Cuộc chiến giữa 2 chuyên gia sử dụng chất độc: Nhện và Rắn, ai sẽ là người chiến thắng?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một cuộc chiến giữa hai loài độc vật có nọc độc nguy hiểm nhất trong rừng rậm. Với thân hình và nọc độc vượt trội liệu rắn độc sẽ dễ dàng giành chiến thắng?
Cuộc chiến giữa 2 chuyên gia sử dụng chất độc: Nhện và Rắn, ai sẽ là người chiến thắng?

Trong cuộc sống, con người chúng ta phải đối diện với muôn vàn nỗi sợ hãi. Có lẽ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số đó là nỗi sợ rắn và nhện.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nỗi sợ rắn và nhện của loài người bắt nguồn từ quá trình tiến hóa xa xưa. Tương tự như loài linh trưởng, cơ chế trong bộ não giúp con người xác định các vật thể nguy hiểm như “nhện” hay “rắn” và phản ứng với chúng ngay lập tức.

Từ những cá thể trước khi tiến hóa thành loài người, gọi nôm na là "tổ tiên" của chúng ta, đã phát triển khả năng chú ý đặc biệt và sợ hãi những mối nguy hiểm tiềm tàng. Chính những đặc điểm này đã tồn tại trong hàng nghìn năm và được lưu truyền đến con người chúng ta.

Bản tính của con người càng sợ hãi thứ gì đó, chúng ta càng tò mò về những điều xung quanh nó.

Nếu hai "nỗi sợ" của loài người cùng được đưa lên võ đài, loài nào sẽ chiến thắng?

Dưới đây là đoạn clip ghi lại cuộc chiến giữa một bên là rắn độc Fer-de-lance (tên khoa học Bothrops asper) và một bên là nhện độc Tarantula (tên khoa học Theraphosidae), sẽ giải đáp được phần nào câu hỏi trên.

Clip nguồn: rhombodera youtube.

Rắn Fer-de-lance có nhiều tên gọi dân dã như râu vàng; cằm vàng... Lớp vảy màu nâu giúp nó dễ dàng lẩn trốn vào cây cối hoặc đất rừng để săn mồi. Đây là loài rắn kịch độc được xếp vào dạng nguy hiểm nhất ở khu vực nhiệt đới với chiều dài 75 - 125 cm.

Rắn Fer-de-lance là loài kịch độc được xếp hạng nguy hiểm nhất ở Costa Rica.

Rắn Fer-de-lance là loài kịch độc được xếp hạng nguy hiểm nhất ở Costa Rica.

Nọc độc của rắn Fer-de-lance gây buồn nôn, hoa mắt, phá hủy các mô lớn, chảy máu dưới da, thậm chí có thể gây mất trí nhớ tạm thời. Người dân ở khu vực Amazon gọi nó là “rắn 3 bước”, bởi một khi đã bị cắn, bạn chỉ có thể bước nổi 3 bước trước khi chết.

Mặc dù mang đầy đủ yếu tố và chính bản thân rắn Fer-de-lance đã là một kẻ đi săn thiện chiến, nhưng nó không thể ngờ được rằng đến một ngày, những đặc điểm mà rắn Fer-de-lance tự hào nhất như khả năng ngụy trang và nọc độc lại được "cao thủ" khác sử dụng để hạ gục nó.

"Cao thủ" ở đây chính là con nhện Brazilian Salmon Pink Tarantula, có kích thước lớn thứ 3 trên thế giới. Một con nhện trưởng thành sẽ có chiều dài lên đến 20 - 25 cm.

Nhện Brazilian Salmon Pink Tarantula, con vật lớn thứ 3 trong họ nhà nhện.

Nhện Brazilian Salmon Pink Tarantula, con vật lớn thứ 3 trong họ nhà nhện.

Như trong đoạn clip, chúng ta có thể thấy con rắn đi săn mồi đã vô tình lọt vào đúng nơi phục kích của con nhện. Không bỏ lỡ cơ hội trời cho, con nhện Tarantula túm chặt kẻ "đi lạc", tiêm chất độc khiến con rắn bị tê liệt sau đó cắn con mồi bằng những chiếc răng nanh của mình.

Có một điểm khá thú vị là nọc độc của con nhện Tarantula còn yếu hơn của rắn Fer-de-lance rất nhiều, cùng lắm chỉ gây đau nhức đối với con người.

Tuy nhiên, với những ưu điểm như lợi thế chủ động tấn công, và chất độc vừa đủ để làm tê liệt con mồi, nhện Brazilian Salmon Pink Tarantula đã giành chiến thắng tuyệt đối trước con rắn độc và xứng đáng có một bữa đánh chén no nê.

Anh Quý
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục