt lỗ: 21.000 đồng/cổ phiếu

Trong tuần này, cổ phiếu DGW có phiên đầu tuần tăng mạnh 6,5%, sau đó là 2 phiên giảm liên tiếp (0,8% và 1,6%), trước khi phục hồi lại trong 2 phiên còn lại (0,4% và 3,3%).

Chốt tuần tăng từ 23.100 đồng lên 24.900 đồng/cổ phiếu, tương đương +7,8%. Thanh khoản tổng cộng hơn 2,6 triệu đơn vị.

VCSC khuyến nghị mức giá mục tiêu ngắn hạn của cổ phiếu VRE ở mức 55.500 đồng

Mã chứng khoán: VRE - Công ty Cổ phần Vincom Retail 

Giá hiện tại: 51.400 đồng.

- Giá mục tiêu ngắn hạn: 55.000 đồng.

- Giá mục tiêu trung hạn: 62.000 đồng.

- Giá cắt lỗ: 50.000 đồng.

Khuyến nghị: Bán.

Trong tuần này, VRE có phiên giảm sàn đầu tuần, nhưng bất ngờ tăng trần trong phiên kế tiếp. Sau đó tiếp tục giảm nhẹ 0,5% trước và lại một lần nữa hồi 2%, trước khi đóng cửa tuần đứng tham chiếu.

Như vậy, tuần này VRE đã tăng nhẹ từ mức 55.200 đồng lên 55.700 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng chưa đến 1%. Thanh khoản khớp lệnh từ 2,5 đến 4,7 triệu đơn vị/phiên.

VCSC Nâng khuyến nghị từ phù hợp lên khả quan với cổ phiếu KDH

Mã chứng khoán: KDH - Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền

KDH đạt đỉnh mới và tăng gần gấp đôi so với cách đây một năm.

Chúng tôi đã nâng khuyến nghị cho chủ đầu tư bất động sản này từ phù hợp thị trường lên khả quan và nâng giá mục tiêu thêm 39% trong báo cáo công bố tuần trước (giá mục tiêu tuần trước là 38.200 đồng/cổ phiếu).

Trong tuần này, KDH chỉ có 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần (2,3%), sau đó là 4 phiên liên tiếp giảm (1,7%; 2,2%; 0,6%; 2,8%).

Chốt tuần giảm từ mức 36.600 đồng xuống còn 34.800 đồng/cổ phiếu, tương đương -4,9%. Thanh khoản khớp lệnh tổng cộng khoảng 2 triệu đơn vị.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HBC tại mức giá 41.300-42.800 đồng

Mã chứng khoán: HBC – Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Nhận định: Mặc dù trải qua một đợt điều chỉnh mạnh, HBC vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ của đường xu hướng tăng giá dài hạn.

Hiện tại, giá cổ phiếu HBC đẫ thoát khỏi xu hướng giảm giá trung hạn. Chỉ báo MACD tăng và phân kỳ bên trên đường tín hiệu, cho thấy xu hướng tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI tăng, thể hiện động lực tăng giá cổ phiếu. Chỉ báo MFI tăng mạnh, xác nhận đà tăng giá cổ phiếu. HBC sẽ tiếp tục tăng trong các phiên tới.

Khuyến nghị: Mức giá mua: 41.300-42.800. Giá mục tiêu: 47.900. Cắt lỗ: 37.000 đồng/cổ phiếu

Trong tuần này, HBC có 2 phiên liên tiếp tăng từ đầu tuần, với 1 phiên tăng trần và 3,4%, trước khi giảm nhẹ 0,1%, và 0,4% trong ngày cuối tuần, xen giữa là 1 phiên đứng tham chiếu.

Chốt tuần này tăng từ 38.700 đồng lên 42.600 đồng/cổ phiếu, tương đương + hơn 10%. Thanh khoản khớp lệnh trên 12,5 triệu đơn vị. Trong đó, 2 phiên tăng mạnh chiếm hơn 1 nửa.

KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PHR

Mã chứng khoán: PHR – Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa

PHR là top 3 đồn điền cao su mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) với tổng diện tích hơn 15.000 ha và quỹ đất ở vị trí thuận lợi.

Mảng cao su chính hồi phục với dự báo giá cao su có thể tăng từ 20%-30% trong năm 2018 và sự gia tăng năng suất từ vườn cây 7.600 ha tại Campuchia sau 2020.

Chính sách cấm khai thác gỗ nguyên liệu của Trung Quốc từ 2017 sẽ đẩy giá thanh lý gỗ và gia tăng đáng kể lợi nhuận khác của PHR (chiếm trung bình 40% tổng LNST) trong 3 năm 2018-2020.

Tiền đền bù đất dự án Nam Tân Uyên 3 (350 ha) và dự án KCN VSIP III (691 ha) dự kiến sẽ đem lại khoảng 1.000 tỷ đồng tiền đền bù cho PHR trong 2018-2020, cộng với 20% lợi nhuận từ hoạt động cho thuê đất tương lai của VSIPIII.

Khoản đầu tư vào khu công nghiệp Nam Tân Uyên và khu công nghiệp Tân Bình có thể đem lại dòng tiền lớn trong dài hạn với các dự án mở rộng.

Bất lợi: Quỹ khen thưởng phúc lợi rất cao do đặc tính thâm dụng lao động của ngành, chiếm đến 20% tổng LNST hằng năm.

Sau năm 2020 sẽ không còn dòng tiền lớn từ thanh lý gỗ cao su và đền bù đất

PHR nhiều khả năng phải bán lại 32,85% cổ phần của NTC cho VRG.

Định giá: Sử dụng phương pháp tổng hợp thành phần (sum-of-the-parts), chúng tôi định giá PHR với mức giá mục tiêu 55.500 đồng vào cuối 2018.

Trong tuần này, PHR có 2 phiên giảm đầu tuần và cuối tuần (2,4% và 1,9%), xen giữa là 3 phiên tăng giữa tuần (4,2%; 1%; 2%).

Chốt tuần tăng nhẹ từ 49.200 đồng lên 50.500 đồng/cổ phiếu, +2,65%, khớp lệnh trên dưới 500.000 đơn vị/phiên.

VCSC cho rằng giá trị tài sản ròng của (NAV) của POW là 33.800 đồng/cổ phiếu

Mã chứng khoán: POW - Tổng Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu cho với khuyến nghị mua và giá mục tiêu 19.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời 33,6%.

Chúng tôi dự phóng tăng trưởng LNST báo cáo và thường xuyên năm 2017 tăng lần lượt 108,7% YoY (so với năm trước) và 86,3% YoY khi nhà máy điện Vũng Áng có lợi nhuận tích cực so với ghi nhận lỗ lớn trong năm 2016.

LNST thường xuyên năm 2018 dự kiến ghi nhận tăng trưởng 12,9% YoY nhờ phục hồi mạnh mẽ cũa nhà máy điện Nhơn Trạch 1 sau khi đại tu, và LNTT của nhà máy điện Cà Mau tăng 19% sau khi bảo dưỡng.

Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2017 - 2022 là 19,3% khi các nhà máy Cà Mau và Nhơn Trạch 1 sẽ lần lượt hết khấu hao, hoạt động ổn định của nhà máy Vũng Áng và nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2021 và 2022.

Thị trường Điện Bán buôn Cạnh tranh (WCM) bắt đầu vận hành trong năm 2019 sẽ tạo thêm nhiều tiềm năng tăng trưởng cho POW.

Mức giá niêm yết 14.900 đồng là hấp dẫn với EV/EBITDA 2018 thấp hơn 35,3% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Tỷ lệ PEG 0,8 là lý tưởng.

Ngoài ra, chúng tôi ước tính theo phương pháp chi phí thay thế, giá trị tài sản ròng của (NAV) của POW là 33.800 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu POW chào sàn UpCoM từ ngày 06/3 đã ngay lập tức tăng mạnh 19,5%, thanh khoản khớp lệnh gần 15 triệu đơn vị. Nhưng 2 phiên kế tiếp lại giao dịch không như ý khi giảm điểm 4% và đứng tham chiếu, trước khi hồi nhẹ 2,3% trong phiên cuối cùng.

Chốt tuần, POW giảm nhẹ 1,7% từ 17.800 đồng xuống 17.500 đồng/cổ phiếu. thanh khoản khớp lệnh đi xuống sau mỗi phiên, lần lượt 14,9 triệu; 7,1 triệu; 6,8 triệu và 5,3 triệu đơn vị.

VCSC nâng giá mục tiêu của cổ phiếu BID lên 39.300 đồng

Chúng tôi cập nhật khuyến nghị cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) thành khả quan và nâng giá mục tiêu 39.300 đồng/cổ phiếu.

Tăng trưởng thu nhập lãi thuần mạnh mẽ trong năm 2017 (+30% YoY) và nỗ lực giảm tỷ lệ CIR từ 44,3% trong 2016 còn 39,3% trong năm 2017 cho phép BID thực hiện dự phòng thận trọng trong năm 2017.

Diễn biến này dẫn dến mức tăng mạnh trong Lợi nhuận từ HĐKD đạt 39,4% YoY trong năm 2017, giúp chi phí dự phòng tăng trưởng mạnh đạt 61% YoY.

Do đó, lợi nhuận ròng chỉ tăng 12% YoY đạt 6,9 nghìn tỷ đồng. BID hiện đang giao dịch với P/B 2,6 lần, cao hơn 13% trung bình ngành là 2,3 lần.

Trong tuần này, BID chào tuần mới bằng phiên giảm sàn, sau đó cũng bật tăng lên mức giá trần vào ngày hôm sau, nhưng đà tăng này không giữ được lâu, sau khi 2 phiên giảm điểm sau đó (0,4% và 0,8%) trước khi hồi nhẹ 0,1% phiên cuối tuần.

Chốt tuần, BID giảm nhẹ từ 37.800 xuống 37.250 đồng/cổ phiếu, tương đương -1,45%. Thanh khoản khớp lệnh tương đối cao với trên dưới 2 triệu đơn vị/phiên, trừ phiên ngày thứ Năm chỉ có 1,1 triệu đơn vị.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DIG nếu quay lại vùng 26.000 đồng

Mã chứng khoán: DIG - Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng

Nhận định: DIG đang tích lũy sau khi vượt đỉnh 26 cuối tháng 1.

Xu hướng tăng vẫn còn mạnh nhưng quá trình tích lũy ngắn hạn trở lại là điều tất yếu nên nhiều khả năng DIG sẽ vận động trở lại trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn trước khi tìm kháng cự mới.

Khuyến nghị: Mua DIG nếu giá quay lại vùng 26.000 đồng, chốt lãi 32.000 đồng, cắt lỗ 24.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần này, DIG có 3 phiên giảm (2,6%; 0,7% và 1,6%), và phiên tăng đáng kể 5% trong ngày thứ Tư, khi nhóm cổ phiếu BĐS hút dòng tiền, cùng một phiên +0,2% cuối tuần.

Như vậy, chốt tuần, DIG không thay đổi thị giá ở mức 26.900 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản khớp lệnh nằm trong số nhóm tốt nhất với hơn 22,5 triệu đơn vị.

ACBS khuyến nghị giá mục tiêu của cổ phiếu PNJ ở mức 138.358 đồng

Mã chứng khoán: PNJ - CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

Triển vọng năm 2018:

PNJ sẽ mở thêm 40 cửa hàng, với mục tiêu tăng cường sự hiện diện ở miền Bắc và đạt 300 cửa hàng vào thời điểm 30/4 kể kỷ niệm sinh nhật Công ty. Chúng tôi giả định 45 cửa hàng mới sẽ được khai trương trong cả năm 2018.

Phần lớn các cửa hàng này sẽ là cửa hàng vàng, có tốc độ tăng trưởng cùng cửa hàng duy trì ở mức hai con số, mặc dù có phần chậm lại trong 3 năm tới. Con số này được ghi nhận là 21% trong năm 2017 và giả định 18% trong năm 2018.

Chúng tôi kỳ vọng công ty sẽ đạt 13.889 tỷ đồng doanh thu thuần và 904 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2018.

Giá mục tiêu đối với cổ phiếu này là 138.358 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E xấp xỉ 24 lần, so với 20,6 lần của VN-Index, và 21 lần của các công ty tương tự trong khu vục thị trường mới nổi.

Trong tuần này, PNJ có 3 phiên tăng (1,2%; 4,1%; 2%), một phiên giảm điểm 0,9% và đứng tham chiếu ngày cuối tuần.

Qua đó, cổ phiếu này đã tăng từ mức 163.300 đồng lên 173.300 đồng/cổ phiếu, tương đương +6,1%. Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 230.000 đến 410.000 đơn vị/phiên.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục