Đầu tư vào đường sắt, ngoại đang chờ, nội sốt sắng

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2018 với nhiều cơ chế ưu đãi sẽ tạo thêm sức hút cho các nhà đầu tư đổ vốn vào các dự án hạ tầng, vận tải đường sắt.
Vốn ngoại đang chờ
Cho đến thời điểm này, Lotte E&C (Hàn Quốc) là nhà đầu tư nước ngoài sốt sắng nhất đối với Dự án Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai và xây dựng đoạn đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu theo hình thức PPP.
Nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết, sẵn sàng bỏ kinh phí lập đề xuất dự án nâng cấp cho tuyến đường đang đứng thứ hai về sản lượng vận tải hàng hóa trong mạng đường sắt quốc gia. Vốn ngoại đang chờ Cho đến thời điểm này, Lotte E&C (Hàn Quốc) là nhà đầu tư nước ngoài sốt sắng nhất đối với Dự án Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai và xây dựng đoạn đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu theo hình thức PPP. Nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết, sẵn sàng bỏ kinh phí lập đề xuất dự án nâng cấp cho tuyến đường đang đứng thứ hai về sản lượng vận tải hàng hóa trong mạng đường sắt quốc gia.

Vốn ngoại đang chờ

Cho đến thời điểm này, Lotte E&C (Hàn Quốc) là nhà đầu tư nước ngoài sốt sắng nhất đối với Dự án Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai và xây dựng đoạn đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu theo hình thức PPP.

Nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết, sẵn sàng bỏ kinh phí lập đề xuất dự án nâng cấp cho tuyến đường đang đứng thứ hai về sản lượng vận tải hàng hóa trong mạng đường sắt quốc gia.

Trước đó, vào giữa tháng 2/2017, một bản nghiên cứu sơ bộ bao gồm phương án đầu tư, quy mô nguồn vốn, khả năng hoàn vốn Dự án đã được nhà đầu tư Hàn Quốc trình lên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT).

Theo đề xuất của Lotte E&C, dự án này sẽ gồm 2 hợp phần, trong đó Hợp phần I có tổng mức đầu tư khoảng 2.329 tỷ đồng (tương đương 113 triệu USD) với các hạng mục: cải tạo, nâng cấp 50,46 km đường sắt; xây dựng mới 6,32 km đường sắt khổ 1.000 mm.

Hợp phần II của Dự án (xây dựng đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu) có tổng mức đầu tư 614 tỷ đồng (tương đương 27 triệu USD), gồm cải tạo khoảng 3,59 km đường ga Lào Cai thành đường khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm; xây dựng mới 0,68 km đường sắt khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm; 0,375 km hầm đường sắt khổ lồng 1.435 mm và 1.000 mm. Cấu phần này chỉ được thực hiện sau khi phía Việt Nam thỏa thuận kết nối đường sắt với Trung Quốc.

Ngoài đề nghị áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT), Lotte còn muốn nhận thêm một số ưu đãi trong quá trình triển khai Dự án.

“Với chi phí lớn và thời gian nghiên cứu khá dài, việc ưu tiên cho nhà đầu tư độc quyền nghiên cứu lập dự án là cần thiết”, ông Cho Tae Hawn, Phó chủ tịch Lotte E&C cho biết.

Được biết, với loại hợp đồng BLT, Lotte sẽ bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành khai thác công trình đó trong khoảng thời gian được xác định là 20 năm.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, hết thời hạn, nhà đầu tư bàn giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khai thác.

Nếu được chấp thuận, Dự án giai đoạn II và xây dựng đường sắt kết nối Lào Cai - Hà Khẩu sẽ thỏa mãn 3 mục tiêu: nâng năng lực thông qua khoảng 24 đôi tàu/ngày đêm đối với khu gian khó khăn Phố Lu - Lào Cai, đáp ứng năng lực vận chuyển 5 triệu hành khách và 7,5 triệu tấn hàng hóa/năm; tăng khối lượng hàng hóa quá cảnh trên hành lang giao thông Côn Minh - Hải Phòng và rút ngắn thời gian chạy tàu, đặc biệt là hành trình của tàu khách sẽ chỉ kéo dài khoảng 90 phút”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Vốn nội sốt sắng

Nếu đề xuất của Lotte liên quan đến hạ tầng, thì đề xuất mới đây của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch đường sắt Đông Dương (TP.HCM) lại liên quan đến chạy tàu - lĩnh vực mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang độc quyền trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Nhà đầu tư này đề nghị Bộ GTVT chấp thuận cho họ khai thác 2 đôi tàu du lịch sử dụng đầu máy hơi nước trên đoạn Huế - Đà Nẵng. Ngoài cung cấp đầu máy hơi nước, toa xe cho đoàn tàu du lịch, doanh nghiệp này sẽ tự bỏ kinh phí xây dựng một số hạng mục phục vụ vận dụng đầu máy hơi nước như cầu quay, họng cấp nước... tại ga Huế, Lăng Cô, Kim Liên và các tài sản này thuộc hạ tầng đường sắt Việt Nam.

Công ty Đông Dương sẽ trả phí điều hành vận tải, phí dịch vụ, phí sử dụng hạ tầng đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Tuy nhiên, những đề xuất của Lotte hay Đông Dương là chưa có tiền lệ và chưa được đề cập trong Luật Đường sắt 2005, nên rất khó để cơ quan quản lý nhà nước thông qua, dù các đề xuất đó đều có tính hợp lý cao.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, trong những năm qua, do chưa có cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh vận tải trên đường sắt quốc gia, dẫn đến dịch vụ vận tải đường sắt trong thời gian dài không có sự cạnh tranh, nên ngày một kém chất lượng, mất dần thị phần.

Đây là lý do mà cả cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư đang mong đợi Luật Đường sắt (sửa đổi) nhằm phá bỏ những nút thắt cơ chế để khơi thông dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực đường sắt.

Được biết, Luật Đường sắt (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định được cho những cú hích lớn cho lĩnh vực đường sắt, trong đó nổi bật là việc kinh doanh vận tải đường sắt được xác định là ngành, nghề được ưu đãi đầu tư; tổ chức, cá nhân hoạt động đường sát được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng, các mức ưu đãi cao nhất về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, vay tín dụng ưu đãi nhất; áp dụng cơ chế giá đối với phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.

 “Những quy định này sẽ tạo đột phá về các nguồn lực đầu tư, thu hút các doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển đường sắt, trên thực tế rất nhiều nước có chính sách tương tự”, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đánh giá.

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục