Giải ngân vốn đầu tư công đạt 65,1%, cao hơn cùng kỳ gần 123 nghìn tỷ đồng
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình giải ngân và khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong 10 tháng đầu năm 2023; đề xuất, kiến nghị giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2023 cho biết: Kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2023 cả nước là hơn 389 nghìn tỷ đồng, đạt 55,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Đến nay, giải ngân 11 tháng của cả nước khoảng 461 nghìn tỷ đồng, đạt 65,1%, cao hơn cùng kỳ (58,33%) và số tuyệt đối cao hơn gần 123 nghìn tỷ đồng.
Về tình hình giải ngân của 41 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2023 dưới mức trung bình của cả nước, báo cáo cho biết, kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2023 của 41 bộ, cơ quan trung ương và 24 địa phương là 102,3 nghìn tỷ đồng, đạt 36,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Đến nay, ước giải ngân 11 tháng năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nêu trên khoảng 125 nghìn tỷ đồng, đạt 44,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giải ngân chung của cả nước là 65,1%.
Báo cáo nhấn mạnh, số vốn chưa giải ngân kế hoạch năm 2023 còn khá lớn (còn khoảng 247 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), trong khi thời gian từ nay đến cuối năm chỉ còn hơn 35 ngày, do đó cần có sự quyết tâm rất cao, sự vào cuộc quyết liệt, triển khai một cách đồng bộ, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành mới có thể hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 08/CT-TTg là tỷ lệ giải ngân trên 95%.
Cần hơn 3.800 tỷ đồng nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột
Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, ông Lê Công Du cho biết, Sở đang tích cực phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành có liên quan để sớm triển khai theo Quy hoạch nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột.
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. |
Theo ông Lê Công Du, ngày 7/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, giai đoạn 2021-2030, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột là Cảng hàng không quốc nội; quy mô, cấp sân bay: 4C. Công suất thiết kế dự kiến của sân bay là 5 triệu hành khách/năm; diện tích đất dự kiến đến năm 2030 là 518,34 ha; ước tính chi phí đầu tưtheo Quy hoạch là 3.814 tỷ đồng.
Giai đoạn định hướng đến năm 2050, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột là Cảng hàng không quốc nội; quy mô, cấp sân bay: 4C; công suất thiết kế dự kiến là 7 triệu hành khách/năm. Diện tích đất dự kiến sử dụng đến năm 2030 là 518,34 ha; ước tính chi phí đầu tư theo Quy hoạch là 1.686 tỷ đồng.
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện có một nhà ga hành khách công suất phục vụ 2 triệu hành khách/năm; đường băng đáp ứng khai thác các loại tàu bay code C (A320, A321, B737 và tương đương). Lượt hành khách qua sân bay đều tăng qua hằng năm. Hiện nay Cảng hàng không Buôn Ma Thuột chưa có nhà ga hàng hóa trong khi năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua cảng lên tới 6.634 tấn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến năm 2030, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có thể đón khoảng 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 là 7 triệu hành khách/năm, trong đó có một lượng lớn hành khách quốc tế. Việc đầu tư nâng cấp hạ tầng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là rất cấp thiết.
Đề xuất thông qua chủ trương đầu tư KCN Kim Bảng I trị giá 2.653 tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Báo cáo số 9887/BC – KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I, tỉnh Hà Nam.
Một KCN tại Đồng Văn, Hà Nam. |
Tại Báo cáo số 9887, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, căn cứ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án, ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, hồ sơ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I, tỉnh Hà Nam đã đủ điều kiện trình Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I, tỉnh Hà Nam theo quy định của Luật Đầu tư.
Dự án có quy mô diện tích sử dụng đất là 230 ha tại địa bàn các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hoá, huyện Kim Bảng với nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng phát triển Khu công nghiệp Kim Bảng. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 2.653,311 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 400 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I, tỉnh Hà Nam là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Tiến độ thực hiện Dự án là không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất.
UBND tỉnh Hà Nam có trách nhiệm chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có trách nhiệm đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp.
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng phát triển Khu công nghiệp Kim Bảng chỉ thực hiện Dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng đất trồng lúa và nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai.
Được biết, cổ đông chính của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng phát triển Khu công nghiệp Kim Bảng là Công ty TNHH Hợp Tiến (chiếm 52% vốn điều lệ). Công ty TNHH Hợp Tiến đang là nhà đầu tư Dự án Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn I có quy mô 200 ha tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Tính đến tháng 10/2023, tỉnh Hà Nam có 8 Khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 1.652,8ha, tổng diện tích đất đã cho thuê, thuê lại là 1.413,5ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 85,5%.
Bổ sung gần 1.000 tỷ đồng cho dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Sáng 29/11, 100% đại biểu có mặt đã bấm nút tán thành, thông qua nghị quyết Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV.
Ở Nghị quyết này, Quốc hội đồng ý cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31/12/2024; bổ sung 966,749 tỷ đồng từ dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho Dự án.
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV. |
“Chính phủ chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, số liệu báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp, thực hiện và hoàn thành Dự án theo đúng tiến độ và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan”, Nghị quyết nêu rõ.
Nghị quyết cũng cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bố trí cho các Dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến hết ngày 31/12/2024.
Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, mục 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30 /6/ 2024 - nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội đồng ý chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành. Đồng thời, rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
Tại nghị quyết này, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương đã tích cực, chủ động, trách nhiệm, khẩn trương và phối hợp chặt chẽ trong triển khai rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15.
Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương xem xét, xử lý kết quả rà soát và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đối với các nội dung do Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước kiến nghị; có giải pháp khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra trong các văn bản dưới luật.
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh có liên quan theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung đầu tư nguồn lực cho xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án được giao theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Kịp thời triển khai có hiệu quả các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua, ban hành đồng bộ, đúng thời hạn văn bản quy định chi tiết thi hành luật; có giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, là yêu cầu tiếp theo được nêu tại nghị quyết.
Quốc hội cũng yêu cầu phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện tiêu chí, quy trình, thủ tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất, hiệu quả; kịp thời phát hiện và xử lý các quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được Quốc hội giao tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực (quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tài sản công; đấu thầu, mua sắm tài sản công; đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Khẩn trương giải quyết các vụ việc, vụ án tạm đình chỉ, trong đó tập trung xử lý những vụ đã hết hoặc gần hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, các trường hợp còn tồn đọng do lỗi chủ quan, không để xảy ra việc tạm đình chỉ không đúng pháp luật; đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong tố tụng hình sự bảo đảm thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án hành chính, Nghị quyết nêu rõ.
Đắk Lắk sẽ thu hút đầu tư vào 4 trụ cột tăng trưởng kinh tế
Vừa qua HĐND tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết về việc thông qua Hồ sơ trình phê duyệt và các nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, trong Quy hoạch, định hướng kêu gọi, thu hút đầu tư tập trung vào việc tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư.
Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. |
Đồng thời đề ra các biện pháp cải cách hành chính, tăng cường quyền lợi và bảo vệ các nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế.
Tỉnh Đắk Lắk sẽ dựa trên cơ sở 4 trụ cột tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn.
Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn, các Dự án thủy điện tận dụng nước của các hồ thủy lợi.
Phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi. Trong đó, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Cuối cùng là phát triển dịch vụ - logistic - du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư là rất quan trọng để hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh sẽ phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách và hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn.
Trên cơ sở hồ sơ Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sớm hoàn thiện lập và phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch chung phát triển đô thị, các phương án sử dụng đất của các nông lâm trường chuyển về cho địa phương quản lý làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đề xuất đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Đắk Lắk sẽ tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Trong đó, chú trọng đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm để thúc đẩy liên kết vùng, đặc biệt là đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường vành đai phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại cửa khẩu Đắk Ruê, Dự án Khu công nghiệp Phú Xuân…
Tỉnh Đắk Lắk sẽ xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm và cho từng thời kỳ; xây dựng và công bố các danh mục dự án thu hút đầu tư để làm cơ sở các nhà đầu tư quan tâm đề xuất thực hiện dự án; thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư.
Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của Nhân dân đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở: phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; bản sắc văn hóa các dân tộc; Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế; Buôn Ma Thuột là cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế.
Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế ven biển miền Trung vẫn còn nhiều rào cản
Ngày 29/11, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ tổ chức Hội thảo khoa học “Đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung”.
Theo báo cáo, Việt Nam đã chủ trương thành lập các khu kinh tế ven biển với cơ chế chính sách ưu đãi “vượt trội” nhằm tạo đột phá trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài.
Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức Hội thảo khoa học “Đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung”. |
Kể từ thời điểm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai – khu kinh tế ven biển đầu tiên của cả nước vào năm 2003, đến nay, Việt Nam có 19 khu kinh tế ven biển được thành lập. Trong đó, khu vực miền Trung có đến 11 khu kinh tế ven biển, chiếm gần 60% tổng số khu kinh tế ven biển của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, các khu kinh tế ven biển đã thu hút 254 Dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 805,2 nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, các khu kinh tế ven biển bước đầu đã có những đóng góp quan trọng trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Theo PGS.TS Bùi Quang Bình, các khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành nơi thí điểm vận dụng sáng kiến về cơ chế chính sách phát triển cho các địa phương; quy mô hoạt động kinh tế của các khu kinh tế ven biển lớn mạnh và đang khẳng định vị trí trong nền kinh tế của vùng.
Ngoài ra, các khu kinh tế ven biển đã và đang trở thành trung tâm quy tụ, tập trung nguồn lực và các yếu tố sản xuất của các địa phương như vốn đầu tư bao gồm cả FDI; số lượng lao động có tay nghề; trung tâm và động lực cho các địa phương.
Một số ngành kinh tế biển được Việt Nam xác định ưu tiên đã đạt được sự phát triển khá ấn tượng, đóng góp lớn vào nền kinh tế, như: Du lịch biển, đảo; Công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp ô tô, luyện kim, khai thác và chế biến hải sản; Cảng biển và logistics… Các khu kinh tế ven biển đã và đang đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của các địa phương và toàn vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, hoạt động thu hút đầu tư của các khu kinh tế ven biển Việt Nam và khu vực miền Trung nói riêng còn những tồn tại, hạn chế.
Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, Khung thể chế và mô hình phát triển khu kinh tế ven biển còn chưa hoàn thiện; Cơ sở hạ tầng bên trong và bên ngoài khu kinh tế vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại, tính kết nối giữa các khu kinh tế ven biển với các trung tâm kinh tế vùng còn nhiều hạn chế.
Cũng theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, dù là mô hình “khu trong khu”, song các khu kinh tế nặng về thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, lĩnh vực dịch vụ và đô thị hóa còn chậm phát triển; Các dự án đầu tư vào các KKT ven biển miền Trung chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động như dệt may, da giày, lắp ráp hàng điện tử; thiếu các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp/dịch vụ sử dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, cơ chế chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển còn thiếu đột phá. Các khu kinh tế ven biển khu vực miền Trung còn gặp khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Hầu hết các dự án đầu tư vào các khu kinh tế ven biển chủ yếu là các dự án kinh tế, thiếu các dự án trong lĩnh vực xã hội như giáo dục đào tạo, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nhà ở cho công nhân…
Một số khu kinh tế ven biển khu vực miền Trung đang trong tình trạng “khát đầu tư” nên còn có tư duy thu hút đầu tư bằng mọi giá mà không quan tâm nhiều đến yếu tố môi trường và môi sinh cho cư dân địa phương. Đặc biệt, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế là “điểm đen” về ô nhiễm môi trường.
“Việc phát triển các khu kinh tế ven biển nói chung và hoạt động thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung nói riêng cần thiết phải được xem xét, đánh giá lại một cách đầy đủ, thấu đáo, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững. Để từ đó có thể đưa ra giải pháp để phát huy hơn nữa giá trị của các khu kinh tế ven biển”, TS. Hoàng Hồng Hiệp phát biểu.
Hội thảo “Đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung” được Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ tổ chức nhằm tạo diễn đàn khoa học để các học giả, nhà quản lý trao đổi các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển khu vực miền Trung trong bối cảnh mới, bao gồm các sáng kiến thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển đặt trong tầm nhìn vùng, mối liên kết vùng.
Dự án nghìn tỷ ở Gia Lai cần gỡ vướng về giải phóng mặt bằng
Ông Phạm Xuân Điệp, Giám đốc Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, cho biết đang thúc đẩy tiến độ Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19).
Dự án có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 900 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 300 tỷ đồng. Dự án có chiều dài 16 Km, bề rộng nền đường 30m, đi qua các huyện Đak Đoa, thành phố Pleiku và huyện Chư Păh.
Công trường tại dự án đường tránh Quốc lộ 19 ở Gia Lai |
Theo ông Phạm Xuân Điệp, dự án bắt đầu triển khai từ năm 2023. Tuy nhiên đến nay, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các huyện có dự án đi qua mới đạt 30%. Vì vậy, nhà thầu phải làm theo kiểu cuốn chiếu, nơi nào giải phóng mặt bằng xong thì ưu tiên làm trước.
Vào ngày 10/11/2023, ông Đặng Toàn Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.Pleiku ký báo cáo tiến độ GPMB đường tránh Quốc lộ 19 cho biết, dự án đi qua TP Pleiku có chiều dài 4,5 Km. Diện tích đất dự kiến thu hồi là 154.092,63 m2 (tổng 194 thửa đất). Đến nay đã hoàn thành công tác đo đạc, kiểm tra, kiểm kê thực tế đất và tài sản trên đất của 194/194 thửa.
Tuy nhiên, dự án có các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi tại xã Biển Hồ, Tân Sơn nhưng lại cư trú tại các huyện Ia Grai, Chư Sê và các tỉnh như Hà Nội, TP HCM, Bình Định. Do đó, công tác thu thập hồ sơ và xác minh gặp rất nhiều khó khăn. UBND TP Pleiku, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Pleiku nhiều gần gửi văn bản, đề nghị xác minh gửi các xã của hai huyện Ia Grai và Chư Sê nhưng đến này các xã vẫn chưa có kết quả trả lời. Từ đó, thành phố này đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo UBND các huyện Ia Grai, Chư Sê chỉ đạo xã Ia Dêr, thị trấn Chư Sê có văn bản trả lời về kết quả công tác xác minh, làm cơ sở thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Tại huyện Chư Păh, ngày 26/11/2023, ông Phạm Minh Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện ký báo báo gửi UBND tỉnh này, đề nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án. Cụ thể, huyện đang công khai phương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của Công ty cổ phần Chè Biển Hồ. Ngoài ra, có 28 hộ dân bị ảnh hưởng khi dự án đi qua. 28 hộ dân này thống nhất chủ trương thu hồi đất nhưng chưa thống nhất với dự thảo phương án (bồi thường) với lý do giá trị bồi thường cây cối quá thấp so với thị trường, từ đó đề nghị có những chính sách hỗ trợ phù hợp. Huyện kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai quan tâm chỉ đạo, sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện dự án.
Theo ông Phạm Xuân Điệp, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, dự án 1.200 tỷ đồng này, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. “Nếu khâu GPMB hoàn tất bài bản, dự án chỉ thi công trong 1 năm là hoàn thành ”, ông Điệp cho biết.
Đầu tư 4.204 tỷ đồng nâng cấp đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi
Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi, tỉnh Cà Mau.
Một đoạn đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn - Đất Mũi. |
Tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi là phân đoạn cuối cùng của đường Hồ Chí Minh, có điểm đầu tại cầu Ông Tình (huyện Năm Căn) và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau với chiều dài 58,7 km, được hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2016.
Đây là đoạn đường có ý nghĩa hết sức quan trọng đã góp phần xoá thể “ốc đảo” biệt lập của huyện Ngọc Hiển (điểm cuối cùng của đất nước chưa có đường ôtô đến trung tâm), giúp nhân dân đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện… Đồng thời, con đường còn tạo nên bước đột phá về kinh tế - xã hội, phát triển du lịch cho vùng đất cực Nam của Tổ quốc cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Kết thúc giai đoạn 1, đoạn Km0 - Km12 có bình diện và trắc dọc, mặt cắt ngang đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng vận tốc thiết kế 80 km/h; đoạn Km12- Km58+455 có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng vận tốc thiết kế 80 km/h.
Tuy nhiên, quy mô mặt cắt ngang mới chỉ tương đương với đường cấp V, tương ứng với tốc độ 40 km/h. Mặt khác, tại vị trí 4 cầu gồm cầu Rạch Tàu, Rạch Vàm, Xóm Mũi và Rạch Bàu Nhỏ thì hiện trạng được thiết kế trắc dọc châm trước hạ 1 cấp, đạt tốc độ thiết kế 60 km/h. Toàn bộ mặt đường của tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn – Đất Mũi hiện chỉ được láng nhựa.
Sau khi xem xét 3 phương án, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ GTVT đầu tư, mở rộng trên toàn tuyến đảm bảo đạt chuẩn đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe mặt đường rộng 11 m, nền đường rộng 12 m; riêng đoạn qua đô thị (Km0 - Km6+800) đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường rộng 25 m, mặt đường rộng 21 m.
Do đường Hồ Chí Minh, đoạn Năm Căn đến Đất Mũi giai đoạn trước đây đã được tiến hành giải phóng mặt bằng với quy mô nền đường rộng 12 m và thi công trùng tim quy hoạch. Do đó, khi nâng cấp, mở rộng phần lớn không phải giải phóng mặt bằng thêm.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 4.204,1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, trong đó chi phí xây dựng là 2.816 tỷ đồng, chi phí tư vấn, quản lý dự án là 281,7 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 425 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 680 tỷ đồng.
Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua, Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn đến Đất Mũi, tỉnh Cà Mau sẽ được hoàn thành vào năm 2027.
Kiên Giang kêu gọi đầu tư 3 dự án thủy sản, tổng vốn 460 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Quyết định số 2858/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung Danh mục các Dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021- 2025.
Nuôi cá lồng bè trên vùng biển Kiên Giang. Nguồn: vpubnd.kiengiang.gov.vn |
Theo đó, có 3 dự án thuộc lĩnh vực thủy sản được tỉnh Kiên Giang bổ sung vào danh mục thu hút đầu tư, có tổng diện tích là 607,8 ha, với tổng vốn đầu tư 460 tỷ đồng. Cụ thể gồm:
Dự án nuôi trồng thủy sản (cua, ghẹ, nhuyễn thể 2 mảnh: hàu, vẹm, sò huyết, hến… và các loại thủy hải sản khác). Dự án có quy mô diện tích 90 ha, địa điểm thực hiện tại ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, vốn đầu tư là 30 tỷ đồng.
Dự án nuôi trồng thủy sản (cua, ghẹ, nhuyễn thể 2 mảnh: hàu, vẹm, sò huyết, hến…và các loại thủy hải sản khác), có quy mô diện tích 97,8 ha, địa điểm thực hiện dự án tại ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, vốn đầu tư là 30 tỷ đồng.
Dự án nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cá, rong biển và các loại thủy hải sản khác, có quy mô diện tích 420 ha, địa điểm thực hiện dự án tại xã An Sơn, huyện Kiên Hải, với vốn đầu tư là 400 tỷ đồng.
Về hiện trạng sử dụng đất, cả 3 dự án trên đều thuộc khu vực biển do nhà nước quản lý.
UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố Danh mục các dự án nêu trên, đăng tải thông tin Danh mục dự án lên Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương và bên mời thầu triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Kiên Giang triển khai các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án, tạo điều kiện và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin có liên quan đến dự án để nghiên cứu, quyết định việc đầu tư.
Đồng thời, giao UBND huyện Hòn Đất, UBND huyện Kiên Hải chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các bước thông báo mời quan tâm, lập hồ sơ mời thầu…và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật.
Petrovietnam tìm kiếm vốn ngoại cho Nhiệt điện Ô Môn 4, Lọc dầu Dung Quất mở rộng
Đại diện Ban tài chính Kế toán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã các các buổi trao đổi với ngân hàng SMBC về một số Dự án đầu tư của Tập đoàn/đơn vị thành viên, cũng như đề nghị SMBC xem xét, nghiên cứu khả năng cho vay các hoạt động M&Acủa Petrovietnam trong thời gian tới.
Đại diện Ban Tài chính Kế toán làm việc với SMBC về thị trường cho vay hợp vốn khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ảnh PVN |
Với năng lực, kinh nghiệm cung cấp nhiều khoản vay M&A cho các công ty trong khu vực châu Á, SMBC cũng bày tỏ sự mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Petrovietnam để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các nguồn vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của Tập đoàn.
Cạnh đó, các ban chuyên môn của Petrovietnam đã có buổi trao đổi với các chuyên gia của bộ phận Các giải pháp bền vững (Sustainable Solution Dept) thuộc SMBC Hội sở chính - Tokyo và SMBC Singapore.
SMBC cũng đã giới thiệu chính sách của mình về lộ trình chuyển dịch hướng đến mục tiêu Net Zero (Transition Finance Playbook), trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến đẩy mạnh tài trợ cho các lĩnh vực đóng góp vào năng lượng xanh/năng lượng tái tạo và đặc biệt là các chính sách tài trợ vốn đối với các dự án năng lượng hóa thạch gồm khâu đầu, khâu cuối ngành Dầu khí, điện khí LNG...
Một trong những tiêu chí quan trọng khi SMBC xem xét tài trợ cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng là dự án phải phù hợp với mục tiêu giới hạn sự nóng lên của trái đất không quá 1,5 độ C.
Các ban chuyên môn của Petrovietnam cùng kỳ vọng, SMBC cần tiếp tục hỗ trợ các dự án đầu tư của Petrovietnam/các đơn vị thành viên trong quá trình chuyển dịch năng lượng của Petrovietnam trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển, do đó bắt buộc phải sử dụng khí tự nhiên như một nguồn năng lượng chuyển tiếp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì trao đổi, cập nhật tiến trình chuyển dịch năng lượng của mỗi bên để có thể thúc đẩy việc xem xét tài trợ của SMBC cho một số dự án đầu tư của Tập đoàn như Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 4, Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
SMBC là một trong những ngân hàng quốc tế hàng đầu trên thị trường tín dụng châu Á, có mạng lưới hoạt động tại 39 quốc gia và lãnh thổ và là ngân hàng lớn thứ hai của Nhật Bản tính theo quy mô tài sản.
SMBC đã có quan hệ tín dụng tốt đẹp với Petrovietnam và một số đơn vị thành viên thông qua việc tham gia cho vay dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3-4...
Quy hoạch TP. Đà Nẵng: Tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, Thành phố luôn nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng cũng như tập trung cao cho công tác xây dựng Quy hoạch TP. Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của Luật Quy hoạch và bối cảnh mới, có tầm nhìn dài hạn, nhằm phát huy hiệu quả các lợi thế của Thành phố, làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội và xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của cả nước.
“Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thành phố trong giai đoạn mới; là nền tảng để tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng định hướng và đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian sớm nhất”, ông Chinh nhấn mạnh.
Theo ông Chinh, Quy hoạch TP. Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng để Thành phố xây dựng kịch bản tăng trưởng phù hợp, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Chủ tịch TP. Đà Nẵng cho biết, Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 2/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế; là trung tâm du lịch quốc tế gắn với trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á.
Ông Lê Quang Nam, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Thành phố sẽ huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch thông qua việc huy động vốn đầu tư phát triển dự kiến giai đoạn 2021-2030 khoảng 800.000 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 10-15% tổng vốn đầu tư.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, Quy hoạch TP. Đà Nẵng được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện khát vọng của nhân dân Đà Nẵng về thành phố đáng sống, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và thế giới.
Quy hoạch đã mở ra cơ hội không gian phát triển mới cho Đà Nẵng, được kỳ vọng tạo ra xung lực mới, để Đà Nẵng tiếp tục tạo ra kỳ tích lần thứ 2 về phát triển kinh tế - xã hội với các trụ cột là kinh tế tri thức; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông gắn với nền kinh tế số; du lịch sinh thái, văn hóa tạo nên sự độc đáo, khác biệt và tạo ra những giá trị nổi trội; trung tâm dịch vụ chất lượng cao (cảng biển, cảng hàng không) gắn với dịch vụ logistics và hệ sinh thái đô thị của sân bay, hải cảng.
Phó thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng cần nghiên cứu hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách, cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Đồng thời, Đà Nẵng cần ban hành các tiêu chuẩn xanh, lấy kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số làm động lực phát triển. Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố và vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ.
Đồng thời, Đà Nẵng cần ưu tiên đầu tư các Dự án động lực, trọng điểm. “Tất cả dự án này có tính lan tỏa rất lớn, tạo ra những không gian phát triển mới, tạo động lực, năng lực mới, thúc đẩy tăng trưởng Thành phố theo hướng văn minh, bền vững”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục đổi mới tác phong, lề lối làm việc, tập trung tháo gỡ, tập trung phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
“Chúng ta có niềm tin rằng, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đạt được những kỳ tích. Sự quan tâm của các nhà đầu tư, mà chúng ta đã chứng kiến tại Lễ công bố quy hoạch TP. Đà Nẵng báo hiệu sự khởi đầu hết sức tốt đẹp”, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ.
Doanh nghiệp Singapore muốn đầu tư vào logistics và chuyển đổi số tại Long An
Thông tin tại Tọa đàm thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Long An với các doanh nghiệp Singapore ngày 29/11, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, định hướng của Long An trong giai đoạn tới là thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng gắn liền với bảo vệ môi trường nhằm hướng đến sự tăng trưởng bền vững.
Doanh nghiệp Singapore trao đổi với lãnh đạo tỉnh Long An về thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics và chuyển đổi số |
Hiện nay, Singapore là quốc gia đứng đầu về số vốn đầu tư vào Long An với hơn 4 tỷ USD, chiếm 37% trong tổng số vốn FDI từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh.
Theo ông Sơn với số vốn đầu lớn nhất tại Long An, tỉnh mong muốn doanh nghiệp Singapore tiếp tục đầu tư mô hình các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore theo hướng bền vững, tiến tới hình thành các hệ sinh thái công nghiệp, đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao.
“Long An sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Singapore mở rộng đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực chuyển đổi số; chuyển đổi năng lượng xanh; hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị; y tế; công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử…” ông Sơn khẳng định.
Tại tọa đàm, hai lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp Singapore quan tâm nhất là logistics và chuyển đổi số. Các doanh nghiệp đã đặt nhiều câu hỏi cho lãnh đạo tỉnh Long An liên quan đến định hướng và cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp đối với 2 lĩnh vực này tại tỉnh.
Trả lời các nhà đầu tư, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, đối với lĩnh vực logistics và chuyển đổi số mà các doanh nghiệp Singapore quan tâm, tỉnh Long An đang có dư địa rất lớn để phát triển. Bởi vì, trong quy hoạch thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 của tỉnh Long An đã được Chính phủ phê duyệt, hai lĩnh vực này đều là lĩnh vực trọng tâm để tiến tới phát triển kinh tế bền vững.
Thông tin thêm đến nhà đầu tư, ông Sơn cho biết hiện nay Long An đã rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp ở mức nhanh nhất, tối đa là 3 ngày. Thậm chí nhiều doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đầy đủ vào buổi sáng là buổi chiều sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngay.
Xác định danh tính nhà đầu tư thực hiện Dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Ngày 29/11, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần 2 - xây dựng cảng hàng không thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.
Phối cảnh dự án Cảng hàng không Quảng Trị |
Theo tờ trình, căn cứ báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần 2 - xây dựng cảng hàng không thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP) của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị, kết quả đánh giá lựa chọn nhà đầu tư xác định Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Giao thông T&T – Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 là đơn vị xếp hạng nhất.
Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, bên mời thầu thống nhất với các nội dung đánh giá nêu trong báo cáo của tổ chuyên gia lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, quá trình đấu thầu bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần 2 - xây dựng cảng hàng không thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị với địa điểm thực hiện tại xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị.
Quy mô đầu tư xây dựng dự án theo quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 được phê duyệt ngày 21/8 vừa qua.
Dự án có diện tích đất sử dụng 265,372 ha (chưa bao gồm diện tích đất khu quân sự là 51,2 ha). Trong đó, diện tích đất dùng chung là 177,642 ha. Diện tích đất khu hàng không dân dụng là 87,73 ha. Đối với khu đất quân sự (51,2 ha), sẽ đầu tư khi quân đội có nhu cầu.
Tên nhà đầu tư trúng thầu: Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Giao thông T&T – Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 (địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tổng mức đầu tư dự án là 5.821,073 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu 1.091,960 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 18,76%), vốn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.729,113 tỷ đồng (tương đương 81,24%).
Thời gian chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng là 24 tháng. Thời gian thực hiện hợp đồng (vận hành, thu phí, hoàn vốn) là 47 năm 2 tháng.
Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 12/2021, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 8/2023. Công trình đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không cấp 4C theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), có khả năng đỗ tàu bay code E và sân bay quân sự cấp II đáp ứng nhu cầu khai thác đến 5 triệu lượt hành khách/năm và 25.500 tấn hàng hóa/năm.
Mục tiêu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải. Đồng thời, đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến, Dự án Cảng Hàng không Quảng Trị dự kiến sẽ được khởi công vào đầu năm 2024 và đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2026.
Đắk Lắk yêu cầu nghiên cứu giao chỉ tiêu cụ thể về thu hút đầu tư
Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy định kỳ lần thứ 73, để xem xét, cho ý kiến dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và Nghị quyết nhiệm vụ năm 2024.
Năm 2023, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. |
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông Nguyễn Đình Trung đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương trong thời gian đến tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk yêu cầu, cần xác định rõ và xây dựng các yêu cầu, nhiệm vụ của năm 2024 gắn với các hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Đồng thời, tập trung thực hiện các Dự án trọng điểm; nghiên cứu giao chỉ tiêu cụ thể về thu hút đầu tư để các địa phương tập trung phấn đấu thực hiện hiệu quả.
Ông Nguyễn Đình Trung cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tiếp tục quan tâm, ưu tiên hơn nữa cho công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh…
Năm 2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp nhằm phát triển hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn.
Theo đó, trong 18 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết đề ra có 4 chỉ tiêu nổi bật, vượt kế hoạch; 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch; 2 chỉ tiêu cơ bản đạt kế hoạch, nhưng trong đó có chỉ số thành phần đạt thấp và 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.
So với năm 2022, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 60.867 tỷ đồng, tăng 4,64%; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 35.744 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 98.000 tỷ đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung triển khai thực hiện, đến nay có 74/151 xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 51,66%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đắk Lắk còn thấp so với kịch bản đề ra nhưng tương xứng với quy mô nền kinh tế trong điều kiện chung của khu vực hiện nay; công tác an sinh xã hội được quan tâm; nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra sôi nổi…
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, yêu cầu cần đánh giá cụ thể tình hình của tỉnh, làm rõ những hạn chế, nguyên nhân các chỉ tiêu còn đạt thấp, dự báo chính xác tình hình để đề ra các chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm vụ năm 2024.
Xác định quy mô lập quy hoạch sân golf Cam Lộ - Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán khảo sát quy lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu thể dục thể thao, sân golf Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ và xã Cam Thành, huyện Cam Lộ.
Sân golf Cam Lộ được quy hoạch thực hiện xung quanh khu vực hồ Nghĩa Hy |
Phạm vi khảo sát thuộc thị trấn Cam Lộ, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, có ranh giới phía Bắc giáp hồ Nghĩa Hy; phía Đông giáp khu vực sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp; phía Đông giáp đất lâm nghiệp và phía Tây giáp đất an ninh quốc phòng.
Theo đó, quy mô lập quy hoạch khoảng 191,42 ha, diện tích khảo sát mở rộng khoảng 210 ha để khớp nối khu vực xung quanh.
Theo UBND tỉnh Quảng Trị, mục đích khảo sát nhằm cung cấp cho chủ đầu tư và đơn vị tư vấn quy hoạch Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000, đường đồng mức 1,0 m phục vụ cho công tác lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu thể dục thể thao, sân golf Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ và xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ.
Trước đó, trong tháng 12/2021, Tập đoàn T&T đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị để khảo sát nghiên cứu đầu tư Dự án Tổ hợp du lịch – dịch vụ - đô thị và sân golf tại khu vực xung quanh hồ Nghĩa Hy, thuộc khu vực xã Cam Thành và thị trấn Cam Lộ với quy mô đề xuất 614 ha. Trong đó quy mô sân golf dự kiến khoảng 300 ha. UBND tỉnh Quảng Trị sau đó đã có văn bản đồng ý chủ trương cho Tập đoàn T&T thực hiện nghiên cứu, khảo sát.
Đến tháng 10/2022, Tập đoàn T&T và đơn vị tư vấn đã có báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị về nội dung đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị phức hợp, nghỉ dưỡng và sân golf Cam Lộ. Đồ án này có diện tích nghiên cứu là 498,2 ha bao quanh khu vực hồ Nghĩa Hy, thuộc thị trấn Cam Lộ và xã Cam Thành, huyện Cam Lộ.
Đến ngày 21/9 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị phức hợp, nghỉ dưỡng và sân golf Cam Lộ, thị trấn Cam Lộ và xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Tại quyết định này, UBND tỉnh Quảng Trị điều chỉnh tách riêng khu vực sân golf với diện tích khoảng 191,42 ha ra khỏi phạm vi nghiên cứu và hình thành đồ án Quy hoạch chung tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trước đó vào ngày 30/5/2022.
Được biết, tại Quảng Trị, Tập đoàn T&T là chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải, thuộc huyện Gio Linh với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tập đoàn T&T còn tham gia vào dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I (1.500 MW) cùng 2 doanh nghiệp khác là Tổng công ty năng lượng Hanwha (HEC) - Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO). Tổng vốn đầu tư giai đoạn I của dự án lên tới gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD).
Tập đoàn T&T cũng là đơn vị lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cảng hàng không Quảng Trị với tổng mức đầu tư 5.822,9 tỷ đồng. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 12/2021, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 8/2023.
Đổi chủ đầu tư Dự án thu gom xử lý nước thải tập trung TP. Quảng Ngãi
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc xem xét thông qua, ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với Dự án Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải tập trung TP. Quảng Ngãi (lưu vực phía Nam hạ lưu sông Trà Khúc).
Theo đó, UBND tỉnh này cho rằng, Dự án Hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung TP. Quảng Ngãi (lưu vực sông Trà Khúc) được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 9/12/2019, điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 22/9/2023.
Tại các Nghị quyết nêu trên, cấp thẩm quyền xác định chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (quản lý dự án) nên việc thay đổi chủ đầu tư cần phải trình HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Qua rà soát nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh thì từ năm 2024, Ban này không còn dự án triển khai đầu tư mới.
Do đó, các nguồn thu từ hoạt động quản lý dự án, giám sát giảm xuống, ảnh hưởng đến nguồn chi trả lương và các phụ cấp cho người lao động.
Trong khi đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh thực hiện khởi công một số dự án trọng điểm như: Đê chắn cát, giảm sóng và nạo vét thông luồng vào khu neo đậu tránh trú bão cảng cá Sa Huỳnh; Đê chắn sóng bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn); Kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc (cầu Trà Khúc 1 - bến Tam Thương); Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi; Cầu Trà Khúc 1… nên để tập trung nguồn lực hoàn thành nhiệm vụ được giao thì việc điều chỉnh chủ đầu tư từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh sang Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh là cần thiết.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, theo khoản 2, Điều 11, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, do dự án đến nay chưa được phê duyệt dự án đầu tư nên để nắm bắt xuyên suốt từ lập, trình, phê duyệt dự án và triển khai thực hiện, việc các Ban quản lý chuyên ngành thống nhất chuyển chủ đầu tư nói trên là phù hợp và cần phải được HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh chủ đầu tư (quản lý dự án).
Đà Nẵng: Dự án khu công nghệ sinh học giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng, Dự án Trung tâm công nghệ sinh học kết hợp cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật (giai đoạn 2) gồm các hạng mục chính khối nhà thí nghiệm 3 tầng (đã thi công hoàn thành) và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, giao thông san nền, điện chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà.
Quy hoạch Trung tâm công nghệ sinh học được điều chỉnh vì đường Vành đai phía Tây 2. |
Các hạng mục này đã thi công hoàn thành được 10% khối lượng, khối lượng còn lại do vướng các hồ sơ giải tòa nên chưa triển khai thi công được.
Cụ thể, Dự án có 119 hồ sơ đất cần giải tỏa, trong đó đất nông nghiệp có 117 hồ sơ (phường Hòa Thọ Tây 17 hồ sơ, phường Hòa Phát 100 hồ sơ) và 2 hồ sơ đất ở (Hòa Phát); đã chi trả bàn giao mặt bằng được 30/119 hồ sơ. Số lượng hồ sơ mổ mả giải tỏa là 110 cái.
Liên quan đến tình hình giải tỏa đền bù, UBND TP. Đà Nẵng đã có các văn bản số 57/TB-UBND, ngày 31/7/2023; Công văn số 4494/UBND-SKHĐT, ngày 22/8/2023 giao nhiệm vụ cho UBND quận Cẩm Lệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương vận động người dân tập trung giải tỏa dứt điểm các hồ sơ còn lại và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý IV/2023.
Ngày 30/8/2023 Ban Giải phóng mặt bằng quận Cẩm Lệ đã tổ chức mời các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đi thực tế để kiểm tra xác định hỗ trợ đất nông nghiệp xen lẫn trong địa giới hành chính phường để hoàn thiện hồ sơ đền bù, hỗ trợ cho người dân có đất thuộc diện di dời giải tỏa.
Theo UBND quận Cẩm Lệ, Hội đồng giải phóng mặt bằng quận phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 31/12/2023 để đảm bảo điều kiện thi công hoàn thành công trình vào tháng 6/2024 đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư.
Theo đó, lộ trình thời gian thực hiện dự kiến của Dự án đến ngày 31/12/2023 hoàn thành giải tỏa tại dự án theo kế hoạch đền bù giải tỏa đã được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt (tại Quyết định số 162, ngày 27/1/2023); từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2024 tổ chức thi công hoàn thành dự án; từ tháng 6/2024 đến tháng 6/2025 thực hiện quyết toán và hoàn thành công tác bảo hành công trình.
Dự án ban đầu được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 7699, ngày 29/10/2014 với tổng mức đầu tư hơn 14,85 ỷ đồng. Sau đó, các hạng mục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2016.
Để đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, UBND TP. Đà Nẵng có Quyết định số 6654, ngày 27/11/2017 điều chỉnh Dự án Trung tâm Công nghệ sinh học kết hợp cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật (giai đoạn 2) với tổng mức kinh phí sau khi điều chỉnh là hơn 40,671 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng, sau khi có quy hoạch Đường vành đai 2 đã phá vỡ cảnh quan, cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, điện...; buộc Trung tâm phải di dời các hạng mục hiện trạng (nhà nấm, khu nghiên cứu...). Do vậy, ngày 5/4/2018, UBND TP. Đà Nẵng đã có văn bản tạm dừng Dự án để điều chỉnh quy hoạch phù hợp với Dự án Tuyến đường Vành Đai 2.
Ngày 26/4/2019, UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 mở rộng Trung tâm công nghệ sinh học. Một trong nội dung của quy hoạch là điều chỉnh tổng diện tích đất từ 89.627 m2 giảm còn 78.916 m2.
Ngày 11/7/2019, HĐND TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 253, đồng ý chủ trương điều chỉnh Dự án do ảnh hưởng của đường Vành đai phía Tây 2. Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư là 81,177 tỷ đồng (tăng thêm 40,5 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngân sách thành phố do Sở Khoa học và Công nghệ làm chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp là đơn vị điều hành dự án.
Nội dung đầu tư của Dự án là xây mới khối nhà nghiên cứu và hoàn thiện hạ tầng Trung tâm Công nghệ sinh học; địa điểm xây dựng dự án tại phường Hòa Phát và phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 – 2021. Ngày 2/10/2020, Dự án đã khởi công với đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Đỉnh Việt và Công ty cổ phần Lê Vũ.
Đến đầu tháng 1/2023, UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung cho Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 132,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là năm 2014 – 2024, đơn vị chủ đầu tư và điều hành dự án không thay đổi.
Đề xuất dùng vốn nhà nước vào Dự án Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở tài chính, Sở Giao thông vận tải và đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh đối với phương án sử dụng vốn nhà nước tham gia vào Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP theo kiến nghị của Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng (sau đây gọi tắt là Công ty Bạch Đằng). Kết quả tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 15/12/2023.
UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối phối hợp với Công ty Bạch Đằng để triển khai các thủ tục, hồ sơ liên quan đến công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của Dự án.
Trước đó, ngày 22/11/2023, Công ty Bạch Đằng có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, cho biết hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được Cục Đường sắt Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP tại Tờ trình số 2146/TTr-CĐSVN ngày 21/9/2023.
Tiếp theo đó, Bộ GTVT có Công văn số 11023/BGTVT-KHĐT ngày 2/10/2023 và Cục Đường sắt Việt Nam có Công văn số 2465/CĐSVN-KHTC ngày 30/10/2023, trong đó yêu cầu bổ sung hoàn thiện nội dung sử dụng vốn nhà nước và hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo yêu cầu của Bộ GTVT, Công ty Bạch Đằng đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng xem xét có ý kiến bổ sung hoàn thiện sử dụng vốn nhà nước cho đầu tư Dự án.
Công ty Bạch Đằng cho rằng, để phương án phân tích, đánh giá tài chính của Dự án có tính khả thi, cũng như thu hút được các nhà đầu tư tham gia đầu tư Dự án, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ cho Dự án khoảng 9.900 tỷ đồng (trong đó gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 4.091 tỷ đồng theo đơn giá đất cập nhật năm 2023; chi phí xây dựng khoảng 5.089 tỷ đồng).
Do đó, để có cơ sở báo cáo Bộ GTVT về việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Dự án, Công ty Bạch Đằng đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng xem xét khả năng cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương cho Dự án.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án ảnh hưởng khoảng 3,44 ha đất rừng phòng hộ (thuộc tỉnh Lâm Đồng); 34,67 ha đất rừng sản xuất (tỉnh Ninh Thuận 18,84 ha và tỉnh Lâm Đồng 15,83 ha).
Công ty Bạch Đằng đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng xem xét, giao đầu mối phối hợp với Công ty này để lập hồ sơ và trình HĐND các tỉnh để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 30/11/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với quy mô quy hoạch là 135 ha |
Quy mô quy hoạch là 135 ha, thuộc địa bàn các xã: Lương Bằng, Nghĩa Tá và Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các khu vực cảnh quan, di tích phụ cận có liên quan.
Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc thông qua các di tích, điểm di tích hiện còn của Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn; góp phần hình thành điểm thăm quan về nguồn, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng và tinh thần yêu nước của Nhân dân ta cho các thế hệ mai sau; điểm du lịch văn hóa, lịch sử đặc sắc, danh lam thắng cảnh hấp dẫn; gắn kết đồng bộ với hệ thống di tích cách mạng của tỉnh Bắc Kạn, vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn và toàn vùng chiến khu Việt Bắc xưa.
Quy hoạch làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan và phát triển hệ sinh thái mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng căn cứ cách mạng Chợ Đồn nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Theo phân vùng chức năng, tại mỗi di tích thành phần phân thành 2 vùng chức năng chính là: Vùng bảo vệ di tích và Vùng bảo vệ cảnh quan, phát huy giá trị di tích và phục vụ du lịch.
Các công trình di tích được tu bổ, phục hồi dựa trên căn cứ khoa học và tư liệu lịch sử; mang phong cách kiến trúc tương đồng về tính chất và thời kỳ, phù hợp truyền thống địa phương.
Các công trình biểu tượng, tượng đài cần có tính mỹ thuật cao, phù hợp với giá trị di tích; hài hòa với cảnh quan chung.
Các công trình kiến trúc xây mới cần khai thác bản sắc kiến trúc truyền thống của địa phương: chủ yếu là hình thức nhà sàn, kết cấu gỗ hoặc giả kết cấu gỗ, mái dốc lợp cọ, gianh (các vật liệu tự nhiên) hoặc lợp ngói âm dương.
Khu di tích tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa của khu vực gồm: Nghiên cứu, tham quan di tích văn hóa - lịch sử, di chỉ khảo cổ; du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa bản địa và các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Phát triển sản phẩm du lịch do người dân địa phương tổ chức, quản lý theo hướng mỗi bản, mỗi điểm di tích một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Hình thành nhiều tuyến du lịch, trong đó lấy cụm du lịch Trung tâm Di tích Nà Pậu là hạt nhân trong phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch sau:
Tuyến du lịch nội khu nhằm kết nối Trung tâm di tích Nà Pậu (xã Lương Bằng) với các điểm di tích trong nội bộ khu di tích: Cụm du lịch về nguồn Đồi Pù Cọ; cụm du lịch lịch sử và du lịch cộng đồng Bản Ca - Nà Quân.
Tuyến du lịch nội tỉnh nhằm kết nối Di tích ATK Chợ Đồn với Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn); với Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể).
Tuyến du lịch ngoại tỉnh: gồm tuyến du lịch kết nối liên vùng ATK: Định Hóa (Thái Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) - Chợ Đồn (Bắc Kạn) và tuyến du lịch kết nối Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn với các tuyến du lịch quốc gia, quốc tế qua khu vực này, kết nối tới các điểm du lịch quan trọng của khu vực và cả nước, như: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Vườn quốc gia Na Hang (Tuyên Quang), Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hang Pắc Bó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng)...
Thanh Hóa đầu tư dự án đường dây 550kV tại huyện Thiệu Hóa
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Đường dây 500kV Thanh Hóa - Rẽ Nho Quan - Hà Tĩnh tại các xã Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Minh Tâm, Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa.
Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm nhà đầu tư thực hiện. Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Minh Tâm, Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá.
Theo quyết định phê duyệt, dự án có diện tích chiếm đất bởi móng cột điện khoảng 1,77 ha và diện tích bị ảnh hưởng trong hành lang an toàn đường dây là khoảng 16 ha.
Quy mô xây dựng của dự án bao gồm: Xây dựng mới đường dây 500kV Thanh Hóa - Rẽ Nho Quan - Hà Tĩnh, 2 mạch dài khoảng 5 km, từ cột cổng 500kV Thanh Hóa đến vị trí đấu nối trong khoảng trụ T301 - 302 trên tuyến đường dây 500kV Nghi Sơn - Nho Quan (mạch 2) hiện hữu.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 256,37 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 77,37 tỷ đồng và vốn vay thương mại khoảng 197 tỷ đồng.
Dự kiến, dự án sẽ được thực hiện và hoàn thành, đưa vào hoạt động trong thời gian 6 tháng kể từ thời điểm được Nhà nước bàn giao đất.
Theo UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, đối với dự án này, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu tính toán tại hồ sơ dự án và các văn bản gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; hiệu quả đầu tư dự án; hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo quy định.
Phối hợp với các sở, ban, ngành đơn vị liên quan để tổ chức triển khai lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo đúng quy định; trong đó phải rà soát, xác định chính xác tổng mức đầu tư dự án đúng định mức kinh tế - kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Thanh Hoá giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thuê đất và tham mưu cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định cho thuê đất, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Hướng dẫn, hỗ trợ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia trong việc hoàn thiện hồ sơ và thực hiện quy trình thủ tục lập hồ sơ môi trường của dự án theo quy định.
Giao Sở Công Thương phối hợp và hướng dẫn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án trong bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia thực hiện thủ tục, thẩm định, phê duyệt dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác theo quy định của pháp luật.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm cho biết, mục tiêu của dự án này nhằm đấu nối tạm để cấp nguồn cho TBA 500kV Thanh Hóa trong trường hợp các đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu - Thanh Hóa không đáp ứng tiến độ, tăng cường khả năng cung cấp điện cho phụ tải tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ. Tăng khả năng cung cấp nguồn điện 500kV, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và khu vực.
Đà Nẵng: Dự án Đường vành đai phía Tây 2 dự kiến được phân kỳ đầu tư
Liên quan đến chủ trương triển khai tiếp theo phần còn lại của Dự án Đường vành đai phía Tây 2, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng và UBND quận Liên Chiểu, ngày 13/2/2023, UBND TP. Đà Nẵng đã có Thông báo số 49/TB-VP, nội dung giao Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (gọi tắt Ban Quản lý) rà soát lại toàn bộ dự án, đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan; xây dựng, đề xuất các phương án xử lý phù hợp với thực tế.
Cùng với đó, Ban Quản lý khái toán quy mô, tác động trong trường hợp triển khai phần còn lại hoặc dừng dự án và các vấn đề có liên quan khác, vấn đề giải tỏa đền bù…báo cáo Sở Giao thông vận tải xem xét đề xuất UBND thành phố, Thường trực Thành ủy thống nhất để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Ngày 15/6/2023, Ban Quản lý đã có Báo cáo số 726 gửi Sở Giao thông vận tải, nghiên cứu phát triển Dự án theo hướng phân kỳ đầu tư đoạn còn lại của tuyến đường Vành đai phía Tây 2.
Cụ thể, Ban Quản lý báo cáo việc nghiên cứu, lập phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho tuyến đường Vành đai phía Tây 2 phần còn lại: đoạn từ nút giao đường số 8, Khu công nghiệp Hòa Khánh đến đường ĐT.605 và cam kết sau khi hoàn thành quy hoạch, sẽ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.
Trong đó, đoạn từ nút giao đường số 8, Khu công nghiệp Hòa Khánh đến đường Hoàng Văn Thái để thực hiện đầu tư trong giai đoạn từ năm 2023-2027.
Đoạn từ đường Hoàng Văn Thái đến đường ĐT 605 (đi qua địa phận quận Cẩm Lệ), Ban Quản lý sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cân đối nguồn lực để bố trí vốn tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thiện tuyến đường trong giai đoạn từ năm 2024 - 2028 nhằm phát huy hiệu quả đầu tư
Đến ngày 17/10/2023, Ban Quản lý đã có Công văn số 1386 về việc đề xuất điều chỉnh Dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP. Đà Nẵng, trong đó có công trình Đường Vành đai phía Tây 2.
Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét, báo cáo UBND TP. Đà Nẵng quyết định.
Dự án Đường vành đai phía Tây 2 hiện mới thực hiện được 4 km (trong tổng chiều dài 14,3 km) từ điểm giao Quốc lộ 14B đến đường số 8, Khu công nghiệp Hòa Khánh thì tạm dừng.
Về nguyên nhân tạm dừng dự án, tại Kỳ họp thứ 12, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (ngày 18/7/2023) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, dự án có sử dụng vốn vay từ Quỹ phát triển quốc tế (OPEC) nhưng đã kết thúc hiệp định vay vốn vào ngày 31/12/2022. Dự án cũng vướng quy hoạch liên quan đến ga đường sắt nên dẫn đến quy hoạch điều chỉnh chưa được duyệt.
Ngoài ra, khối lượng kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án tăng thêm (tăng từ 87 lên 1.800 tỷ đồng) so với tổng mức đầu tư ban đầu (1.427 tỷ đồng) nên dự án không đủ nguồn vốn đối ứng cho công tác này.
Được biết, Ban Quản lý cũng được UBND TP. Đà Nẵng giao thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường Nguyễn Sinh Sắc nối dài (điểm đầu Quốc lộ 1) kết nối với đường Hoàng Văn Thái (nằm trong kế hoạch năm 2023, đã bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư). Đây là dự án nằm trong danh mục dự án đầu tư cải tạo và xây dựng đường bộ theo giai đoạn tại Quyết định số 1287 /QĐ-TTg, ngày 2/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng; dự án làm mới, phân kỳ đầu tư 2021-2030.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Quản lý, qua khảo sát tính toán sơ bộ, khối lượng đền bù giải tỏa của dự án rất cao (chi phí đền bù dự kiến 2.700 tỷ đồng) và nhu cầu đất tái định cư lớn. Do vậy, Sở Giao thông - Vận tải đề nghị Ban Quản lý phối hợp UBND quận Liên Chiểu kiểm tra cân đối quỹ đất tái định cư cũng như nghiên cứu phương án đầu tư phù hợp.
Đà Nẵng: Dự án đường ĐT 601 chuẩn bị hoàn thiện nền đường đoạn còn lại
Đến cuối tháng 11/2023, Dự án Cải tạo, nâng cấp đường ĐT 601 đã có mặt bằng và thi công đặt cống các đoạn còn lại. Đơn vị thi công đang đợi thời tiết nắng lên để thi công hoàn thiện nền đường.
Về tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp đường ĐT 601, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (gọi tắt là Ban Quản lý) cho biết “hiện nay đã tiếp cận được mặt bằng và đang thi công đặt cống”.
Đại diện Ban Quản lý thông tin thêm, đơn vị thi công phải đợi thời tiết nắng lên mới thi công hoàn thiện nền đường được và hy vọng dự án sẽ kịp hoàn thành trong năm 2023.
Trước đó, trả lời ý kiến của cử tri huyện Hòa Vang liên quan đến việc thi công đường DT601 một số đoạn quá chậm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, Ban Quản lý cho hay, Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601 đã thi công cơ bản hoàn thành 33,78/35,68 km mặt đường phục vụ lưu thông êm thuận, thông suốt từ đồi Lệ Mỹ (Km 5+00), xã Hòa Liên lên đến điểm cuối dự án tại thôn Tà Lang (Km 35+681), xã Hòa Bắc (đều thuộc huyện Hòa Vang).
Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành (còn vướng 34 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng) nên một số đoạn tuyến còn lại của dự án đang thi công dở dang, chưa thể thi công đồng bộ hệ thống thoát nước, thảm nhựa liền mạch, dẫn đến ứ đọng nước cục bộ khi có mưa lớn, chưa êm thuận cho lưu thông.
Các đoạn này gồm Km 0+600 đến Km 0+660, xã Hòa Sơn; đoạn chỉnh tuyến tiếp tục Km 0+900 đến Km 1+280; Km 1+550 đến Km 1+800 qua nút giao với đường Nguyễn Tất Thành, xã Hòa Liên; Km 3+280 đến Km 3+330 vuốt nối đầu cầu Quảng; Km 3+750 đến Km 4+00 từ Trạm y tế đến Trường Tiểu học xã Hòa Liên; tuyến cống thoát nước dọc theo đường 108 dẫn ra kênh thoát lũ Hòa Liên; Km 9+220 đến Km 9+230; Km 9+900 đến Km 10+282; Km 10+856 đến Km 10+870.
“Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, Ban QLDA đang tích cực phối hợp với Hội đồng bồi thường thiệt hại và tái định cư huyện Hòa Vang tiếp tục tháo gở, giải quyết 34 hồ sơ còn lại trên các đoạn tuyến nêu trên, có mặt bằng đến đâu sẽ triển khai thi công ngay đến đó, phần đấu hoàn thành dự án trong năm 2023”, Ban Quản lý trả lời.
Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 từ khi khởi công đến tháng 11/2023, giá trị thực hiện lũy kế của dự án ước thực hiện gần 82% tổng mức đầu tư, tương đương 592 tỷ đồng.
Tại cuộc họp thường kỳ của HĐND Thành phố vào cuối tháng 10/2023, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đề cập, thành phố cam kết đến cuối năm 2023 phải làm xong dự án này (cùng với Dự án Đường vành đai phía Tây), nếu không xong sẽ xử lý cán bộ.
Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601 là công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Dự án từ xã Hòa Sơn đi xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang với dài 35,6 km; có tổng mức đầu tư điều chỉnh từ 643 tỷ đồng lên 723 tỷ đồng. Dự án khởi công từ tháng 5/2020, dự kiến hoàn thành tháng 9/2021; tuy nhiên, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên đến cuối tháng 11/2023, dự án vẫn chưa hoàn thành.