Đà hồi phục của các cổ phiếu trụ cột vẫn mong manh

(ĐTCK) Sau khi chứng kiến đà hồi phục của các thị trường chứng khoán khu vực và thế giới kể từ ngày 24/3, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng theo đà hồi phục. Chỉ trong 4 phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đạt 696,06 điểm tăng 4,4%, chỉ số VN30 đạt 642,23 điểm, tăng 1,5%.
Đà hồi phục của các cổ phiếu trụ cột vẫn mong manh

Nếu như giai đoạn trước đó, chính nhóm cổ phiếu trụ đã tác động tiêu cực tới thị trường, tạo ra tâm lý hoang mang và bán tháo. Thời điểm hiện tại chính nhóm cổ phiếu trụ tiếp tục nâng đỡ lại chỉ số.

Đà hồi phục của các cổ phiếu trụ cột vẫn mong manh ảnh 1

Thống kê nhóm cổ phiếu tác động tích cực tới chỉ số từ 24/3 tới 27/3 như VIC, VCB, VNM, BID, GAS, SAB, VHM, BVH, CTG, VRE… Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực không kể của MWG, EIB, VPB, HPG, TPB, STB…

Trong khi đó, khối ngoại đã mua ròng trở lại, đặc biệt trong phiên 27/3 khối ngoại mua ròng 31,13 tỷ đồng, trái ngược với chuỗi phiên bán tháo, với tổng giá trị bán ròng 4.775,4 tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại bán ròng phiên giao dịch 24/3 đạt 660,2 tỷ đồng, phiên 25/3 bán ròng 325,1 tỷ đồng, phiên 26/3 bán ròng 44,1 và phiên 27/3 mua ròng 17,67 tỷ đồng

Có thể thấy nhịp hồi phục lần này của thị trường chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ cột và vốn hóa lớn. Đặc biệt, quan trọng hơn là áp lực bán ròng của khối ngoại đã giảm dần đáng kể, tạo hiệu ứng tích cực hơn đối với nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, trong nhóm trụ hồi phục lần này vẫn có nỗi lo nhất định với các cổ phiếu riêng lẻ. Đơn cử là Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB).

Đối với BVH, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nhưng do dịch bệnh, việc tư vấn và bán bảo hiểm đang gặp khó khăn. Nguyên nhân do người dân có tâm lý hạn chế tiếp xúc với người lạ, nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc bán hàng của BVH trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, việc hạ lãi suất của Ngân hàng nhà nước cũng có tác động tiêu cực tới danh mục đầu tư hiện tại của BVH, giảm tỷ suất sinh lời từ đầu tư. Như vậy, có thể thấy, mặc dù giá cổ phiếu hồi phục, nhưng hoạt động kinh doanh của BVH được dự báo có nhiều khó khăn và thách thức đặt ra là quá trình tìm kiếm và bán hàng cho khách hàng mới.

Đối với SAB, điều tương tự cũng xảy ra khi gặp khó trong việc tiêu thụ hàng hóa, việc hạn chế quán ăn đông người ở các thành phố lớn, cũng như người dân hạn chế tới chỗ đông người đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ của mặt hàng này. Đang xuất hiện xu hướng tiêu dùng tập trung vào hàng hóa thiết yếu và có lợi cho sức khỏe.

Thông thường, để nhịp hồi phục bền vững phải kèm theo yếu tố hoạt động kinh doanh kỳ vọng cải thiện. Với tình hình hồi phục như hiện tại, có những cổ phiếu trụ cột mặc dù tăng giá nhưng chưa có nhiều cơ sở cho thấy đà hồi phục có bền vững không, điển hình là BVH và SAB.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, cổ phiếu BVH đảo chiều giảm sau 3 phiên tăng trần liên tiếp, với mức -3,8% và giao dịch tại vùng giá 38.000 đồng/CP; còn cổ phiếu SAB +3,7% lên mức giá 129.600 đồng/CP.

Hạc Hiên

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục