Đầu tư tuần qua: Chuỗi dự án 10 tỷ USD gửi tâm thư tới Tổ công tác đặc biệt; chứng nhận dự án điện gió 395 triệu USD

Chuỗi dự án 10 tỷ USD gửi tâm thư tới Tổ công tác đặc biệt mong gỡ vướng; Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điện gió trên 395 triệu USD…
Đầu tư tuần qua: Chuỗi dự án 10 tỷ USD gửi tâm thư tới Tổ công tác đặc biệt; chứng nhận dự án điện gió 395 triệu USD

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Kiến nghị Thủ tướng dùng vốn đầu tư công xây cao tốc Bắc - Nam qua

Tỉnh Hà Tĩnh muốn đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi và đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng dài 90 km bằng phương thức đầu tư công.

Theo thông tin của baodautu.vn, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Hà Tĩnh sẽ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe (Ảnh minh họa)

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Hà Tĩnh sẽ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe (Ảnh minh họa)

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi và đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng bằng phương thức đầu tư công và chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sớm hoàn thiện các thủ tục để khởi công dự án trong năm 2022, trong đó ưu tiên bố trí nguồn vốn để tỉnh chủ động, sớm triển khai công tác giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ khi thực hiện dự án.

Ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện nay địa phương này đang đẩy nhanh việc triển khai Khu kinh tế Vũng Áng. Đây là một trong 8 Khu kinh tế trọng điểm ven biển quốc gia được tập trung đầu tư phát triển, với thế mạnh: Công nghiệp thép và cơ khí, chế tạo; năng lượng; Cảng biển nước sâu và dịch vụ Logistic; với vị trí nằm trên hành lang các tuyến hàng hải quốc tế, trục hành lang kinh tế Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mekong (GMS), với hạt nhân là dự án Khu liên hợp gang thép và cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, các dự án điện, ...

Đến nay, tại Khu kinh tế Vũng Áng có 146 dự án đã và đang được đầu tư, gồm: 57 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 13,589 tỷ USD và 89 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 48.721 tỷ đồng. Các dự án lớn đã hoàn thành đi vào hoạt động như: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (Giai đoạn 1: Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm; cảng nước sâu Sơn Dương cho tàu 30 vạn tấn); Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I (công suất 1.200 MW); Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng Vũng Áng, Khu công nghiệp Vũng Áng 1....

Trong đó, hiện Khu kinh tế Vũng Áng đang thi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II công suất 1.200MW (gần 2,5 tỷ USD), chuẩn bị khởi công Nhà máy sản xuất Cell Pin của tập đoàn Vingroup (gần 500 triệu USD), và đang hoàn thiện, lập quy hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng phát triển tổ hợp công nghiệp ô tô (với quy mô dự kiến 13 tỷ USD); đang xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, tổ hợp điện khí Vũng Áng III, hạ tầng đô thị, du lịch dịch vụ,...vv.

“Khu kinh tế Vũng Áng đã, đang và sẽ là động lực, tạo đột phá phát triển, thúc đẩy liên kết vùng Bắc Trung Bộ, trở thành một trung tâm công nghiệp nặng quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước”, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông tin.

Với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối phục vụ cho thu hút đầu tư, phát triển của Khu kinh tế Vũng Áng trong thời gian tới, trong điều kiện tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã bắt đầu bị hư hỏng, xuống cấp và có những bộc lộ quá tải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông và hạn chế khả năng lưu thông hàng hóa trên trục dọc Bắc - Nam cũng như ảnh hưởng đến sự kết nối với trục Đông - Tây qua Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 đến cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cửa khẩu Cha Lo.

Chính vì vậy, việc sớm đầu tư hoàn thành các đoạn cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng để kết nối với Khu kinh tế Vũng Áng là hết sức cần thiết và cấp bách.

Liên quan đến hình thức đầu tư các dự án đường cao tốc hiện nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết là hiện Bộ GTVT đang đề xuất theo phương thức đầu tư công và PPP.

Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ GTVT việc đầu tư đường cao tốc theo phương thức PPP ngoài những lợi thế nhất định, thì từ thực tiển triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy vẫn còn có những khó khăn, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chưa thể khẳng định chắc chắn thành công, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án (chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, các tổ chức tín dụng hiện nay khó khăn trong cân đối nguồn vốn, thời gian thu hồi vốn kéo dài...).

Đặc biệt, do trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh không còn các trạm thu phí vì vậy cao tốc đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng bằng phương thức PPP là khó khả thi.

Trước đó, tại Tờ trình số 11792/TTr – BGTVT về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 gửi Chính phủ vào ngày 6/11/2021, đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi (dài 36 km, tổng mức đầu tư 7.588 tỷ đồng) và đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng dài 54 km, tổng mức đầu tư 10.707 tỷ đồng) là 2/3 phân đoạn được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP.

Tách cấu phần cảng khỏi Dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1

Việc chưa tính phần cảng đầu mối nhập LNG trong dự án trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 nhằm rút ngắn quy trình thủ tục đưa dự án giai đoạn 1 sớm được triển khai.

Tại cuộc họp thường trực UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây, thường trực UBND tỉnh thống nhất đồng ý chủ trương tách phần cảng nhập LNG ra khỏi Dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phối hợp với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án.

Dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 dự kiến sẽ chưa tính phần cảng nhập LNG

Dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 dự kiến sẽ chưa tính phần cảng nhập LNG

Theo báo cáo của Sở Công thương, đây là dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư. Việc chưa tính đầu tư phần cảng nhập LNG trong dự án trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 tại thời điểm này nhằm thu hút đầu tư ở giai đoạn còn lại, tối ưu hóa cả 3 giai đoạn của dự án, từ đó rút ngắn quy trình thủ tục, sớm triển khai xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 của dự án.

Dự án Trung tâm điện lực LNG Long Sơn giai đoạn 1 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh. Trong đó, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được giao cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo kế hoạch, Trung tâm điện lực LNG Long Sơn xây dựng theo lộ trình 3 giai đoạn, gồm Nhà máy nhiệt điện khí Long Sơn được xây dựng tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu với diện tích khoảng 132 ha, tổng công suất khoảng 3.600-4.500 MW và một cảng đầu mối nhập LNG với công suất 3,5-4,4 triệu tấn/năm. Trong đó, giai đoạn 1 có công suất 1.200 - 1.500MW, tiến độ vận hành năm 2025 – 2026. Ngoài giai đoạn 1 đã được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, các giai đoạn tiếp theo sẽ được dựa theo Quy hoạch điện VIII.

Cuối tháng 10/2021, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi văn bản số 16191/UBND-VP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn từ 850 ha xuống còn 652 ha. Trong đó, dự án Trung tâm điện lực Long Sơn quy mô gần 199,5 ha có khoảng 109 ha nằm trong ranh giới Khu công nghiệp. Ngoài Trung tâm điện lực Long Sơn, thời gian qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã chấp thuận vị trí để nghiên cứu một số dự án khác để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm. Việc giảm diện tích Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn sau khi được phê duyệt sẽ “mở đường” triển khai các dự án thứ cấp, trong đó có Trung tâm điện lực Long Sơn giai đoạn 1.

Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho phép Tổ hợp nhà thầu GTPP-MC-GE gồm 6 thành viên (Tổng công ty Phát điện 3 - EVNGENCO3, CTCP Đầu tư Thành Thành Công, CTCP Tư vấn Xây dựng điện 2, CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương, Công ty Mitsubishi Corporation Việt Nam và Công ty General Electric International INC) tiếp cận khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (PreFS) và báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) đối với giai đoạn 1 của dự án. Các thành viên trong Tổ hợp đang chuẩn bị các nội dung liên quan để thực hiện các bước tiếp theo. Cuối năm 2020, General Electric đã ký kết biên bản ghi nhớ phát triển dự án nhiệt điện khí LNG Long Sơn trong đó cam kết sẽ cung cấp thiết bị, dịch vụ và đóng góp vốn đầu tư ước tính hơn 1 tỷ USD.

Cũng trong cuộc họp thường trực UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tổ chức, UBND tỉnh cũng đã thống nhất về quy trình, tiêu chí khung và phương pháp lựa chọn nhà đầu tư dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ - một dự án trọng điểm khác của Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 19.200 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng. Dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ có diện tích khoảng 1.763ha, bao gồm: Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ (984,24ha); diện tích mặt nước (455,77ha); đất dự trữ kho năng lượng sạch (197,65ha); diện tích mặt nước tiềm năng (125,34ha).

Việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Nghị định số 31 ngày 25/5/2021 của Chính phủ. Do đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề xuất tiêu chí khung và phương pháp đánh giá lựa chọn nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư cần phải chứng minh được giá trị tài sản ròng, vốn chủ sở hữu tối thiểu, khả năng thu xếp vốn vay; không nợ đọng thuế, nợ xấu ngân hàng, môi trường, tài chính; nhà đầu tư phải có khả năng kêu gọi các nhà đầu tư chuyên ngành thứ cấp; có khả năng kết nối với các nhà đầu tư, khai thác logistics tại Việt Nam và nước ngoài.

Hiện 5 nhà đầu tư quan tâm và gửi hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, gồm: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco và Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế - ITC (liên danh Geleximco - ITC); liên danh Việt Nam - EU giữa Besix - Boskalis - Hateco; Công ty Cổ phần IMG Innovations; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu quốc tế Tân Đại Dương; Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group).

Thay đổi kịch bản đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam

Có tới 8/12 dự án thành phần Dự án Xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sẽ được đầu tư bằng vốn đầu tư công.

Có khá nhiều thay đổi trong phương án đầu tư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 tại Tờ trình số 11792/TTr-BGTVT vừa được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi Chính phủ so với Tờ trình số 334/TTr-CP xin phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mà Chính phủ trình Quốc hội vào cuối tháng 9/2021.

Có khá nhiều thay đổi trong phương án đầu tư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Có khá nhiều thay đổi trong phương án đầu tư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Tờ trình số 11792, trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT đề xuất triển khai đầu tư khoảng 729 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập. Trong số này, chỉ có 4 dự án thành phần triển khai theo phương thức PPP, gồm các đoạn: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang. 8 dự án còn lại sẽ được đầu tư công, gồm các đoạn: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.

Đây là sự thay đổi rất đáng chú ý, bởi tại Tờ trình số 334, có tới 9/12 dự án thành phần được triển khai theo hình thức PPP. Thay đổi lớn này dẫn đến quy mô vốn nhà nước tăng lên đáng kể so với phương án đầu tư trước đó.

Tại Tờ trình số 11792, tổng mức đầu tư toàn Dự án là 148.492 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước là 131.217 tỷ đồng (chiếm 88%), vốn huy động ngoài ngân sách chỉ còn khoảng 17.275 tỷ đồng (12%).

Bộ GTVT tính toán, phần vốn nhà nước cần bố trí giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 91.851 tỷ đồng) được đề xuất bố trí từ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 47.169 tỷ đồng. Phần còn thiếu (44.683 tỷ đồng), Bộ GTVT kiến nghị cân đối từ Chương trình Phục hồi kinh tế - xã hội.

Trong khi đó, tại Tờ trình số 334, sơ bộ tổng mức đầu tư đại dự án này là 124.619 tỷ đồng, bao gồm 61.628 tỷ đồng vốn nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (chiếm 49,45%) và 62.991 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách (50,55%).

Một thay đổi rất đáng chú ý khác liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai 4 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, đó là tại Tờ trình số 11792, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia 4 dự án thành phần PPP từ 54 - 65% tổng mức đầu tư của dự án; đồng thời giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi hình thức đầu tư trong trường hợp triển khai các dự án thành phần theo phương thức PPP không thành công.

Tại Tờ trình số 11792, Bộ GTVT đã giải thích khá cặn kẽ và hợp lý đối với sự thay đổi về phương án đầu tư Dự cao tốc Bắc - Nam.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 cho thấy, nhóm nhà đầu tư thực sự quan tâm đến các dự án kết cấu hạ tầng giao thông chủ yếu là các nhà đầu tư đã huy động vốn tín dụng để thực hiện các dự án BOT giai đoạn trước đây, nên khả năng tiếp tục huy động tín dụng để đầu tư các dự án mới sẽ khó khăn hơn. Bản thân các tổ chức tín dụng hiện nay chủ yếu là huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn cho các dự án PPP hạ tầng giao thông.

Chính vì vậy, nếu triển khai toàn bộ các dự án thành phần theo phương thức PPP, Bộ GTVT lo ngại mức độ thành công sẽ không cao, có thể phát sinh các tình huống không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai.

Trường hợp đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển đổi sang đầu tư công, tiến độ kéo dài thêm khoảng 9 tháng; trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thành công, nhưng không huy động được vốn vay, tiến độ sẽ kéo dài thêm khoảng 13 tháng so với phương án đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư.

“Trong thực tế, 2 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 là Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu phải chuyển đổi hình thức đầu tư do đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư, đến tháng 7/2021 mới có thể khởi công gói thầu đầu tiên, chậm hơn các dự án đầu tư công khoảng 2 năm”, ông Lâm thông tin.

Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án điện gió trên 395 triệu USD

Dự án được thực hiện tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, có qui mô công suất 200 MW, với tổng vốn đầu tư trên 395,6 triệu USD.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Cụm Nhà máy Điện gió Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B do Công ty TNHH Mainstream Phú Cường làm chủ đầu tư. Đây là liên danh giữa Tập đoàn Mainstream Renewable Power và Tập đoàn Phú Cường.

Công tác khảo sát địa chất, địa hình và đáy biển cho việc lập dự án

Công tác khảo sát địa chất, địa hình và đáy biển cho việc lập dự án

Mục tiêu dự án là đầu tư kinh doanh năng lượng tái tạo, quy mô công suất 200 MW. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân và phường Vĩnh Phước, thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Dự án có diện tích sử dụng đất có thời hạn là 12,94 ha, diện tích khu vực biển đề nghị giao là 1.100 ha. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.

Tổng vốn đầu tư của dự án là 9.140 tỷ đồng, tương đương trên 395,6 triệu USD. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 1.828 tỷ đồng; vốn huy động là 7.312 tỷ đồng.

Về tiến độ thực hiện dự án, theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dự án tiến hành giai đoạn xây dựng từ quý IV năm 2021 đến quý III năm 2022; thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ vào quý IV năm 2023.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường chia sẻ: “Dự án được phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, dựa trên kinh nghiệm dày dặn của Mainstream và Tập đoàn Phú Cường. Để có được kết quả đến hôm nay, chúng tôi rất trân trọng những sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành và tỉnh Sóc Trăng”.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, so với nhiều lĩnh vực đầu tư khác tại Việt Nam, đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, có nhiều ưu điểm và lợi ích: trước tiên là so sánh về nguồn vốn đối ứng, dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam có hiệu quả đầu tư cao hơn so với thế giới; hiệu quả đầu tư được bảo đảm do hiện nay Chính phủ Việt Nam đang tạo điều kiện đẩy nhanh việc phát triển nguồn năng lượng sạch với nhiều chính sách ưu đãi. Đồng thời, theo xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng công nghiệp thì không thể thiếu năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch”.

Được biết, ngoài dự án Cụm nhà máy điện gió Phú Cường Sóc Trăng 1A và 1B, Tập đoàn Phú Cường hiện đang nghiên cứu và khảo sát thêm nhiều địa điểm cho các dự án năng lượng gió trên bờ và năng lượng mặt trời tại các tỉnh Đắk Lắk, Kiên Giang…

Đề nghị bổ sung các công trình kết nối với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

UBND TP. Cần Thơ đề nghị bổ sung phương án xây dựng 5 nút giao kết nối với đường cao tốc, xây dựng đường gom hai bên dọc theo toàn tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ...

Ngày 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển đã ký Công văn số 5802/UBND-XDĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng sau khi tiếp nhận Công văn số 7085/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 18/10/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này.

Cần Thơ đề nghị bổ sung các công trình kết nối với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua địa bàn Thành phố. (Ảnh minh họa: Internet)

Cần Thơ đề nghị bổ sung các công trình kết nối với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn qua địa bàn Thành phố. (Ảnh minh họa: Internet)

Tại Công văn nêu trên, UBND TP. Cần Thơ cho rằng, về kết nối TP. Cần Thơ với đường cao tốc, theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đã được hoàn chỉnh lại gửi thẩm định có phương án đầu tư xây dựng 2 nút giao kết nối liên thông với đường cao tốc tại vị trí giao với các đường: tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi tại khoảng lý trình Km63+500 của đường cao tốc, đường Tỉnh 922 tại khoảng lý trình Km76+800 của đường cao tốc.

Tuy nhiên, để đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả trong việc kết nối TP. Cần Thơ với đường cao tốc, UBND TP. Cần Thơ đề nghị bổ sung phương án đầu tư xây dựng 5 nút giao kết nối liên thông với đường cao tốc tại vị trí giao với các đường: tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi tại khoảng lý trình Km63+500 của đường cao tốc; đường Tỉnh 919 (đường Bốn Tổng - Một Ngàn) tại khoảng lý trình Km71 của đường cao tốc, đường Tỉnh 922 tại khoảng lý trình Km76+800 của đường cao tốc, đường kết nối quận Ô Môn và huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang tại khoảng lý trình Km84 của đường cao tốc (hiện nay TP. Cần Thơ đang nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường này trong giai đoạn 2021 - 2025); đường Tỉnh 919 (đường Bến Tổng - Một Ngàn) tại khoảng lý trình Km92 của đường cao tốc.

Đồng thời, nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng 5 nút giao kết nối liên thông với đường cao tốc nêu trên theo quy mô hoàn chỉnh dạng nút giao hoa thị. Thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ phạm vi nút giao theo quy mô hoàn chỉnh trong giai đoạn 2021-2025, nhằm tạo quỹ đất dự trữ phục vụ triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn hoàn chỉnh sau này, cũng như làm cơ sở để địa phương quản lý quy hoạch xây dựng, đất đai tại khu vực xung quanh nút giao đồng bộ.

Ngoài ra, UBND TP. Cần Thơ cũng đề nghị đầu tư xây dựng đường gom hai bên dọc theo toàn tuyến cao tốc đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ. Theo đó, giai đoạn 1 xây dựng đường gom hai bên đạt quy mô mặt cắt ngang đường tối thiểu cấp VI Bn=6,5m; giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng đường gom hai bên đạt quy mô mặt cắt ngang đường cấp IV Bn=9,0m, đối với các đoạn tuyến cao tốc qua đô thị phải xây dựng đường gom đô thị hai bên phù hợp theo quy hoạch TP. Cần Thơ.

Bên cạnh đó, bổ sung phương án đầu tư xây dựng các nút giao cầu vượt trực thông tại vị trí giao giữa đường cao tốc với các đường tỉnh (đường Tỉnh 921B, đường Tỉnh 921D, đường Tỉnh 922B, đường Tỉnh 922D, đường Tỉnh 917B) theo quy hoạch giao thông vận tải TP. Cần Thơ đã được phê duyệt; các cầu vượt hoặc cống chui, hầm chui tại vị trí giao giữa đường cao tốc với các đường huyện, đường giao thông nông thôn theo hiện trạng và quy hoạch giao thông nông thôn TP. Cần Thơ đã được phê duyệt.

Đề xuất đầu tư 17.435 tỷ đồng xây cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Tuyến cao tốc nối khu kinh tế trọng điểm Vân Phong với Buôn Ma Thuột - trung tâm vùng Tây Nguyên có chiều dài 118 km, sẽ được đầu tư bằng vốn đầu tư công.

Ban quản lý Dự án 6 vừa trình Bộ GTVT thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Một đoạn Quốc lộ 26 - tuyến giao thông chủ đạo kết nối Khánh Hòa và Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Báo Khánh Hòa).

Một đoạn Quốc lộ 26 - tuyến giao thông chủ đạo kết nối Khánh Hòa và Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Báo Khánh Hòa).

Tuyến đường cao tốc dài 118 km này có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1A, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại điểm giao cắt tại khoảng Km12+450 đường Hồ Chí Minh tránh phía đông TP Buôn Ma Thuột (cao tốc Bắc Nam phía Tây), thuộc địa phận xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột có quy mô làn xe.

Tuy nhiên, trong giai đoạn phân kỳ, Dự án được đề xuất đầu tư quy mô cao tốc 4 làn xe hạn chế, chiều rộng nền đường 17m, hoàn thiện quy mô 4 làn xe tại thời điểm thích hợp; riêng hầm xây dựng 2 ống riêng biệt, trước mắt hoàn thiện để khai thác 1 ống, ống còn lại hoàn thiện tại thời điểm đầu tư hoàn chỉnh 4 làn theo quy hoạch.

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, Dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột từ điểm đầu tuyến đi về phía Tây sau khu vực đèo Bánh Ít, tuyến đi giữa quy hoạch thị xã Ninh Hòa qua xã Ninh Đông cắt đường sắt Bắc - Nam, sau đó tuyến cắt đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang.

Tuyến tiếp tục đi về phía Tây qua eo Vòng Kên Kên, cách di tích sân bay Dục Mỹ khoảng 1,5km và đi sát với trường huấn luyện sỹ quan xã Ninh Sim, rẽ trái cắt Quốc lộ 26, sau đó men theo khu vực phía Bắc chân núi Hòn Lai, Ba Bay... đến giáp ranh hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk tại khoảng Km33+200.

Tuyến tiếp tục đi chếch theo hướng Tây Bắc chạy dọc phía phải dòng sông Chò, đi về phía Nam hồ Krông Pách Thượng, tiếp tục đi về phía Bắc hồ Ea Rớt giao cắt với TL.699 tại Km78+500; cắt với TL.689B tại Km91+800; cắt TL.9 tại Km101+700. Từ TL.9 tuyến đi theo hướng Đông Bắc tới trước cổng Trúc Lâm Từ Giác thiền viện, đi sát mép phía Nam hồ Ea Ly Thượng (Km105-Km107), tuyến rẽ trái chuyển hướng Tây cắt TL.10 kéo dài tại Km118+450, sau đó đi thẳng tới huyện Krông Pắk khoảng Km120+950 rồi về cuối tuyến tại khoảng Km12+450/đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột.

Tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 1.038ha, trong đó: đất trồng lúa 2 vụ khoảng 90ha, đất nông nghiệp khác khoảng 378ha, đất ở khoảng 177ha, rừng sản xuất khoảng 342ha, đất khác khoảng 49ha; diện tích chiếm dụng rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng: tổng diện tích chiếm dụng rừng khoảng 342ha, bao gồm: Đắk Lắk (321,7ha), Khánh Hòa (20,3ha).

Với phương án đầu tư nói trên, Dự án có tổng mức đầu tư 17.435 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 12.300 tỷ đồng, chi phí GPMB là 2.038 tỷ đồng…

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội về thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào kết cấu hạ tầng theo phương thức PPP, trước hết là hình thức hợp đồng BOT, việc triển khai các dự án thành phần theo phương thức PPP là cần thiết.

Tuy nhiên, theo Ban quản lý dự án 6, đối với dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, việc đầu tư theo hình thức PPP là khó khả thi do hiệu quả kinh tế khi đầu tư dự án theo phương thức PPP là không cao, khó thu hút được Nhà đầu tư. Vì vậy, đơn vị lập dự án kiến nghị đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công, sử dụng nguồn vốn NSNN.

Nếu đề xuất này được thông qua, Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư: 2021-2023; thực hiện đầu tư: 2024 – 2027.

Do đặc điểm địa hình nên việc kết nối giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ bằng các loại hình giao thông đường thủy, đường sắt và đường hàng không rất hạn chế và khó có khả năng phát triển, chủ yếu và chỉ có tiềm năng để phát triển giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, hiện trạng giao thông đường bộ cũng chỉ tập trung ở các trục dọc hai đầu là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14, các trục ngang thiếu về mật độ; yếu về quy mô, cấp hạng (đa số cấp IV - III miền núi) và hạn chế do trở ngại đèo dốc quanh co (đèo Lò Xo trên Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng - Kon Tum, đèo Vi ô lắc, Măng Đen trên Quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi - Kon Tum, đèo An Khê, Măng Yang trên Quốc lộ 19 nối Bình Định - Gia Lai, đèo Tô Na, Chư Sê trên Quốc lộ 25 nối Phú Yên - Gia Lai, đèo Phượng Hoàng trên Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa - Đắk Lắk, đèo Khánh Lê trên Quốc lộ 27C nối Khánh Hòa - Lâm Đồng, đèo Ngoạn Mục trên Quốc lộ 27 nối Ninh Thuận - Lâm Đồng, ...); là trở ngại không nhỏ cho việc phát triển kinh tế xã hội, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa và du lịch giữa 2 khu vực.

Do đó, việc đầu tư tuyến cao tốc nối khu kinh tế trọng điểm Vân Phong với Buôn Ma Thuột - trung tâm vùng Tây Nguyên được đánh giá là cần thiết và cấp bách, ưu tiên đầu tư sớm nhất trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.

Hưng Yên đề xuất đầu tư 10.000 tỷ đồng xây đường di sản văn hóa sông Hồng

Dự án tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch - phát triển kinh tế dọc sông Hồng dài 60 km đi qua địa bàn Hưng Yên có quy mô đầu tư là đường cấp II đồng bằng.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, UBND tỉnh Hưng Yên vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được hỗ trợ bổ sung vốn ngân sách Trung ương để xây dựng tuyến đường bộ kết nối di sản văn hóa, du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng.

KĐT Ecopark ở huyện Văn Giang. (Ảnh: Ecopark).

KĐT Ecopark ở huyện Văn Giang. (Ảnh: Ecopark).

Tại công văn này, UBND tỉnh Hưng Yên không nói rõ về vị trí xây dựng nhưng Dự án được cho là có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng này sẽ xây dựng 60 km đường đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, chiều rộng nền đường từ 46m đến 80m, chiều rộng mặt đường chính là 21m, chiều rộng mặt đường gom là 15 m.

Theo UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, mục tiêu đầu tư Dự án là xây dựng tuyến đường bộ kết nối liên vùng, cải thiện, mở rộng cảnh quan, không gian phát triển đô thị mới, văn minh, hiện đại, khai thác lợi thế du lịch văn hóa tâm linh, phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến, tạo động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế Bắc Bộ.

Về nguồn vốn đầu tư, UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị Chính phủ hỗ trợ bổ sung thêm 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoan 2021 – 2025 (nguồn vốn để kích cầu, phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19).

UBND tỉnh Hưng Yên cam kết bố trí phần kinh phí còn lại 5.000 tỷ đồng để xây dựng hoàn thiện tuyến đường đảm bảo đúng tiến độ (2021-2025) và giải ngân hết kế hoạch vốn được giao.

VSICO đề xuất đầu tư khu cảng cạn tại Cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị vừa cho phép Công ty cổ phần Hàng hải VSICO nghiên cứu, khảo sát, đầu tư dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị tại Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

UBND tỉnh Quảng Trị thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất đầu tư Dự án Khu cảng cạn Vsico Quảng Trị tại khu đất có diện tích khoảng 8,71 ha, trong Khu mở rộng Cụm cửa khẩu, thuộc Khu kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị điều chỉnh quy hoạch chi tiết mở rộng Cụm cửa khẩu thuộc Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo theo đúng quy định; hướng dẫn, hỗ trợ Công ty cổ phần Hàng hải VSICO hoàn thiện hồ sơ dự án và thực hiện các thủ tục đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết:“ Hiện nhà đầu tư mới chỉ đề xuất dự án, còn triển khai thực hiện như thế nào thì phải xem xét nhiều thủ tục nữa. Về mặt hình thức, khu cảng cạn này được doanh nghiệp đầu tư để trở thành nơi chuyên làm thủ tục thông quan, xuất nhập khẩu các loại hàng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp khác khi qua cửa khẩu Lao Bảo. Nếu đi vào hoạt động, các bộ phận về hải quan, thuế vụ sẽ được cơ quan chức năng bố trí làm việc tại đây”, ông Minh thông tin thêm.

Bên cạnh việc hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế và các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh văn bản trình Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung quy hoạch cảng cạn trên tuyến hành lang kinh tế Đường 9 giai đoạn 2020 - 2025 vào Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và thống nhất vị trí đầu tư dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Quảng Ninh cắt giảm, điều chuyển hơn 500 tỷ đồng vốn đầu tư công

HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết điều chỉnh, phân bổ vốn đầu tư công của các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân và hoàn thành trong năm 2021.

Theo đó, hơn 500 tỷ đồng vốn đầu tư công của các Dự án chậm giải ngân được cắt giảm, điều chuyển sang các dự án có khả năng giải ngân và hoàn thành trong năm 2021.

Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã quyết nghị nhiều vấn đề liên quan đến giải ngân đầu tư công và thu chi ngân sách.

Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã quyết nghị nhiều vấn đề liên quan đến giải ngân đầu tư công và thu chi ngân sách.

Cụ thể, 3 dự án chậm tiến độ gồm: Xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại cao tốc Hạ Long - Hải Phòng), Đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 giai đoạn 1, Cầu Cửa Lục 3 được điều chỉnh giảm 512 tỷ đồng kế hoạch vốn.

Số vốn này sẽ phân bổ cho công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư một số công trình, dự án có nhu cầu vốn lớn, như các dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Hà, đường gom cao tốc, xử lý các điểm ngập lụt trên đường tỉnh, mở rộng hồ chứa nước trên đảo Cô tô; hỗ trợ TP Hạ Long, TP Cẩm Phả thực hiện các dự án trọng điểm cải tạo, chỉnh trang đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, mở rộng trường THPT Hòn Gai, đường vào cụm công nghiệp Cẩm Thịnh,... Vốn nông thôn mới của huyện Tiên Yên cũng được điều chỉnh giảm hơn 10 tỷ đồng để phân bổ cho các địa phương khác.

Tổng kế hoạch chi đầu tư công năm 2021 của Quảng Ninh tính đến 31/10 là hơn 17.200 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt hơn 62% kế hoạch, trong khi cùng kỳ đạt hơn 90%. Ngoại trừ 1 dự án mới được phân bổ cuối tháng 9, các dự án còn lại đạt tỷ lệ giải ngân trung bình xấp xỉ 80%.

Riêng đối với vốn ngân sách tỉnh, tỷ lệ giải ngân đạt hơn 60%, nếu so với số vốn giao đầu năm đạt gần 70%. Việc phân bổ vốn và hoàn thiện các thủ tục đầu tư của các chủ đầu tư còn chậm, một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh gặp vướng mắc trong chuyển đổi đất, thời tiết mưa nhiều, không huy động được máy móc và nhân lực do tác động của dịch bệnh,...

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, qua rà soát và cam kết của các chủ đầu tư, dự kiến đến hết ngày 31/12 sẽ còn hơn 1.400 tỷ đồng kế hoạch vốn không giải ngân được, tương tương 8,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh, làm giảm tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh xuống dưới 95%.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các cấp, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu có những biện pháp quyết liệt, cụ thể, tận dụng cơ hội an toàn và thời gian còn lại của năm 2021 để phục hồi ngành du lịch, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư; nâng cao tỷ lệ, chất lượng hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, nhất là ngành Than và các ngành sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo.

"Quảng Ninh quyết tâm thành thành mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 trên 10% và chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 51.000 tỷ đồng, giải ngân vốn đầu tư công trên 95% vốn kế hoạch điều hành, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, là địa bàn điển hình về phòng chống dịch, thực hiện mục tiêu kép", Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh.

Duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 qua Quảng Trị trị giá 440 tỷ đồng

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 dài 13,8 km sẽ sử dụng vốn dư của Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam, vay vốn WB.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1939/QĐ – BGTVT về việc phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1.

Một đoạn Quốc lộ 9 qua địa phận tỉnh Quảng Trị.

Một đoạn Quốc lộ 9 qua địa phận tỉnh Quảng Trị.

Dự án có điểm đầu (Km0) tại cảng Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; điểm cuối (Km13+800) giao với Quốc lộ 1 tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị với tổng chiều dài tuyến là 13,8 km. Tuyến đường được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô 4 làn xe, chiều rộng mặt cắt ngang 28 m, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Tổng mức đầu tư Dự án là 440,368 tỷ đồng, tương đương 19,05 triệu USD, trong đó, chi phí xây dựng 390,1 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 5,27 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 19,84 tỷ đồng…

Trong cơ cấu vốn Dự án, phần vốn vay WB là 387,311 tỷ đồng, tương đương 16,75 triệu USD để thực hiện công tác xây dựng; tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công; tư vấn giám sát xây dựng; chi phí dự phòng. Vốn đối ứng trị giá 53,057 tỷ đồng, tương đương 2,29 triệu USD sẽ được chi trả thuế giá trị gia tăng, chi phí quản lý dự án, tư vấn khảo sát…

Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ, UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm bố trí vốn và thực hiện GPMB theo chủ trương đầu tư Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2022, trong đó năm 2022 bố trí 221 tỷ đồng, năm 2023 bố trí khoảng 216 tỷ đồng vốn kế hoạch.

Quốc lộ 9 là tuyến đường chạy theo hướng Đông - Tây từ Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), chiều dài 97 km, trong đó đoạn từ cảng Cửa việt đến Quốc lộ 1 có chiều dài 13,8 km. Quốc lộ 9 cũng thuộc tuyến đường Xuyên Á (AH16), là một trong các trục giao thông huyết mạch từ Đông sang Tây có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Trị nói riêng, khu vực Bắc miền Trung nói chung; là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar.

Hiện nay, trên tuyến có nhiều xe tải trọng lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cửa Việt đi Lào, Campuchia, Thái Lan. Đặc biệt, vào các mùa lễ hội, du lịch, du khách tập trung về bãi tắm Cửa Việt dẫn đến nhu cầu giao thông tăng đột biến, trong điều kiện một số vị trí mặt đường đã bị hư hỏng, rạn nứt lún cục bộ gây đọng nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngoài ra, Quốc lộ 9 cùng với Quốc lộ 49C, đường tránh phía Bắc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh nhánh Đông tạo thành chuỗi di tích phục vụ du lịch hoài niệm, tâm linh gồm: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - Tượng đài chiến thắng Cửa Việt - Thành Cổ Quảng Trị.

Do vai trò quan trọng của tuyến đường nên nhu cầu vận tải trên Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1 đến cảng Cửa Việt ngày càng tăng nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến Quốc lộ 9 là cần thiết.

Trình lại Quốc hội đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc - Nam bằng vốn đầu tư công

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có chiều dài 729 km, chia thành 12 dự thành phần sẽ do các địa phương thực hiện đầu tư.

Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Tờ trình số 519/TTr –CP Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày hôm qua.

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Phan Thiết.

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Phan Thiết.

Theo đó, để sớm hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tạo động lực, sức lan tỏa nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, Chính phủ trình Quốc hội quyết định Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km bao gồm các đoạn Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ); Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa); từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Dự án sẽ được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

Chính phủ tính toán, nếu thu phí toàn bộ 12 dự án thành phần trong 5 năm đầu có thể thu hồi được khoảng 18.300 tỷ đồng, trong 10 năm có thể thu được khoảng 37.881 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tuyến sẽ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m nhưng tiến hành GPMB theo quy mô 6 làn xe, riêng đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 146.999 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 95.837 tỷ đồng; chi phí GPMB, tái định cư 19.097 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 12.015 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 20.041 tỷ đồng.

Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021 – 2025 cần bố trí khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng chuyển tiếp bố trí trong giai đoạn 2026 - 2030. Nguồn vốn đầu tư Dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ bố trí từ vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 (47.169 tỷ đồng) và từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án sẽ thực hiện từ năm 2021, cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Tại Tờ trình số 519, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với từng dự án thành phần trong các bước tiếp theo. Quyết định việc giao UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì các dự án thành phần thuộc dự á, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, vào tháng 9/2021, Chính phủ cũng đã có Tờ trình số 334/TTr-CP gửi Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Tại tờ trình này, Chính phủ kiến nghị đầu tư 9 dự án thành phần theo phương thức PPP, chiều dài khoảng 552 km, 3 dự án thành phần còn lại từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), chiều dài khoảng 177 km, triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Theo phương án này, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 124.619 tỷ đồng, bao gồm: 61.628 tỷ đồng vốn nhà nước tham gia Dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bố trí cho Dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác; 62.991 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.

Cán cân thương mại đảo chiều ngoạn mục, 10 tháng xuất siêu 125 triệu USD

Con số vừa được Tổng cục Hải quan cập nhật, trong tháng 10/2021, Việt Nam đã xuất siêu tới 2,74 tỷ USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 125 triệu USD trong 10 tháng.

Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 10/2021 đạt 55 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước.

Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 28,87 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước (tương ứng tăng 1,85 tỷ USD); nhập khẩu đạt 26,13 tỷ USD, giảm 2,0% (tương ứng giảm 533 triệu USD).

Với kết quả này, chỉ trong tháng Mười, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã thặng dư tới 2,74 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với mức xuất siêu 1,1 tỷ USD được Tổng cục Thống kê ước tính hồi cuối tháng 10/2021.

Và cũng vì vậy, cán cân thương mại của Việt Nam sau 10 tháng đã đảo chiều ngoạn mục, xuất siêu 125 triệu USD, chứ không còn thâm hụt 1,45 tỷ USD như ước tính trước đó.

Đây là một tín hiệu tích cực của nền kinh tế, cho thấy, xuất khẩu tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, khi nhu cầu thị trường toàn cầu đang dần hồi phục.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết, lũy kế đến hết tháng 10/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 539,42 tỷ USD, tăng 22,6% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 99,54 tỷ USD.

Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 269,77 tỷ USD, tăng 17,4%, tương ứng tăng 40,02 tỷ USD và nhập khẩu đạt 269,65 tỷ USD, tăng 28,3%, tương ứng tăng 59,5 tỷ USD.

Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất khẩu 197,49 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối này trong 10 tháng năm 2021 đạt 176,54 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả này, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 20,95 tỷ USD trong 10 tháng qua, đóng góp lớn vào việc giúp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 125 triệu USD.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 349,12 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 112,32 tỷ USD, tăng 23,1%; châu Âu: 59,45 tỷ USD, tăng 12,9%; châu Đại Dương: 11,52 tỷ USD, tăng 44% và châu Phi: 7,02 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Chuỗi dự án 10 tỷ USD gửi tâm thư tới Tổ công tác đặc biệt mong gỡ vướng

Việc chưa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện Ô Môn III là điểm nghẽn, khiến cả chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn chưa thể triển khai được.

Mitsui Oil Exploration Co., Ltd (MOECO) và PTT Exploration (PTTE) - hai nhà đầu tư nước ngoài có 25 năm theo đuổi Dự án khai thác khí Lô B và Dự án đường ống khí Lô B - Ô Môn lại vừa có thư gửi tới Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí nhằm đẩy nhanh tiến độ gỡ các vướng mắc bấy lâu để chuỗi dự án này thoát khỏi cảnh bế tắc hiện nay.

Ngày 1/9/2017, PVN, PVEP, PV GAS và các đối tác nước ngoài là MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) đã thống nhất ký Thỏa thuận về giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển khí về bờ.

Ngày 1/9/2017, PVN, PVEP, PV GAS và các đối tác nước ngoài là MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan) đã thống nhất ký Thỏa thuận về giá khí miệng giếng và cước phí vận chuyển khí về bờ.

Trong thư này, các nhà đầu tư đã viết, “chúng tôi khẩn thiết đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo dành thời gian xem xét và ủng hộ các đề xuất, đề thúc đẩy chuỗi Dự án khí Lô B sớm được triển khai”.

Về cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cam kết tiêu thụ hết khí cho Dự án điện Ô Môn III trong tháng 12/2021 để kịp tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2025.

Đồng thời có ý kiến chấp thuận cơ chế chuyển ngang khối lượng khí cam kết tiêu thụ từ hợp đồng mua khí (GAS) sang hợp đồng mua điện (PPA) đối với các nhà máy điện hạ nguồn thuộc chuỗi dự án khí Lô B.

Theo các nhà đầu tư, chủ trương này sẽ giúp Việt Nam có một bước đi mang tính chiến lược, tháo gỡ một cách dứt điểm vướng mắc hạ nguồn nhiều năm nay để triển khai chuỗi dự án khí Lô B.

Sau khi khối lượng khí của Dự án điện Ô Môn III được cam kết, sẽ có quỹ thời gian hơn 5 năm để chủ đầu tư và các bên liên quan tiến hành hoàn tất mọi thủ tục, công việc cần thiết cho phép Nhà máy điện Ô Môn III sẵn sàng tiếp nhận khí (các công việc gồm ban hành Nghị quyết 56 sửa đổi, phê duyệt đề xuất dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và công tác đấu thầu, xây dựng).

Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn gồm dự án khai thác khí, đường ống dẫn khí từ mỏ vào bờ và các nhà máy điện được xem là một dự án trọng điểm dầu khí với tổng mức đầu tư cả chuỗi là hơn 10 tỷ USD.

Chuỗi dự án sẽ cung cấp khí tự nhiên để phát điện hơn 20 năm cho 4 nhà máy điện ở Trung tâm điện lực Ô Môn có tổng quy mô khoảng 3.800 MW.

Tổng nguồn thu dự kiến của Chính phủ từ Dự án khí Lô B (không bao gồm điện) là khoảng 22 tỷ USD trong suốt vòng đời của dự án.

Hà Nội: Không cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy khai thác nước ngầm mới

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4018/UBND-ĐT về kế hoạch triển khai lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm.

Công văn nêu rõ, để thực hiện công tác bảo vệ nguồn nước ngầm trên địa bàn thành phố, hạn chế các công trình khai thác nguồn nước ngầm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội rà soát không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới; chỉ thực hiện duy trì và giảm quy mô khai thác các nhà máy nước ngầm hiện có, tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền cho người dân đấu nối sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung cho sinh hoạt; không tiếp tục khai thác giếng khoan nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt tại những khu vực đã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung.

UBND Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương, thành phố và các công ty kinh doanh nước sạch tuyên truyền phổ biến, khuyến khích người dân không tiếp tục khai thác giếng khoan nước ngầm, đấu nối sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố sau khi được đầu tư xây dựng.

Các đơn vị khai thác nguồn nước ngầm xây dựng kế hoạch giảm dần quy mô công suất các nhà máy nước ngầm để bảo đảm khai thác an toàn nguồn nước ngầm; các nhà máy nước ngầm bị suy giảm về chất lượng, trữ lượng sẽ chuyển thành nguồn dự trữ, trạm bơm tăng áp cục bộ cho Thủ đô Hà Nội theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đã có nguồn thanh toán nợ đọng nhà thầu tại Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đồng ý để VEC tạm sử dụng nguồn thu phí, các khoản tiền chưa đến hạn để trả nợ nhà thầu Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Đây là nội dung chính trong công văn số 1990/UBQLV – CNHT vừa được Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi HĐTV Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Tại công văn này, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, việc VEC đề xuất tạm sử dụng khoản tiền từ nguồn thu phí 4 tuyến cao tốc do VEC làm chủ đầu tư (Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Cai; Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) chưa đến hạn trả nợ các khoản vay để thanh toán cho các nhà thầu Nhật Bản đối với khối lượng đã nghiệm thu hoàn thành tại Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành là cần thiết và phù hợp với thực trạng triển khai Dự án.

Đề xuất này nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo mục tiêu Dự án tránh phát sinh khiếu kiện, phát sinh chi phí làm tăng tổng mức đầu tư Dự án, gây thiệt hại cho VEC và nguồn vốn Ngân sách nhà nước cho VEC, ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam đối với nhà tài trợ.

Lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn Nhà nước yêu cầu HĐTV VEC tiếp thu ý kiến của Bộ GTVT (cơ quan chủ quản dự án), Bộ tài chính (Cơ quan ủy quyền cho ngân hàng phát triển vay lại), ý kiến của Kiểm soát viên VEC, nghiên cứu thực hiện Quyết định số 456/QĐ – BGTVT của Bộ GTVT về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - VEC, tự cân đối khả năng tài chính, trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, quyết định việc tạm sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của VEC để thanh toán cho các nhà thầu Nhật Bản tại Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành và hoàn trả đủ số tiền đã tạm ứng theo đúng thẩm quyền và các quy định hiện hành.

HĐTV VEC cũng được yêu cầu chỉ đạo, giám sát VEC rà soát, đánh giá phương án tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ, trong đó có các khoản nợ vay lại vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Được biết do những vướng mắc về cơ chế nên VEC không có vốn để thanh toán cho một số khối lượng hoàn thành tại Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ giữa năm 2020 đến nay, các nhà thầu Nhật Bản đã yêu cầu VEC thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí phát sinh tính đến tháng 4/2021 khoảng 33 triệu USD.

Trong số 2 gói thầu xây lắp sử dụng vốn vay JICA, vướng mắc lớn nhất tập trung vào gói J3 do nhà thầu đã có Thư yêu cầu chấm dứt hợp đồng và khởi kiện VEC ra Trung tâm trọng tài Quốc tế (SIAC).

Đây là gói thầu xây lắp có giá trị rất lớn lên 3.558 tỷ đồng, do Liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (Việt Nam) thi công với hạng mục chính là cầu dây văng Phước Khánh.

Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện gói thầu này là 42 tháng, bắt đầu từ ngày 4/2/2016.

Tuy nhiên, Gói thầu J3 dừng thi công trên công trường từ tháng 9/2019 khi khối lượng hoàn thành đạt khoảng 80,70%; giải ngân đạt khoảng 85.80% giá trị hợp đồng; chưa thanh toán cho nhà thầu khoảng 48 tỷ đồng cho các khối lượng đã hoàn thành.

Trong văn bản gửi Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào cuối tháng 9/2021, VEC đề nghị một giải pháp xử lý tạm trong thời gian chờ Bộ Chính trị thông qua chủ trương chuyển đổi vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát NSNN đối với các dự án đang vướng mắc của VEC.

Cụ thể, VEC muốn được quyền tạm sử dụng nguồn thu phí, các khoản tiền nhàn rỗi chưa đến thời hạn trả nợ với số tiền khoảng 429 tỷ VNĐ để thanh toán ngay cho các nhà thầu Nhật Bản nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo phương án tài chính VEC đang trình cấp có thẩm quyền, lũy kế dòng tiền thu phí tại năm 2021 của VEC đang có khoảng 7.504 tỷ đồng (sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ vay đến hạn) và lũy kế dòng tiền của VEC tại năm 2022 là 6.546 tỷ đồng. Trường hợp VEC tạm sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi chưa đến thời hạn trả nợ với số tiền khoảng 429 tỷ đồng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn cho Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngắn hạn của VEC.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, việc các gói thầu nêu trên không tiếp tục thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm hoàn thành của Dự án (được Thủ tướng gia hạn đến cuối năm 2023) và tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến quyết tâm hoàn thành Dự án của các nhà thầu khác.

Chính phủ cho phép không cắt giảm vốn đầu tư của các đơn vị giải ngân dưới 60%

Các bộ ngành, địa phương tới ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2021 cũng sẽ không bị cắt giảm vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ đã quyết định cho phép không thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đã được giao từ đầu năm 2021 theo quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ.

Chính phủ đã quyết định cho phép không thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60%.

Chính phủ đã quyết định cho phép không thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60%.

Đây là một nội dung quan trọng của Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10/2021, vừa được ban hành.

Cũng theo Nghị quyết, thì người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và UBND cấp tỉnh chủ động điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 đã được kéo dài sang năm 2021 của các Dự án chậm tiến độ sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang 2021-2025 hoặc thu hồi vốn ứng trước và nghĩa vụ thanh toán của ngân sách Trung ương.

Chính phủ sẽ thành lập các tổ công tác đi kiểm tra đôn đốc việc này.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10/2021, nhằm điều hành việc giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta bị tác động lớn bởi đại dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ cho phép không thực hiện cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.

Đồng thời, cũng kiến nghị Chính phủ thống nhất việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 đã được kéo dài sang năm 2021 thực hiện theo hướng “người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh chủ động điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 đã được kéo dài sang năm 2021 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang 2021-2025 hoặc thu hồi vốn ứng trước và nghĩa vụ thanh toán của ngân sách Trung ương”.

Chính phủ đã thông qua đề xuất này.

Theo số liệu được báo cáo trước đó, 9 tháng, giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt trên 218.550 tỷ đồng, bằng 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, khá thấp so với mức đạt được của cùng kỳ - 56,33%.

Sau 9 tháng, chỉ có 4 bộ và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%; 46/50 bộ, cơ quan trung ương và 52/63 địa phương giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đã được giao từ đầu năm 2021.

Sang tháng 10, tình hình giải ngân đã khá hơn. Do vậy, 10 tháng, cả nước giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trên 257.387 tỷ đồng, đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 67,25%).

Sau 10 tháng, có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 65%. Tuy nhiên, vẫn còn có 32/50 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Thậm chí, trong số này, có 20 bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%; và có 2 cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công chậm, ngoài các nguyên nhân cố hữu như công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu…, còn có những nguyên nhân đặc biệt khác.

Đó là năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp. Đây cũng là năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới, với ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới.

Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư những tháng đầu năm và chỉ triển khai thực hiện sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Năm 2021 cũng là năm rất đặc biệt bởi chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam phải dồn tâm sức và nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch như vậy và cũng chưa bao giờ nhiều tỉnh, thành, địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế tiếp xúc như năm nay.

Điều này dẫn đến lưu thông hàng hóa trong đó có nguyên nhiên vật liệu khó khăn, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng, nguồn lao động bị hạn chế do nhiều công nhân nghỉ việc, phát sinh thêm các chi phí phòng chống dịch.

Chính vì những lý do “đặc biệt” này nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất không cắt giảm vốn kế hoạch 2021 của các đơn vị giải ngân chậm. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, không cắt giảm vốn đầu tư cũng là cách để có thêm nguồn lực, thúc tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Long phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Bình Tân

Khu công nghiệp Bình Tân được quy hoạch có quy mô diện tích 400 ha. Dự báo số công nhân, người lao động cho khu công nghiệp khoảng 13.660 người.

Ngày 16/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lê Quang Trung đã ký Quyết định số 3124/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Bình Tân, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Bình Tân

Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Bình Tân

Khu công nghiệp (KCN) Bình Tân được quy hoạch tại thị trấn Tân Quới và xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, có quy mô diện tích 400 ha, bố trí loại hình công nghiệp: Chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp lắp ráp điện tử, bao bì, công nghiệp dược phẩm - mỹ phẩm; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; kho bãi, dịch vụ và một số ngành khác ít ô nhiễm môi trường… Dự báo số công nhân, người lao động cho KCN khoảng 13.660 người.

Mục tiêu lập quy hoạch KCN Bình Tân nhằm tạo cơ sở pháp lý về quy hoạch để triển khai thực hiện Dự án, đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tư cũng như thu hút đầu tư.

Về giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, theo quy hoạch, KCN Bình Tân gồm các khu chức năng chủ yếu: Khu nhà máy, xí nghiệp, kho tàng có diện tích khoảng 279,51 ha, chiếm 69,88% diện tích toàn khu.

Khu điều hành, dịch vụ có diện tích khoảng 6,2 ha chiếm 1,55% diện tích toàn khu, bố trí nằm tại lối vào chính và tại hai bên trục đường nối từ Quốc lộ 54 vào KCN.

Khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích khoảng 4,44 ha chiếm 1,11% diện tích toàn khu, gồm những công trình cung cấp và đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cho KCN.

Khu bến thủy nội địa có diện tích khoảng 2,78 ha, được bố trí bên bờ sông Hậu là khu bến hàng hóa chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp.

Khu cây xanh diện tích khoảng 41,38 ha chiếm 10,35% diện tích đất toàn khu. Khu mặt nước diện tích khoảng 6,12 ha, bao gồm kênh thoát nước tưới tiêu và rạch Chân Rít (rạch Rít).

Đất giao thông 59,57 ha.

Ngoài ra, dự kiến sẽ bố trí khu tái định cư và nhà ở cho công nhân nằm giáp ranh phía Tây Bắc của KCN với quy mô khoảng 32,4 ha, hiện nay nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư KCN Bình Tân đã được phê duyệt và đang được triển khai lập quy hoạch.

Các hạng mục ưu tiên đầu tư là xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, gồm các hạng mục: San nền, hệ thống giao thông, cấp điện, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống thông tin liên lạc...

Nguồn lực để thực hiện, từ nguồn vốn xã hội hóa, mời gọi đầu tư và ngân sách nhà nước.

UBND tỉnh Vĩnh Long giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp Tỉnh phối hợp Sở Xây dựng, UBND huyện Bình Tân tổ chức công bố quy hoạch được duyệt đảm bảo thời gian theo quy định; triển khai cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa theo quy định hiện hành; giám sát việc triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Bình Tân cập nhật phạm vi, ranh giới của KCN Bình Tân vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của huyện Bình Tân kỳ tiếp theo theo đúng quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt.

Đề xuất đầu tư 3.482 tỷ đồng hoàn thiện đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Phân đoạn Chơn Thành – Đức Hòa qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An dài 82,75 km thi công dang dở sẽ được đầu tư hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh vừa trình Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa theo hình thức đầu tư công.

Một đoạn đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đang còn thi công dang dở (Ảnh: báo Tây Ninh)

Một đoạn đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đang còn thi công dang dở (Ảnh: báo Tây Ninh)

Dự án có mục tiêu đầu tư hoàn thiện các hạng mục đang dang dở để thông tuyến đường Hồ Chí Minh từ Chơn Thành đến Đức Hòa, tạo tiền đề nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe.

Theo đó, tuyến đường thuộc phạm vi Dự án có chiều dài 82,75 km với điểm đầu giao với Quốc lộ 14 tại Km 999+700 thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; điểm cuối tại nút guao đường tỉnh ĐT.825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Phạm vi đầu tư Dự án chia thành 2 đoạn, trong đó đoạn 1 (Km0 – Km10) sẽ tận dụng đoạn đã đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thực hiện GPMB theo giai đoạn hoàn thiện quy mô 6 làn xe cao tốc; đoạn 2 (Km10 – Km82+750) sẽ được đầu tư quy mô đường cấp III, 2 làn xe, chiều rộng nền đường 12,25 m, chiều rộng mặt đường 11,25m như quy mô đã được phê duyệt và thi công dang dở, thực hiện GPMB theo giai đoạn hoàn thiện quy mô cao tốc 6 làn xe.

Mặc dù chỉ được phân kỳ đầu tư theo quy mô tương đương đường cấp III, nhưng tuyến Chơn Thành – Đức Hòa vẫn đạt tiêu chuẩn hình học phù hợp với đường cao tốc loại A, vận tốc 100 km/h.

Theo tính toán, tổng mức đầu tư Dự án trong giai đoạn phân kỳ là 3.482 tỷ đồng, trong đó chi phí GPMB (bao gồm trả nợ cũ) là 1.166,7 tỷ đồng, chi phí xây dựng, tư vấn là 1.775 tỷ đồng…

Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề xuất Dự án sẽ được đầu tư bằng vốn đầu tư công, dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành vào năm 2025.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư năm 2007 bao gồm 23 gói thầu, được triển khai từ năm 2009. Đến tháng 3/2011, Dự án bị dừng giãn theo Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Tại thời điểm này, các gói thầu đã thi công đến móng cấp phối đá dăm loại 1, đắp đất K95, K98 và cống thoát nước; một số cầu đã thi công dang dở kết cấu phần dưới, một số đã bước sang thi công kết cấu nhịp… Riêng các gói thầu số 1, 2 và 42 được tiếp tục thi công để nối thông từ Quốc lộ 13 đến Quốc lộ 14 thuộc tỉnh Bình Phước (hoàn thành tháng 4/2015).

Trên cơ sở nguồn vốn dư của các dự án Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT đã cho phép sử dụng 430 tỷ đồng để trả nợ khối lượng hoàn thành các gói thầu xây lắp đã thi công trước thời điểm giãn dừng theo Nghị quyết 11; thanh toán khối lượng hoàn thành các gói thầu 1, 2, 42 đã thi công xong để nối thông tuyến từ Quốc lộ 13 và Quốc lộ 22; thi công hoàn chỉnh cầu vượt Quốc lộ 13, cầu vượt Quốc lộ 22 và nút giao Quốc lộ 22.

Đến 30/6/2022 hoàn thành toàn bộ việc thu hồi gần 5.000 ha đất dự án sân bay Long Thành

Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội phải hoàn thành trước 31/12/2021.

Thông báo số 312/TB-VPCP ngày 18/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nêu rõ: Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, quy mô mang tầm cỡ quốc tế, khi đi vào hoạt động sẽ giảm tải giao thông cho Thành phố Hồ Chí Minh, là động lực phát triển kinh tế vùng và của cả nước. Trong thời gian qua, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) và các đơn vị tư vấn, nhà thầu đã quan tâm công tác chuẩn bị đầu tư, tích cực triển khai các hạng mục công trình, khắc phục các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án thành phần.

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tuy nhiên, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm 2021.

Để Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 hoàn thành theo đúng tiến độ vào năm 2025, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tập trung thời gian, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ trong triển khai công tác giải phóng mặt bằng, phấn đấu đến cuối năm 2021 giá trị giải ngân đạt 79,3% số vốn đã được bố trí như báo cáo của tỉnh; đến ngày 30 tháng 6 năm 2022 hoàn thành toàn bộ việc thu hồi 4.946,5 ha đất của Dự án; ưu tiên hoàn thành bàn giao mặt bằng những khu vực phục vụ thi công các hạng mục công trình chính (khu bay, nhà ga, đài kiểm soát không lưu,…).

Về Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Long Thành, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư các dự án thành phần chủ động triển khai các hạng mục công trình; trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến và yêu cầu kỹ thuật, tiến độ của công trình, rà soát đẩy nhanh quá trình thiết kế và tổ chức thi công; xây dựng lại tiến độ các hạng mục công trình, phấn đấu hoàn thành toàn bộ giai đoạn 1 vào tháng 1 năm 2025, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Trong đó, Dự án thành phần 1 - Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch động thực vật, Kiểm dịch y tế): Các Bộ: tài chính, Công an, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo khẩn trương chuẩn bị và thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật; kịp thời bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở thực hiện.

Đối với Dự án thành phần 2 - Các công trình phục vụ quản lý bay, VATM khẩn trương triển khai thủ tục lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn và các công việc tiếp theo, bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án thành phần 2 đồng bộ tiến độ khai thác toàn bộ giai đoạn 1 của Dự án vào tháng 1 năm 2025.

Về Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong Cảng hàng không, Phó Thủ tướng yêu cầu ACV kiểm soát chặt chẽ chất lượng của tư vấn trong bối cảnh dịch COVID-19, kiểm soát chặt chẽ chất lượng công tác khảo sát; đồng thời, rà soát lại tiến độ tổng thể, tập trung triển khai các hạng mục chính đã có thiết kế cơ sở.

Cụ thể, hạng mục san nền, thoát nước: hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật hạng mục san nền trước ngày 15 tháng 11 năm 2021 để phê duyệt và tiến hành đấu thầu, lựa chọn đơn vị thi công để thi công san nền khu vực nhà ga trong tháng 12 năm 2021. Hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật các hạng mục cọc nhà ga trong tháng 1 năm 2022 để phê duyệt và tiến hành đấu thầu, khởi công hạng mục cọc nhà ga vào tháng 3 năm 2022.

Hạng mục nhà ga hành khách, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn trương thực hiện công tác thẩm định để đáp ứng tiến độ khởi công hạng mục móng nhà ga trong tháng 3 năm 2022, phần thân nhà ga vào tháng 10 năm 2022.

Hạng mục hạ tầng Cảng hàng không (các công trình tại khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn,…); hệ thống giao thông nội cảng; các công trình hạ tầng cấp điện, cấp nước, viễn thông, chiếu sáng…; hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay; tòa nhà điều hành Cảng…): Đây là các công trình có điều kiện mặt bằng thuận lợi trong thi công, yêu cầu ACV sớm hoàn thành các thủ tục để khởi công vào tháng 6 năm 2022.

Đối với những hạng mục chưa có thiết kế cơ sở trong Quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ: sau khi đấu thầu tư vấn thiết kế cơ sở, ACV khẩn trương chỉ đạo thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, lập tiến độ chi tiết theo tiến độ tổng thể, hoàn thành trong tháng 12 năm 2022 để triển khai các bước tiếp theo.

Đối với Dự án thành phần 4 - Các công trình khác (Nhà ga hàng hoá số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh, kho giao nhận hàng hoá, khu xử lý vệ sinh tàu bay,...), Bộ Giao thông vận tải chủ trì lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngân hàng Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện cung cấp vốn tín dụng trong nước bằng ngoại tệ cho ACV theo quy định của pháp luật để triển khai Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nếu có vướng mắc.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đề xuất với Bộ Giao thông vận tải về hình thức đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đề xuất Phó Thủ tướng chủ trì giao ban thường kỳ để kiểm điểm tiến độ triển khai Dự án.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục