Đầu tư tuần qua: Hà Nội, Đà Nẵng, Hậu Giang, Khánh Hòa khởi công hàng loạt dự án ngàn tỷ

Hà Nội khánh thành, khởi công hàng loạt dự án chào mừng 1010 năm Thăng Long Hà Nội và Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 17; Hậu Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng khởi công các dự án trọng điểm.

Bộ Giao thông đồng ý thông xe cầu cạn Mai Dịch – Thăng Long

Bộ GTVT vừa có công văn cho phép Ban QLDA Thăng Long triển khai các thủ tục hoàn thành và tổ chức thông xe cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long từ ngày 11/10/2020 như đề nghị đơn vị này.

Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã sẵn sàng cho lễ thông xe vào sáng mai (11/10).
Cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã sẵn sàng cho lễ thông xe vào sáng mai (11/10).

Ban QLDA Thăng Long chịu trách nhiệm hoàn chỉnh Phương án tổ chức giao thông giai đoạn sửa chữa cầu Thăng Long theo ý kiến của các cơ quan đơn vị liên quan để Bộ GTVT phê duyệt và triển khai thực hiện, đảm bảo các điều kiện trước khi thông xe.

Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Thăng Long tổ chức thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về phương án tổ chức giao thông trên cầu cạn trong giai đoạn sửa chữa cầu Thăng Long để người dân nắm rõ và tuân thủ, tránh gây ùn tắc, mất an toàn giao thông trên cầu; phối hợp với Cảnh sát giao thông và Sở GTVT Hà Nội để có phương án tổ chức, đảm bảo an toàn giao thông trong và sau thời điểm thông xe.

Tại thời điểm trước và sau khi tổ chức thông xe, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Thăng Long, thường xuyên rà soát kiểm tra hiện trường để đánh giá tình hình lưu thông trên tuyến; chỉ đạo nhà thầu bố trí lực lượng trực chốt thường xuyên (đặc biệt tại vị trí điểm quay đầu xe tạm thời và các nhánh ra vào tại nút giao Nam Thăng Long) để hướng dẫn và điều tiết giao thông, đảm bảo thuận lợi, hạn chế ùn tắc mất an toàn giao thông. Trong trường hợp sau khi thông xe có hiện tượng ùn tắc, mất an toàn giao thông, Ban QLDA Thăng Long xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền phương án hạn chế tốc độ, lưu thông hạn chế hoặc tạm ngừng lưu thông qua cầu (nếu cần) cho đến khi khắc phục xong.

Tiếp tục phối hợp với Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng để sớm hoàn thành công tác kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng theo quy định.

”Ban QLDA Thăng Long chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT về việc rà soát, kiểm tra, đảm bảo các điều kiện thông xe (thủ tục, điều kiện tổ chức giao thông, an toàn giao thông trên tuyến,...) theo quy định”, công văn số 10169 của Bộ GTVT nêu rõ.

Dự án xây dựng đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long (cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long) do Bộ GTVT làm chủ đầu tư có dài 5,36km, tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, được xây dựng dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng.

Công trình có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,831km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,60m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m. Dự án được thiết kế bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 100km/h.

Trong thiết kế ban đầu được Bộ GTVT phê duyệt, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh ramp ra vào tuyến đường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ GTVT đã phê duyệt bổ sung 6 nhánh ramp lên xuống (trái tuyến 3 nhánh và phải tuyến 3 nhánh) tại các khu vực gần ngã tư Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế và Tân Xuân.

Các nhánh ramp này sẽ được triển khai xây dựng ngay sau khi công trình thông xe và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào ngày 30/4/2021 để kết nối giữa cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và khu vực xung quanh.

Đặc biệt, nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư không dùng đến và nguồn kinh phí tiết giảm được trong quá trình thực hiện dự án bằng các giải pháp kỹ thuật tối ưu, sau khi hoàn thành toàn bộ các hạng mục, dự án vẫn còn dư khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.

Để tối ưu hóa hiệu quả công trình, hiện Bộ GTVT đang báo cáo Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư từ dự án để đầu tư bổ sung xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 3 với đường Hoàng Quốc Việt, đồng thời mở rộng cầu Mai Dịch thêm mỗi bên 7m để khai thác đồng bộ toàn tuyến Vành đai 3 trên cao từ Bắc Hồ Linh Đàm - Nam Thăng Long.

Đà Nẵng đầu tư hơn 700 tỷ khởi công Khu công viên phần mềm số 2

Thành phố Đà Nẵng khởi công Khu công viên phần mềm số 2 với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng, quyết tâm phát triển ngành công nghệ thông tin trở thành mũi nhọn phát triển.

Thành phố Đà Nẵng khởi công Khu công viên phần mềm số 2.
Thành phố Đà Nẵng khởi công Khu công viên phần mềm số 2.

Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 (Giai đoạn 1) sử dụng nguồn ngân sách thành phố, tổng mức đầu tư 703 tỷ đồng, được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 28.573m2, tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu.

Công trình gồm khối toà nhà văn phòng ICT 20 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 26.267m2; khối toà nhà văn phòng trụ sở 8 tầng ICT1 8 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 39.297m2; khối tòa nhà văn phòng trụ sở kết hợp khu cà phê 8 tầng ICT2 với tổng diện tích sàn xây dựng 27.220m2 cùng hệ thống sân bãi, giao thông nội bộ, cảnh quan cây xanh thảm cỏ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Sau khi hoàn thành dự án dự kiến sẽ đáp ứng cho khoảng 6.000 vị trí việc làm trực tiếp về công nghệ thông tin, công nghệ số.

Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kiêm quản lý dự án; Liên danh Vinaconex25-DCID-Thái Sơn -319-Lê Vũ trúng thầu và thi công dự án.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định đây là công trình đặc biệt có ý nghĩa đối với phát triển công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy yêu cầu, đơn vị đại diện chủ đầu tư, giám sát, liên danh nhà thầu cần tổ chức triển khai dự án với tinh thần quyết tâm, bài bản, huy động nhân lực, vật lực, thiết bị máy móc để hoàn thành dự án đạt chất lượng và đúng tiến độ đề ra.

Ngành công nghiệp CNTT TP.Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng nhanh, trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố, hạ tầng công nghiệp CNTT được quan tâm đầu tư mở rộng, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đà Nẵng đã được công nhận 2 khu CNTT tập trung đó là Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng và Khu CNTT tập trung Đà Nẵng.

Việc khởi công xây dựng công trình Khu Công viên phần mềm số 2 đã hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16/4/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đồng thời thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Đà Nẵng trong việc thực hiện mục tiêu “Đến năm 2030 hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN” và mục tiêu đến năm 2045 “Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á” theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hải Phòng nâng cấp, cải tạo QL10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến chân cầu Kiền

UBND Thành phố Hải Phòng vừa có Quyết định số 3095/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền.

Cầu Đá Bạc, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: KT
Cầu Đá Bạc, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: KT

Theo đó, dự án này thuộc công trình giao thông cấp II, tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.220 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố. Dự án do Ban Quản lý Dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ năm 2020 - 2022.

Dự án có quy mô cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL10 đoạn từ đường cầu Đá Bạc đến cầu Kiền với chiều dài 12,9km (không bao gồm chiều dài từ tim cầu Kiền đến hết phần đường dẫn dài 780m và chiều dài tim cầu Đá Bạc đến hết phần đường dẫn dài 420m) theo quy mô đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,5m (đoạn qua khu dân cư bề rộng nền đường 28,5m). Vận tốc thiết kế mới là 80km/h.

Đồng thời, sẽ xây dựng mới 01 đơn nguyên cạnh cầu cũ đối với cầu Hang Lương, cầu Giá và cầu Trịnh Xá với bề rộng B=12m. Cầu được thiết kế bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tải trọng thiết kế HL93. Xây dựng 02 khu tái định cư, gồm: Khu tái định cư tại xã Kiền Bái có diện tích 4,22ha gồm 224 lô tái định cư và Khu tái định cư tại xã Lưu Kiếm có diện tích 4,05ha gồm 196 lô tái định cư.

Dự án khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Đồng thời, đảm bảo vai trò khai thác các tuyến đường như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng, QL37, QL5...

QL10 là một trong các trục phát triển không gian vùng Duyên hải Bắc bộ với Hải Phòng – Hạ Long, là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh ven biển Bắc Bộ và trục dọc quan trọng kết nối các tuyến giao thông quan trọng như QL5, QL37, QL39, QL21, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các đường tỉnh lộ, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của các địa phương, các khu công nghiệp tập trung.

Có thể thay đổi chủ đầu tư một số dự án thành phần Sân bay Long Thành

Thay vì thuê lại của ACV, các cơ quan nhà nước có thể tự bố trí nguồn vốn để đầu tư hoặc chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP để xây trụ sở.

Mặt bằng tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn hoàn thiện (theo Pre-FS) - Ảnh từ báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1.

Mặt bằng tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn hoàn thiện (theo Pre-FS) - Ảnh từ báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1.
Mặt bằng tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn hoàn thiện (theo Pre-FS) - Ảnh từ báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1.

Thay vì thuê lại của ACV như đề xuất ban đầu, các cơ quan nhà nước tự bố trí nguồn vốn để đầu tư hoặc chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP.

Đó là kiến nghị đáng chú ý từ Hội đồng Thẩm định nhà nước về dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1, tại báo cáo về tình hình triển khai dự án này, Chính phủ vừa gửi tới Quốc hội.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác;

Báo cáo nghiên cứu khả thi về sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm 2019.

Khi đó, Chính phủ đề xuất: hạng mục 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước): Giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý nhà nước thuê lại.

Hạng mục 2 (các công trình phục vụ quản lý bay): Giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không): Giao cho ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 4 (các công trình dịch vụ): Giao cho ACV hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Từ đó đến nay các cơ quan chức năng đã tiến hành thẩm tra, thẩm định, ACV đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thì trình Hội đồng thẩm định nhà nước. Ngày 24/8/ 2020 Hội đồng thẩm định nhà nước lấy ý kiến các thành viên Hội đồng để thông qua dự thảo Báo cáo thẩm định. Kết quả, đa số các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước đã nhất trí thông qua dự thảo Báo cáo thẩm định và nội dung dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thường trực Hội đồng) đã hoàn chỉnh Báo cáo thẩm định tại văn bản số 6359/BC-HĐTĐNN ngày 25/9/2020 cùng dự thảo Quyết định đầu tư dự án và trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Hội đồng Thẩm định nhà nước kiến nghị chủ đầu tư với các dự án thành phần. Cụ thể, dự án thành phần 1 – Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước: Giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình bảo đảm tiến độ. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP;

Dự án thành phần 2 – Các công trình phục vụ quản lý bay: Chủ đầu tư là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM).

Dự án thành phần 3 – Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác cảng thực hiện: Chủ đầu tư là ACV.

Dự án thành phần 4 – Các công trình dịch vụ: Nhà đầu tư, Chủ đầu tư do Bộ Giao thông vận tải chủ trì lựa chọn.

Tổng mức đầu tư Dự án: 109.111,742 tỷ đồng, tương đương khoảng 4.664,89 triệu USD (tỷ giá 1USD=23.390VND công bố tại ngân hàng Vietcombank ngày 25/5/2020).

Về nguồn vốn đầu tư: Dự án thành phần 1 sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của các cơ quan chủ quản công trình hoặc huy động vốn đầu tư theo hình thức PPP; các Dự án thành phần 2, 3, 4 sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.

Đánh giá tình hình, Chính phủ lý giải tiến độ thẩm định, phê duyệt Dự án chậm so với yêu cầu do đây là Dự án rất lớn, có tính chất phức tạp nên Tư vấn thẩm tra quốc tế hoàn chỉnh Báo cáo thẩm tra chậm hơn dự kiến. Đồng thời do dịch Covid-19 nên trong quá trình thẩm tra, thẩm định, các đơn vị, cá nhân liên quan không thể họp để trao đổi trực tiếp mà phải thực hiện gián tiếp thông qua họp trực tuyến và lấy ý kiến bằng văn bản nên việc thẩm tra, thẩm định cần thêm thời gian.

Với tiến độ hiện nay, dự kiến Dự án sẽ khởi công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025 theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội, Chính phủ khẳng định.

Chính phủ: Dự kiến khởi công xây dựng sân bay quốc tế Long Thành vào năm 2021

Do tiến độ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bị chậm do dịch Covid – 19 nên Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ không thể khởi công trong năm nay.

Đây là một trong những thông tin đáng chú ý trong Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.

Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại dự án điện Hòa Hội (Ảnh: TTXVN)

Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại dự án điện Hòa Hội (Ảnh: TTXVN)

Chính phủ cho biết là tiến độ thẩm định, phê duyệt Dự án chậm so với yêu cầu trước đây do đây là công trình rất lớn, phức tạp nên Tư vấn thẩm tra quốc tế (NACO – CONINCO – ARUP – AEC) hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra chậm hơn dự kiến (đến nay đã hoàn tất). Đồng thời do dịch Covid -19 nên trong quá trình thẩm tra, thẩm định, các đơn vị, cá nhân liên quan không thể họp để trao đổi trực tiếp mà phải thực hiện gián tiếp thông qua họp trực tuyến và lấy ý kiến bằng văn bản nên việc thẩm tra, thẩm định cần thêm thời gian.

Với tiến độ hiện nay, Chính phủ cho biết là Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ khởi công vào năm 2021 và hoàn thành năm 2025 theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.

Chính phủ cho biết là trên cơ sở báo cáo thẩm tra và ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước tại phiên họp toàn thể hôm 27/5/2020, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trình Hội đồng Thẩm định Nhà nước. Ngày 24/8, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã tiến hành lấy ý kiến của các thành viên. Kết quả, đa số thành viên đã nhất trí thông qua dự thảo Báo cáo thẩm định và nội dung dự án. Bộ Kế hoạch và đầu tư (Cơ quan thương trực Hội đồng) đã hoàn chỉnh Báo cáo thẩm định và đã trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Hội đồng Thẩm định Nhà nước kiến nghị Chính phủ, phương thức và phương án đầu tư cho từng dự án thành phần, cụ thể như sau:

Dự án thành phần 1 – các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước liên ngành (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư đảm bảo tiến độ. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP loại hợp đồng BTL hoặc BLT.

Dự án thành phần 2 – các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được kiến nghị là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 4 – các công trình dịch vụ, trong đó có nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh; khu công nghiệp hàng không; khu logistics hàng không… sẽ thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ GTVT chủ trì lựa chọn.

Bên cạnh đó, Hội đồng Thẩm định Nhà nước cho biết kết quả thẩm tra, tổng mức đầu tư dự án được Tư vấn thẩm tra xác định theo Nghị định 32 là hơn 109.200 tỉ đồng (tương đương hơn 4,67 tỉ USD), giảm hơn 2.400 tỉ đồng (tương đương hơn 109 triệu USD) so với tổng mức đầu tư ban đầu. Nếu áp theo Nghị định 68, con số này là hơn 109.100 tỉ đồng (tương đương 4,67 tỉ USD), giảm hơn 2.500 tỉ đồng (tương đương 114,3 triệu USD).

Báo cáo cho biết, các nguyên nhân chủ yếu làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án so với báo cáo nghiên cứu khả thi trình Bộ GTVT gồm: chi phí xây dựng giảm 2.222 tỉ đồng, chi phí thiết bị tăng 443 tỉ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, dự phòng… giảm 677,9 tỉ đồng.

Được biết, mục tiêu Dự án là xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là cảng hàng không quốc tế quan trọng quốc gia, hướng tới là một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Trong giai đoạn I (2020 – 2025), Dự án sẽ xây dựng 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Một trong những điểm nhấn kiến trúc đáng chú ý nhất tại Dự án giai đoạn I là nhà ga hành khách có công suất 25 triệu hành khách/năm; gồm 4 tầng với tổng diện tích sàn 373.000 m3, đáp ứng các yêu cầu khai thác với công nghệ 4.0.

Hiện nay, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để triển khai Dự án ngay khi Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Theo thông tin của baodautu.vn, ngày mai (10/10), theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Đối với Dự án GPMB do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, Chính phủ cho biết tỉnh cam kết là sẽ hoàn thành thủ tục giao 1.810 ha đất khu vực ưu tiên giai đoạn I cho Cảng vụ Hàng không vào cuối năm 2020.

Trước đó, tại buổi kiểm tra tình hình triển khai Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào ngày 30/9/2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương để hoàn thành bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ như cam kết, bảo đảm hoàn thành thủ tục chi trả và dọn dẹp mặt bằng 1.810 ha đất khu vực ưu tiên để bàn giao trong tháng 10 năm 2020; đồng thời, tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại (trong phạm vi toàn bộ 5.000 ha đất) để giải ngân hết số vốn đã bố trí cho Dự án (23.000 tỷ đồng) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các cơ quan để chỉ đạo các đơn vị có phương án bảo vệ, tránh tái lấn chiếm phần diện tích đã thực hiện xong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai có giải pháp hữu hiệu bảo vệ phần diện tích xây dựng trong giai đoạn 1 và toàn bộ phạm vi khu đất quy hoạch ngay sau khi tiếp nhận bàn giao mặt bằng.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ sớm thực hiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án; Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị tập trung nhân lực, chủ động, tích cực đẩy nhanh tiến độ thủ tục pháp lý liên quan, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để phấn đấu khởi công Dự án trong đầu quý I/2021.

ADB cấp khoản vay 186 triệu USD cho dự án điện mặt trời tại Phú Yên

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và CTCP TTP Phú Yên vừa ký kết khoản vay 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời công suất 257 MW tại Hòa Hội, Phú Yên.

Đây là khoản vay được chứng nhận xanh đầu tiên của Việt Nam. Khoản tài trợ này bao gồm khoản vay trị giá 27,9 triệu USD từ nguồn vốn của ADB, một khoản vay hợp vốn (khoản vay loại B) từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với ADB là Bên cho vay chính thức, và một khoản vay trị giá 9,3 triệu USD từ nguồn vốn của Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Leading Asia (LEAP).

Khoản vay loại B này là một trong những khoản vay loại B lớn nhất từng được huy động ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại tham gia bao gồm Ngân hàng Bangkok, Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Kiatnakin, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Standard Chartered. Các khoản vay xanh được sử dụng để tài trợ cho những dự án mới hoặc đang được thực hiện giúp mang lại lợi ích cho môi trường hoặc khí hậu.

Đây là dự án nhà máy điện mặt trời đang vận hành lớn nhất tại Việt Nam, là một trong những dự án lớn nhất ở Đông Nam Á, và sẽ giúp giảm phát thải 123.000 tấn khí cacbon dioxit mỗi năm.

Nhà máy điện này đáp ứng trực tiếp nhu cầu điện năng của các thành phố Quảng Ngãi và Nha Trang cùng các khu vực lân cận, những trung tâm du lịch của Việt Nam.

CTCP TTP Phú Yên thuộc sở hữu của Công ty TNHH B.Grimm Power và CTCP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.

Được thành lập năm 1993, B.Grimm Power là một trong những nhà sản xuất điện tư nhân lớn nhất của Thái Lan, với tổng công suất đạt 2,9 GW, bao gồm 24 nhà máy điện mặt trời. B.Grimm Power thuộc Tập đoàn B.Grimm, với lịch sử 142 năm hoạt động kinh doanh tại Thái Lan.

Trường Thành Việt Nam được thành lập năm 2012 và tham gia đầu tư vào năng lượng sạch ở Việt Nam. Công ty có cổ phần tại 3 nhà máy điện mặt trời đang vận hành, với tổng công suất là 357 MW và cũng đang triển khai các dự án điện gió và điện mặt trời trên mái nhà.

Hoàn thiện quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Ngày 9/10, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8487/VPCP – KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 171/TTr-BTC ngày 29/9/2020 về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: GTVT, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp.HCM khẩn trương có ý kiến về đề xuất của Bộ Tài chính, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 24/9/2020. Bộ Tư pháp khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ dự án Nghị quyết theo đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các Bộ, cơ quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để rà soát, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm thống nhất với các nội dung dự án giao thông đường bộ (sửa đổi) Chính phủ đã báo cáo Quốc hội; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2020.

Trước đó, vào ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký tờ trình số 171/TTr – BTC chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo 2 phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Với phương án 1, Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá. Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc theo hướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do địa phương quản lý.

Như vậy, với phương án này, dịch vụ sử dụng đường cao tốc (kể cả cao tốc do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư) đều áp dụng thống nhất phương thức thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá).

Tại phương án 2, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Với phương án này, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiết 1.1 điểm 1, Mục V, Phần A Danh mục phí, lệ phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí gồm phí sử dụng đường bộ sẽ do Bộ Tài chính quy định và phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ do Chính phủ quy định.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính nghiêng hẳn về phương án 1 - quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.

Theo Bộ Tài chính, việc thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh... qua đó giúp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.

“Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc (theo pháp luật về phí, lệ phí) tại phương án 2 thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ, do theo quy định tại Điều 3 Luật Phí và lệ phí thì mức phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này đi ngược với nguyên tắc khi kêu gọi vốn xã hội hóa là mức giá dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư”, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện và tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng “phí chồng phí”, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân như hiện nay.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, dẫn tới mất nguồn thu ngân sách phục vụ công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến TP.HCM - Trung Lương, làm hư hỏng tài sản quốc gia, cũng như đóng góp nguồn ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong khi đó, hiện số tiền phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng là chưa đáp ứng nhu cầu bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý; không có kinh phí cho đầu tư xây dựng mới đường bộ. Với định mức bảo trì rất cao, việc bảo trì 123 km cao tốc miễn phí (thời điểm tháng 9/2019) và khoảng 200 km (sau khi tuyến La Sơn - Túy Loan đưa vào khai thác cuối năm 2020) đang là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước.

Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Bắc – Nam do Nhà nước đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và được triển khai thu phí thì số thu được sẽ rất lớn, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để bảo trì các tuyến cao tốc hiện có tốt hơn cũng như đầu tư xây dựng thêm các tuyến cao tốc mới.

Hà Nội thông xe kỹ thuật tuyến đường Ỷ Lan tổng mức đầu tư trên 130 tỷ đồng

Ngày 8/10, huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức lễ khánh thành, gắn biển công trình cấp TP trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Trâu Quỳ và thông xe kỹ thuật tuyến đường Ỷ Lan.

Các địa biểu cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường Ỷ Lan, đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181.
Các địa biểu cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường Ỷ Lan, đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181.

Lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm cho biết, tuyến đường Ỷ Lan, đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 là 1 trong 16 tuyến đường hạ tầng kỹ thuật khung của huyện Gia Lâm được đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây. Dự án có chiều dài toàn tuyến 2.310m, điểm đầu từ Dốc Lời, điểm cuối giao với đường 181, chiều rộng mặt cắt ngang 23m với 4 làn xe. Dự án được đầu tư đồng bộ các hạng mục theo quy hoạch, gồm: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cây xanh, chiếu sáng, hào kỹ thuật… với tổng mức đầu tư trên 130 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng tháng 10/2019, đến nay cơ bản hoàn thành, bảo đảm đủ điều kiện thông xe kỹ thuật.

Việc thông xe tuyến đường Ỷ Lan có ý nghĩa quan trọng, tạo sự kết nối giao thông trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại của Nhân dân trên địa bàn huyện, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước xây dựng bộ mặt đô thị huyện sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cùng ngày, huyện Gia Lâm tổ chức lễ khánh thành, gắn biển công trình cấp TP trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Trâu Quỳ. Dự án này được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 37 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trong khuôn viên có diện tích hơn 14.000m2 với các hạng mục: Khối nhà làm việc 3 tầng, Trung tâm văn hóa - thể thao kết hợp hội trường 2 tầng, quy mô 250 chỗ ngồi; các hạng mục phụ trợ và đầu tư đầy đủ trang thiết bị thiết yếu đảm bảo theo tiêu chuẩn. Dự án được UBND huyện Gia Lâm giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm đại diện chủ đầu tư.

Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019, đến nay đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, được lựa chọn gắn biển cấp TP, góp phần đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa công sở, phục vụ người dân hiệu quả hơn. Hạng mục Trung tâm văn hóa - thể thao góp phần hoàn thiện các thiết chế văn hóa - thể thao của thị trấn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, rèn luyện sức khỏe, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn thị trấn.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gia Lâm đã đạt được. Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn nhấn mạnh, lễ gắn biển công trình trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Trâu Quỳ và thông xe kỹ thuật tuyến đường Ỷ Lan không chỉ là hoạt động chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP, mà còn góp phần giúp huyện hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu trở thành quận.

Bình Định mời gọi đầu tư hàng chục dự án bất động sản, du lịch

UBND Thị xã Hoài Nhơn, Bình Định vừa thông tin danh mục 49 dự án mời gọi đầu tư năm 2021, thuộc lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, du lịch, thương mại, nông nghiệp, nghĩa trang, năng lượng,…

Theo ông Nguyễn Bay, Giám đốc trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, trong 49 dự án Hoài Nhơn mời gọi đầu tư năm 2021, lĩnh vực có nhiều dự án nhất (28 dự án) thuộc lĩnh vực bất động sản, dịch vụ và thương mại du lịch.

Cụ thể, 28 dự án kêu gọi đầu tư về lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thương mại và du lịch có 06 dự án thuộc địa bàn phường Bồng Sơn; 08 dự án thuộc địa bàn phường Tam Quan Bắc; 02 dự án thuộc phường Hoài Thanh Tây; 02 dự án thuộc địa bàn phường Hoài Đức; 03 dự án thuộc địa bàn phường Hoài Tân; 02 dự án thuộc địa bàn phường Hoài Hương; 01 dự án thuộc địa bàn phường Hoài Đức; 01 dự án thuộc địa bàn phường Hoài Xuân; 01 dự án nằm trên 04 địa bàn là phường Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương; 02 dự án nằm trên 02 địa bàn là phường Tam Quan và Tam Quan Bắc.

Đối với lĩnh vực Hạ tầng có 04 dự án, gồm: dự án cụm công nghiệp Bồng Sơn (giai đoạn 2) tại khu phố Thiết Đính Nam, phường Bồng Sơn có diện tích 30,5ha; dự án cụm công nghiệp Hoài Hương tại khu phố Thiện Đức, phường Hoài Hương có diện tích 11,8ha; dự án cụm công nghiệp Ngọc Sơn - Hoài Thanh Tây tại khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây có diện tích 12ha; dự án CCN Hoài Tân tại khu phố Giao Hội 1, phường Hoài Tân có diện tích 74,5ha.

Đối với lĩnh vực Sinh thái, nghỉ dưỡng có 08 dự án. Trong đó 01 dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Con tại xã Hoài Hải với diện tích 100ha; 01 dự án Khu du lịch sinh thái bãi biển Lộ Diêu tại xã Hoài Mỹ với diện tích 50ha; 01 dự án Khu du lịch sinh thái quanh hồ Cây Khế tại xã Hoài Mỹ với diện tích 20ha; 01 dự án Khu du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái Chùa Tịnh Viên (Mười Liễu) tại xã Hoài Châu Bắc với diện tích 20ha; 01 dự án Khu du lịch sinh thái Suối Vàng tại xã Hoài Sơn với diện tích 02ha; 01 dự án Khu du lịch sinh thái La Vuông tại xã Hoài Sơn với diện tích 80ha; 01 dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Cẩn Hậu tại xã Hoài Sơn với diện tích 50ha; 01 dự án Điểm du lịch sinh thái Đập Cấm An Sơn tại xã Hoài Châu với diện tích 03ha.

Đối với lĩnh vực Năng lượng (điện, gió,…) có 03 dự án. Trong đó tại phường Bồng Sơn có diện tích 54ha; phường Hoài Thanh có diện tích 50ha; phường Hoài Đức có diện tích 40ha.

Lĩnh vực Nông thiệp, thủy sản có 01 dự án (điểm giết mổ tập trung tại phường Hoài Tân với diện tích 0,5ha); 3 dự án thuộc vực chợ (tai phường Tam Quan Bắc, xã Hoài Sơn và phường Tam Quan); lĩnh vực Xây dựng nghĩa trang nhân dân có 02 dự án (phường Bồng Sơn có diện tích 12ha và xã Hoài Hảo có diện tích 15ha).

Đà Nẵng dành gần 800 tỷ mở rộng Công viên APEC

Ngày 8/10, TP. Đà Nẵng khởi công dự án mở rộng Công viên APEC, dự án trọng điểm nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ 22.

Lãnh đạo TP.Đà Nẵng khởi công dự án mở rộng Công viên APEC.
Lãnh đạo TP.Đà Nẵng khởi công dự án mở rộng Công viên APEC.

Dự án mở rộng Công viên APEC được HĐND TP. Đà Nẵng thông qua tại Nghị quyết 291 ngày 13/3/2020. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 759 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khu đất để xây dựng là hơn 623 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây lắp…

Khu đất xây dựng có diện tích 8.668 m2, bao gồm khu công viên cây xanh, thảm cỏ, lối đi bộ, vườn dạo… Khu trung tâm là điểm nhấn kiến trúc chính với hệ thống kết cấu mái vòm rộng. Phía dưới mái vòm là không gian sinh hoạt cộng đồng.

Ngoài ra, tầng hầm bố trí khu vực để xe công cộng và các phòng kỹ thuật. Tầng một bố trí nhà vệ sinh công cộng, không gian nghỉ ngơi, khu dịch vụ bán hàng lưu niệm, khu thông tin du lịch. Tầng hai (tầng mái) bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng, đường dốc, lối đi bộ, hồ nước, cây xanh để tạo điểm nhấn cảnh quan. Thời hạn thi công công trình từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021.

Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, đây là dự án trọng điểm của thành phố nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ TP. Đà Nẵng lần thứ 22. Công trình Công viên APEC mở rộng sẽ hình thành nên không gian công cộng.

Trước đây, Công viên APEC rộng 3.000 m2 được khánh thành năm 2017. Đây là một trong những công trình phục vụ và chào mừng Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Sau đó, Đà Nẵng quyết định mở rộng Công viên APEC bằng cách thu hồi khu đất liền kề rộng 8.600 m2.

Khánh Hòa từ chối dự án kho xăng dầu ngoại quan 2.000 tỷ đồng

UBND tỉnh Khánh Hòa đã từ chối đề xuất đầu tư kho xăng dầu ngoại quan tại Vân Phong của Công ty Cổ phần Kho cảng ngoại quan và thương mại dầu khí Nam Sông Hậu Nha Trang.

Một góc tại khu kinh tế Vân Phong hiện nay
Một góc tại khu kinh tế Vân Phong hiện nay

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, lý do của việc “khước từ” này là vị trí đề xuất thực hiện dự án không phù hợp quy hoạch và quá gần khu dân cư.

Hiện Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đang soạn thảo văn bản từ chối đề xuất xây dựng kho xăng dầu ngoại quan với mức vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Hoàng Đình Phi, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cho biết, trước đó Công ty Cổ phần Kho cảng ngoại quan và thương mại dầu khí Nam Sông Hậu Nha Trang có đề xuất vị trí xây dựng dự án tại phường Ninh Hải, gần cảng Hòn Khói. Khu vực này rất đông dân cư và được quy hoạch làm khu công nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Đề xuất này không phù hợp quy hoạch, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Sau khi Công ty Nam Sông Hậu đề xuất dự án, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản giao khu kinh tế Vân Phong chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất của Nam Sông Hậu Nha Trang.

“Phần lớn các ý kiến các sở ban ngành địa phương đều cho rằng đề xuất của Nam Sông Hậu không phù hợp quy hoạch nên không thống nhất”, ông Phi cho hay.

Trước đó, đầu tháng 9/2020, Công ty Nam Sông Hậu có văn bản gửi thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong đề xuất được thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Theo đó, công ty này đề xuất đầu tư xây dựng kho cảng ngoại quan kết hợp nội địa xăng dầu, hàng hóa tổng hợp.

Mục tiêu của dự án là đầu tư một kho cảng ngoại quan kết hợp nội địa xăng dầu, hàng hóa tổng hợp, trong đó kho ngoại quan xăng dầu có sức chứa 150.000 m3, kho nội địa xăng dầu có sức chứa 80.000 m3, kho hàng hóa tổng hợp có công suất 1 triệu tấn/năm, cảng hàng hóa tổng hợp có thể nhận tàu có công suất 150.000 tấn cùng hệ thống 4 cầu cảng.

Dự kiến, tổng diện tích qui hoạch xây dựng dự án khoảng 100 ha. Ngay sau khi được đồng ý chủ trương, công ty sẽ khảo sát địa hình, địa chất và lập báo cáo trình Chính phủ xin bổ sung qui hoạch kho xăng dầu ngoại quan; đồng thời hoàn thành các thủ tục về thuê đất, cấp giấy phép đầu tư.

Gỡ vướng 6 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm chậm tiến độ, đội vốn

Trong số 6 công trình giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có 3 dự án đường sắt đô thị do UBND Tp.Hà Nội và UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư.

Thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Báo cáo số 465/BC – CP báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về giám sát chuyên đề và trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực GTVT.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên là một trong 6 dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ.

Trong bản báo cáo gồm gần 60 trang, Tư lệnh ngành GTVT đã cung cấp những thông tin tương đối cụ thể và thẳng thắn về việc thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực GTVT.

Liên quan đến kết quả triển khai các công trình, dự án trọng điểm, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT gồm 50 công trình, trong đó đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng 24 công trình. Các công trình đưa vào khai thác đều cơ bản đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng được nhu cầu của người dân và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội và tăng cường bảo đảm an ninh quốc phòng, hiệu quả đầu tư công trình.

Tại Báo cáo số 465, Bộ GTVT cho biết là hiện vẫn còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gồm 1 dự án đường bộ là Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nhóm các dự án đường sắt đô thị bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có 5 dự án (3 dự án do UBND Tp. Hà Nội và UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn – ga Hà Nội, Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên, Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương) và 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi.

Cụ thể, Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thực hiện, tính đến đầu tháng 10/2020, sản lượng đạt 78,19% (chậm 17,2%). Tiến độ thực hiện chậm nằm ở các gói thầu sử dụng vốn ADB phía Tây và các gói thầu sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II/2019; các gói thầu ADB phía Đông yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Từ đầu năm 2020 các gói thầu tạm dừng thi công, hiện có một số gói đã bắt đầu thi công trở lại (gói A5, A6, A7), sản lượng dự án ước đạt 78,60%. Hiện nay, các vướng mắc của dự án đã cơ bản được giải quyết, các vướng mắc về mặt bằng và về vốn đang được tiếp tục giải quyết. Bộ GTVT đã có báo cáo, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính tháo gỡ vướng mắc về vốn đối ứng, vốn nước ngoài và giao vốn cho dự án để thực hiện.

Dự án đường sắt đô thị Tp. HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư): Sản lượng ước đạt 76,3%. Một số thủ tục về vốn, cơ chế tài chính và Hiệp định vay của dự án đang được UBND Tp. HCM làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết.

Dự án đường sắt đô thị Tp.HCM, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương (UBND Tp.HCM làm chủ đầu tư): Đã hoàn thành 1/8 gói thầu; các gói thầu còn lại đang thực hiện GPMB, triển khai thủ tục thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu. Một số thủ tục về cơ chế tài chính, khoản vay của ngân hàng KfW của dự án đang được UBND Tp. HCM làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3) (do UBND Tp. Hà Nội làm chủ đầu tư: Dự án có 09 gói thầu chính xây lắp và thiết bị. Sản lượng thực hiện đạt 64,27%, riêng đoạn trên cao đạt 79,09%. Một số vướng mắc chính của dự án chủ đầu tư đang giải quyết: Vướng mắc mặt bằng tại các ga S5, S7, ga ngầm S10; làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về thủ tục vay lại khoản vay bổ sung 20 triệu EURO của DGT.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A): Đã cơ bản hoàn thành, đang được các bên hoàn thiện các thủ tục để nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến thiết bị khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán... Bộ GTVT đang chỉ đạo giải quyết vướng mắc, khắc phục các tồn tại và hoàn thiện các hạng mục còn lại. Khó khăn chính hiện nay là công tác huy động nhân sự là các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoàn thành công tác đánh giá an toàn hệ thống để nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành khai thác. Bộ GTVT đề nghị Bộ Ngoại giao có công hàm đề nghị cấp có thẩm quyền của Pháp hỗ trợ, tháo gỡ để các chuyên gia tư vấn ACT sớm sang Việt Nam thực hiện dự án.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1): Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển đường sắt khu vực Tp. Hà Nội, phương án tổng thể triển khai dự án, đề xuất cơ quan chủ quản đầu tư, xử lý Hiệp định vay VN12-P4.

Theo Bộ GTVT, hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp; có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp… dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, dẫn đến việc thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tổng mức đầu tư.

Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan như: biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; công tác xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi ảnh hướng đến tiến độ thực hiện, tăng tổng mức đầu tư các dự án.

“Về cơ bản, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư bên cạnh các nguyên nhân khác như chậm GPMB, công tác quản lý quy hoạch tại một số địa phương chưa tốt…”, Báo cáo số 465 nêu rõ.

Cục Đầu tư nước ngoài và EY Việt Nam "bắt tay" hợp tác thu hút vốn FDI

Ngày 6/10, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) và Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy cơ hội của các nhà đầu tư là khách hàng, đối tác của EY Việt Nam trên toàn thế giới mong muốn đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương chứng kiến lễ ký kết giữa Cục Đầu tư nước ngoài và Ernst & Young Vietnam (Ảnh: Đức Trung)
Thứ trưởng Trần Quốc Phương chứng kiến lễ ký kết giữa Cục Đầu tư nước ngoài và Ernst & Young Vietnam (Ảnh: Đức Trung)

Theo Biên bản ghi nhớ, FIA sẽ cung cấp cho EY thông tin về các định hướng và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Đồng thời, FIA cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư do EY Việt Nam giới thiệu thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành các thủ tục đầu tư - kinh doanh theo quy định của pháp luật; hỗ trợ, xem xét giải quyết hoặc phản ánh kiến nghị của các nhà đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

EY Việt Nam sẽ chủ động giới thiệu và đề xuất các nhà đầu tư tiềm năng là khách hàng, đối tác của EY trên toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. EY Việt Nam cũng sẽ phối hợp với FIA tổ chức các sự kiện hội thảo, hội nghị, tọa đàm với các nhà đầu tư là khách hàng, đối tác do EY Việt Nam giới thiệu, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của từng sự kiện.

Với kinh nghiệm trong tư vấn đầu tư và mạng lưới khách hàng toàn cầu, EY Việt Nam cho biết có thể lắng nghe mong muốn và quan tâm về đầu tư của các doanh nghiệp khách hàng, đặc biệt là các tập đoàn từ Nhật Bản, Hàn Quốc - những quốc gia có vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam.

Theo khảo sát của EY Capital Confidence Barometer thực hiện đầu năm 2020, 74% các doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho rằng họ sẽ thay đổi chuỗi cung ứng hiện có sau đại dịch Covid-19. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ dự định này.

EY Việt Nam sẽ cung cấp cho FIA các thông tin cập nhật về xu hướng đầu tư, thương mại tại khu vực và toàn cầu; hỗ trợ trong việc đưa ra các nghiên cứu chiến lược để đánh giá cơ hội, mô hình đầu tư hiệu quả, giải pháp thực hiện tại Việt Nam.

Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết trong bối cảnh việc thu hút FDI vào Việt Nam có nhiều thuận lợi. Các doanh nghiệp đa quốc gia, các tập đoàn công nghệ đang đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới, cũng như giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia nhất định.

Tạm dừng bổ sung quy hoạch các dự án điện gió

Bộ Công Thương có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổng hợp danh mục các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh đề xuất tính toán trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát các dự án điện gió, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát 74 dự án điện gió với tổng quy mô công suất khoảng 6.400 MW.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2020. Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp danh mục các dự án điện gió (tên dự án, công suất, địa điểm, dự kiến phương án đấu nối) đang đề nghị khảo sát, nghiên cứu triển khai, bổ sung quy hoạch đã được trình riêng lẻ, gửi Bộ Công Thương trước ngày 09 tháng 10 năm 2020.

Do thời gian thẩm định riêng lẻ các dự án điện gió đến khi trình Quy hoạch điện VIII không còn nhiều, Bộ Công Thương tạm dừng xem xét thẩm định bổ sung quy hoạch các dự án điện gió vào Quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh).

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát quy hoạch địa điểm vị trí các nhà máy điện gió theo các quy định hiện hành và một số tiêu chí nêu tại Văn bản số 4865/BCT-ĐL ngày 06 tháng 7 năm 2020 và Văn bản số 4640/BCT-ĐL ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công Thương.

Trước đó, tháng 10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Cơ chế chính sách của Thủ tướng Chính phủ đã tạo động lực để phát triển điện gió tại Việt Nam trong những năm qua. Từ năm 2018 đến nay, Bộ Công Thương nhận được đề nghị khảo sát, phát triển dự án và bổ sung quy hoạch các dự án điện gió (trên đất liền, gần bờ, xa bờ) lên đến khoảng 50.000 MW.

Sau nhiều lần bổ sung quy hoạch điện gió, tổng công suất quy hoạch điện gió năm 2025 là 11.800 MW (trong đó 4.800 MW điện gió đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019), tương ứng với tính toán cơ cấu nguồn điện gió theo phương án cao.

Hoàn thiện quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Ngày 9/10, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 8487/VPCP – KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 171/TTr-BTC ngày 29/9/2020 về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: GTVT, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tp.HCM khẩn trương có ý kiến về đề xuất của Bộ Tài chính, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 24/9/2020. Bộ Tư pháp khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ dự án Nghị quyết theo đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của các Bộ, cơ quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để rà soát, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm thống nhất với các nội dung dự án giao thông đường bộ (sửa đổi) Chính phủ đã báo cáo Quốc hội; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/10/2020.

Trước đó, vào ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký tờ trình số 171/TTr – BTC chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo 2 phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Với phương án 1, Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá. Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc theo hướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do địa phương quản lý.

Như vậy, với phương án này, dịch vụ sử dụng đường cao tốc (kể cả cao tốc do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư) đều áp dụng thống nhất phương thức thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá).

Tại phương án 2, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Với phương án này, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiết 1.1 điểm 1, Mục V, Phần A Danh mục phí, lệ phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí gồm phí sử dụng đường bộ sẽ do Bộ Tài chính quy định và phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ do Chính phủ quy định.

Tại tờ trình số 171, Bộ Tài chính nghiêng hẳn về phương án 1 - quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.

Theo Bộ Tài chính, việc thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh... qua đó giúp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.

“Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc (theo pháp luật về phí, lệ phí) tại phương án 2 thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ, do theo quy định tại Điều 3 Luật Phí và lệ phí thì mức phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này đi ngược với nguyên tắc khi kêu gọi vốn xã hội hóa là mức giá dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư”, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện và tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng “phí chồng phí”, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân như hiện nay.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, dẫn tới mất nguồn thu ngân sách phục vụ công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến TP.HCM - Trung Lương, làm hư hỏng tài sản quốc gia, cũng như đóng góp nguồn ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong khi đó, hiện số tiền phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng là chưa đáp ứng nhu cầu bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý; không có kinh phí cho đầu tư xây dựng mới đường bộ. Với định mức bảo trì rất cao, việc bảo trì 123 km cao tốc miễn phí (thời điểm tháng 9/2019) và khoảng 200 km (sau khi tuyến La Sơn - Túy Loan đưa vào khai thác cuối năm 2020) đang là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước.

Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Bắc – Nam do Nhà nước đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và được triển khai thu phí thì số thu được sẽ rất lớn, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để bảo trì các tuyến cao tốc hiện có tốt hơn cũng như đầu tư xây dựng thêm các tuyến cao tốc mới.

Hải Phòng đề xuất Trung ương xây cầu gần 2.300 tỷ nối Hải Phòng - Quảng Ninh

UBND thành phố Hải Phòng vừa đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Dự án xây dựng cầu Bến Rừng gần 2.300 tỷ đồng.

Hải Phòng đề xuất dự án xây mới cầu Bến Rừng thay thế Phà Rừng
Hải Phòng đề xuất dự án xây mới cầu Bến Rừng thay thế Phà Rừng

Theo đó, UBND thành phố Hải Phòng vừa có văn bản đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo Thủ tướng hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng và đường dẫn 2 đầu cầu nối huyện Thủy Nguyên với thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dự án có quy mô xây mới cầu Bến Rừng kết cấu vĩnh cửu với chiều dài cầu khoảng 1.855,8m; bề rộng cầu chính và cầu dẫn:21,5m; xây dựng đường hai đầu cầu với quy mô đường cấp III đồng bằng (phía Hải Phòng khoảng 1,37km, phía Quảng Ninh khoảng 1,58km), mặt cắt ngang đường rộng 21,5m; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, biển báo hiệu đường thủy, đường bộ theo quy chuẩn hiện hành... Diện tích sử dụng đất khoảng 14,59ha (trong đó Hải Phòng 5,17ha; Quảng Ninh 9,42ha). Tổng mức đầu tư của dự án hơn 2.280 tỷ đồng.

Theo đề xuất thì, Trung ương hỗ trợ ngân sách phần kinh phí xây dựng cầu. Còn đối với phần xây dựng đường dẫn, chi phí GPMB và các chi phí khác, Hải Phòng cam kết sẽ bố trí ngân sách thành phố để thực hiện.

Thành phố Hải Phòng đang nghiên cứu đầu tư các công trình giao thông đồng bộ kết nối nhằm đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cùng các địa phương ven biển Bắc Bộ. Trong đó có cầu Bến Rừng thay thế Phà Rừng hiện tại, kết nối với tỉnh Quảng Ninh.

Hiện, Phà Rừng kết nối trục đường tỉnh 359 huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng với thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh qua sông Bạch Đằng. Đây là tuyến phà lớn nhất miền Bắc với khoảng cách 2 bến khoảng 1,2km. Mỗi ngày bến phà này đón nhận hàng nghìn lượt khách và phương tiện với hơn 100 lượt chuyến. Phà Rừng hiện tại đã được đầu tư khai thác lâu năm, hạ tầng xuống cấp, chất lượng vận tải rất thấp, lạc hậu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Việc đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng để thay thế Phà Rừng hiện nay là hết sức cần thiết tạo hệ thống kết nối giao thông liên vùng. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu giao thông vận tải hàng hóa của doanh nghiệp. Kết nối giữa các Khu kinh tế, Khu công nghiệp ven biển như: Khu công nghiệp Bến Rừng, Khu công nghiệp VSIP (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng) với Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Sông Khoai (thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Đồng thời, cây cầu còn kết nối với Cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện để đẩy mạnh giao thương hàng hóa với khu vực và thế giới. Qua đó, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và sức hấp dẫn đầu tư trong, ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Hà Nội khởi công cụm 3 công trình trọng điểm tổng vốn đầu tư gần 1.228 tỷ đồng

Ngày 5/10, UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) khởi công 3 công trình trọng điểm tổng vốn đầu tư gần 1.228 tỷ đồng.

Được biết, đây là 3 công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII và chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.

Lãnh đạo TP Hà Nội và các đại biểu khởi công 3 công trình trọng điểm tổng vốn đầu tư gần 1.228 tỷ đồng.
Lãnh đạo TP Hà Nội và các đại biểu khởi công 3 công trình trọng điểm tổng vốn đầu tư gần 1.228 tỷ đồng.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết, cụm 3 công trình trọng điểm được khởi công, gồm: Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án xây dựng khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh; Trường mầm non chất lượng cao huyện Đông Anh; Tuyến đường gom và kè sông đào Nguyên Khê. Tổng số vốn đầu tư 3 công trình 1.227,7 tỷ đồng.

Công trình Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án xây dựng khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh có quy mô khoảng 33ha, tổng mức đầu tư 672 tỷ đồng. Dự án có hạng mục Nhà thi đấu đa năng sức chứa 2.650 chỗ ngồi, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2021, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện thể thao của SEA Games 31 và các môn thể thao trong nhà mang tầm quốc gia. Những hạng mục còn lại của dự án tiếp tục được khởi công ngay trong năm 2021.

Sau khi hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc tại khu vực trung tâm huyện; tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, cảnh quan, môi trường trong lành cho khu vực; là cơ sở để phát triển phong trào thể dục thể thao, định hướng phát triển thể thao thành tích cao, cũng như tổ chức các sự kiện thi đấu thể dục thể thao của huyện, TP và quốc gia. Vì vậy, đây được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận.

Công trình trường Mầm non chất lượng cao huyện Đông Anh có diện tích khoảng 5.400m2 tại thôn Phúc Lộc, xã Uy Nỗ, quy mô 16 nhóm lớp với cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, hiện đại theo tiêu chí trường chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 450 trẻ. Tổng mức đầu tư xây dựng 104,7 tỷ đồng. Đây là một trong cụm 4 trường công lập xây dựng mô hình chất lượng cao từ cấp giáo dục mầm non học đến cấp THPT tại khu vực trung tâm huyện, đang được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025.

Sau khi hoàn thành sẽ tạo động lực thúc đẩy chất lượng giáo dục, đào tạo của huyện từng bước đổi mới căn bản, toàn diện; đồng bộ chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của trẻ; đáp ứng nguyện vọng ngày càng cao của Nhân dân. Dự kiến sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trong tháng 1/2022.

Công trình tuyến đường gom và kè sông đào Nguyên Khê (đoạn từ cầu Đôi đến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, huyện Đông Anh) có tổng chiều dài khoảng 6km; tổng mức đầu tư 451 tỷ đồng, được đầu tư đồng bộ các hạng mục: Đường giao thông, hè đường, cây xanh, tổ chức giao thông, thoát nước mưa, thoát nước thải, điện chiếu sáng, cấp nước, kè sông, cống hộp. Tuyến đường gom có mặt cắt ngang đường từ 13 - 17m; Kè sông Đào có bề rộng từ 15 - 24m.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo không gian cảnh quan đô thị, điểm nhấn đặc biệt cho tuyến đường trục trung tâm huyện Đông Anh. Nước sông Cà Lồ sẽ được nối thông với sông Thiếp, nhờ đó sẽ phát huy tác dụng điều tiết nước, phân vùng kiểm soát lũ cho tuyến sông Cà Lồ qua địa bàn huyện.

Ngoài ra, Dự án sẽ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cho khu vực, đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại ngày một gia tăng, giảm ách tắc, chống lấn chiếm đất công, là nền tảng để đẩy nhanh tốc độ phát triển và khai thác hiệu quả các khu đô thị phía Tây QL3, hình thành các khu đô thị kiểu mới, hiện đại, sầm uất chạy dọc tuyến đường trục trung tâm huyện Đông Anh. Dự kiến khởi công trong năm 2021 và sẽ bàn giao, đưa vào sử dụng trong tháng 4/2022.

Khánh Hòa: Khởi công dự án giao thông gần 350 tỷ đồng

Sáng ngày 5/10, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, địa phương đã phát lệnh khỏi công dự án Tỉnh lô 3, nhằm cụ thể hóa một phần đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang giai đoạn đến năm 2025. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Khánh Hòa khởi công dự án giao thông quan trọng nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII
Khánh Hòa khởi công dự án giao thông quan trọng nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII

Theo ông Tuân, việc triển khai đầu tư Dự án Tỉnh lộ 3 nhằm khớp nối các đường trục chính (đường Đại lộ Nguyễn Tất Thành, đường trục Bắc - Nam, đường Phong Châu), hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối liên vùng, liên khu vực; cụ thể hóa một phần đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang giai đoạn đến năm 2025; kết nối TP. Nha Trang với đường cao tốc Bắc - Nam và Khu công nghiệp Trảng É, Khu công nghiệp Suối Dầu, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng phía Nam của TP. Nha Trang và khu vực lân cận huyện Cam Lâm, tạo động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đơn vị chủ đầu tư, Ông Đặng Hữu Tài, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Khánh Hòa cho hay, Dự án Tỉnh lộ 3 có tổng chiều dài khoảng 13,6km với tổng vốn đầu tư 340,75 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh.

Dự án gồm 2 nhánh: Nhánh 1 bắt đầu tại ngã ba UBND xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) đến đường dẫn nối lên đường cao tốc Bắc - Nam tại xã Suối Tân (huyện Cam Lâm); nhánh 2 nối từ đường số 6 (Khu dân cư Đất Lành) đến ngã tư nghĩa trang Phước Đồng.

Dự án Tỉnh lộ 3 được chia làm 3 đoạn để thi công. Đoạn 1 từ UBND xã Phước Đồng đến ngã tư nghĩa trang Phước Đồng có chiều dài 3,43km; đoạn 2 từ Nghĩa trang Phước Đồng đến đường dẫn nối lên đường cao tốc Bắc - Nam có chiều dài 9,25km, được giải phóng mặt bằng theo chỉ giới quy hoạch 42m và giai đoạn trước mắt mở rộng nền đường theo tim quy hoạch được duyệt 9m (mặt đường 8m), kết cấu mặt đường bê tông nhựa; đoạn 3, từ đường số 6 khu dân cư Đất Lành đến ngã tư Nghĩa trang Phước Đồng có chiều dài 0,898km, được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chỉ giới đường đỏ, nền đường rộng 22,5m (mặt đường 14,5m), kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào khoảng đầu năm 2022.

Hậu Giang khởi động, hoàn thành nhiều công trình, tổng vốn nghìn tỷ

UBND tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức khởi công, khánh thành nhiều dự án đầu tư quy mô với tổng kinh phí hơn 1.600 tỷ đồng.

Trong đó, đáng chú ý là khởi công xây dựng tổ hợp chợ du lịch và khách sạn 4 sao Xà No. Dự án có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, tọa lạc tại Phường 1, TP. Vị Thanh, diện tích hơn 4.000m², gồm nhiều hạng mục, trong đó có chợ du lịch Xà No, bến tàu du lịch và khách sạn 4 sao Xà No. Đây cũng là khách sạn đầu tiên đạt chuẩn 4 sao tại Hậu Giang. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 11/2021 và được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn về kinh tế đêm tại địa phương và vùng ĐBSCL.

Khởi công dự án tổ hợp khách sạn 4 sao và chợ du lịch tại Hậu Giang.
Khởi công dự án tổ hợp khách sạn 4 sao và chợ du lịch tại Hậu Giang.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, đây là điểm nhấn quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, cũng là cơ hội thúc đẩy giao thương và kết nối du lịch Hậu Giang với cả nước.

Dự án Khu hành chính huyện Long Mỹ cũng được khởi công với hạng mục khối trụ sở HĐND - UBND huyện có tổng mức đầu tư khoảng 52 tỷ đồng (trong tổng số hơn 317 tỷ đồng của toàn dự án). Dự án có quy mô xây dựng khoảng 6.000m2, diện tích sử dụng khoảng 4.800m2…, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 6/2023.

Dự án cầu Nàng Mau 2 ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy và đường dẫn với tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ đồng được khánh thành, đã kịp thời giải quyết nhu cầu bức xúc về giao thông của người dân huyện Vị Thủy huyện Phụng Hiệp, giúp huyện Vị Thủy từng bước hoàn thành mục tiêu xóa bỏ, thay thế cầu tạm, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một dự án lớn được khởi công là Nhà máy điện rác Hậu Giang (tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp) có tổng diện tích hơn 23ha; tổng vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng. Dự án được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 có công suất xử lý rác thải 300 tấn/ngày, phát điện 6MW; giai đoạn 2 nâng tổng công suất xử lý rác thải lên 600 tấn/ngày, phát điện 12MW. Sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, dự án được kỳ vọng sẽ xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan; đồng thời, phát điện lên lưới điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương làm tốt chức năng quản lý; đẩy nhanh tiến độ công trình với mục tiêu chung là bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả để người dân nhanh chóng hưởng lợi từ dự án. Chủ đầu tư cùng các nhà thầu bố trí nhân lực hợp lý; tập trung mọi nguồn lực để triển khai xây dựng nhà máy đúng tiến độ, đảm bảo đến cuối năm 2021 đưa vào vận hành.

Ninh Thuận đề xuất bổ sung Cảng hàng không dân dụng Thành Sơn vào quy hoạch

Sân bay Thành Sơn đang được UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị quy hoạch thành cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ chức năng quân sự và dân dụng.

Hiện nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tại Ninh Thuận là khá lớn (Ảnh minh họa).
Hiện nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tại Ninh Thuận là khá lớn (Ảnh minh họa).

Văn phòng Chính phủ vừa có phiếu chuyển gửi Bộ GTVT xem xét giải quyết theo thẩm quyền đối với đề xuất của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc khảo sát, bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không dân dụng Thành Sơn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất khảo sát, bổ sung lập quy hoạch cảng hàng không Thành Sơn vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với vai trò là cảng hàng không lưỡng dụng kết hợp phục vụ quân sự và dân dụng.

Sân bay Thành Sơn hay căn cứ không quân Phan Rang là một sân bay quân sự cấp 1, nằm ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, sân bay Thành Sơn có diện tích khoảng 20 km, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn tĩnh không và an toàn hành lang bay, có đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ bay hòa mạng quốc gia. Sân bay này hiện có 2 đường cất hạ cánh dài hơn 3.000 m, có thể đón được tàu bay Fokker70, ATR72, Airbus 321 hoặc tương đương, đạt tiêu chuẩn sân bay cấp 4C theo phân loại của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, có thể khai thác các đường bay thương mại tới Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…

UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định, nhu cầu vận chuyển hành khách du lịch và nhà đầu tư đến các cơ sở kinh tế, du lịch tại Ninh Thuận đang tăng rất nhanh, có thể lên tới 5 triệu lượt người/năm, là thị trường lớn cho ngành hàng không.

Được biết, trong quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020, Bộ GTVT đã nhận được kiến nghị của một số địa phương trong đó có các đề xuất chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế: Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Phù Cát, Tuy Hòa; bổ sung cảng hàng không, sân bay mới tại: Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận (Thành Sơn), Bạc Liêu.

Hiện Bộ GTVT đang đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo Tư vấn làm việc với các địa phương, nghiên cứu các đề xuất để lập Quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của các địa phương.

Động thổ cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn quy mô vốn 20.900 tỷ đồng

Sáng nay (3/10), tại Đông Khê - Thạch An, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Tĩnh và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc.

Việc động thổ Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ là tiền đề quan trọng để UBND tỉnh Cao Bằng thu xếp nguồn vốn ngân sách và tín dụng cho công trình.
Việc động thổ Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ là tiền đề quan trọng để UBND tỉnh Cao Bằng thu xếp nguồn vốn ngân sách và tín dụng cho công trình.

“Việc triển khai tuyến cao tốc động lực kết nối Đồng Đăng - Lạng Sơn với cửa khẩu Trà Lĩnh - Cao Bằng đang hết sức cấp thiết nhằm đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng tại khu vực Đông Bắc; đồng thời mở ra một tuyến cao tốc đối ngoại mới kết nối cảng Lạch Huyện - Hải Phòng đi Trùng Khánh - Urumqi (Trung Quốc) - Khorgos (Kazakhstan) sang các nước châu Âu”, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng đánh giá.

Trong 2 năm qua, Tập đoàn Đèo Cả đã cùng UBND tỉnh Cao Bằng nghiên cứu tuyến cao tốc nêu trên một cách tổng thể và có những nghiên cứu, đề xuất rất quan trọng với việc tối ưu hóa phương án tuyến bằng cách điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối vào tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam có chiều dài 17,5 km, xây dựng các công trình hầm giao thông xuyên núi, cầu cạn.

Do vậy, tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được rút ngắn xuống còn 115 km so với 144 km theo quy hoạch (giảm 29 km) và cũng giúp kéo giảm tổng mức đầu tư Dự án xuống còn hơn 20.000 tỷ đồng, giảm khoảng 50% chi phí đầu tư so với tổng vốn đầu tư dự kiến quy hoạch trước đó là 47.520 tỷ đồng).

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nói trên, vào tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1212/QĐ – TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT. Trong giai đoạn 1 (2020 – 2024), Dự án sẽ đầu tư khoảng 93 km từ cửa khẩu Tân Thanh đến xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h .

“Là một doanh nghiệp thuần Việt, một nhà đầu tư hạ tầng giao thông chuyên nghiệp, chúng tôi nhận thức được việc xây dựng và thực hiện thành công dự án cao tốc tại địa phương còn nghèo như Cao Bằng vừa là niềm tự hào và cũng là một phần trách nhiệm của mình”, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả - lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân được UBND tỉnh Cao Bằng mời tham gia Ban Chỉ đạo triển khai Dự án với nhiệm vụ là Phó trưởng ban chia sẻ.

Ông Hoàng cho biết thêm hiện đơn vị đang tham gia với tư cách hỗ trợ tỉnh Cao Bằng nghiên cứu Dự án. Nhà đầu tư Dự án sẽ được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lựa chọn thông qua việc đấu thầu cạnh tranh, minh bạch.

“Ngoài Đèo Cả, chúng tôi tin rằng còn rất nhiều nhà đầu tư có năng lực khác cũng sẽ quan tâm tới Dự án”, ông Hoàng chia sẻ.

Trên thực tế, khi được tỉnh Cao Bằng mời nghiên cứu dự án, Tập đoàn Đèo Cả đã có những bước đi cụ thể khi chủ động hoàn thành rất sớm hồ sơ đề xuất dự án xây dựng đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đủ sức thuyết phục để Chính phủ ban hành được quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư vào hồi đầu tháng 8/2020 vừa qua.

Mặc dù vậy, theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, động thổ một dự án với quy mô đầu tư rất lớn chỉ là thành công bước đầu. Trên thực tế việc triển khai Dự án còn rất nhiều khó khăn khi chưa rõ việc phân bổ nguồn vốn, trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó có vai trò rất quan trọng của các cơ quan nhà nước.

“Ban chỉ đạo cần có nhiều giải pháp đột phá để kích thích lưu lượng, nghiêm túc nghiên cứu các biện pháp bù đắp ngân sách, xác định đem lợi ích ngắn hạn từ việc tham gia thi công thông qua các tiểu dự án đầu tư công để tích góp bổ trợ cho đầu tư PPP, kết nối các Doanh nghiệp khác để tổ chức thực hiện khoa học nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, biến các Doanh nghiệp thi công trở thành một phần của Nhà đầu tư thì mới mong hiện thực hóa giấc mơ Cao tốc Cao Bằng”, ông Hoàng chia sẻ.

Ngoài việc động thổ Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã tiến hành khởi đông 2 tiểu dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng kết nối với đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, gồm đường giao thông Đoỏng Lẹng - thị trấn Đông Khê và Thuỵ Hùng - Vân Trình. Đây là 2 tuyến đường thuộc địa bàn huyện Thạch An khi hoàn thành sẽ đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Cao Bằng - Công viên địa chất toàn cầu là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch với những di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng như: Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng biên giới Thu - Đông 1950 ở huyện Thạch An, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén...; với đường biên giới dài hơn 333 km có nhiều cửa khẩu, lối mở thông thương quốc tế từ phía Bắc, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, phát triển thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng từng bước thay đổi, đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay Cao Bằng vẫn là tỉnh còn rất nghèo, thu ngân sách năm 2019 chỉ đạt 2.208 tỷ đồng, đứng trong nhóm cuối của cả nước về số thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 25 triệu đồng/ người/ năm - chỉ bằng 40% bình quân đầu người của cả nước.

Nguyên nhân chính được xác định do là hệ thống giao thông tại địa phương có rất hạn chế về số lượng và chất lượng, không có cảng hàng không, không có đường sắt, không có đường thuỷ… Hiện nay, việc giao thương giữa Cao Bằng với các địa phương khác chỉ qua các tuyến đường bộ Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A, Quốc lộ 34, Quốc lộ 34B, Quốc lộ 4C, đường Hồ Chí Minh. Tuy các tuyến đường này đã được nâng nhựa nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật còn rất thấp, đường nhỏ hẹp, quanh co, nhiều đèo cao nguy hiểm… không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Cao Bằng.

“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng xác định kinh tế cửa khẩu là một trong những động lực quan trọng nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo động lực lan tỏa cho các vùng kinh tế khác, việc sớm triển khai đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối, nhất là tuyến đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) và quyết tâm cụ thể hóa mục tiêu này trong thời gian tới”, ông Lại Xuân Môn khẳng định.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục