“Cởi trói” cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu

(ĐTCK) Thị trường trái phiếu DN đang trong trạng thái “3 không”: không có “nhạc trưởng” rõ ràng cầm trịch phát triển thị trường; không có tổ chức định mức tín nhiệm nội địa; không có trung tâm thông tin tập trung như các thị trường lân cận.
“Cởi trói” cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Vì những hạn chế trên, mà đến nay, theo một chuyên gia ở Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nhu cầu tối thiểu về thông tin của giới đầu tư trong và ngoài nước chưa được đáp ứng. Những thông tin như tổng khối lượng và giá trị phát hành trái phiếu hàng quý, hàng năm là bao nhiêu; bên phát hành và bên mua là những ai; trái phiếu có kỳ hạn bao lâu, lãi suất bao nhiêu… cũng chưa được công bố minh bạch ra thị trường. 

Cùng với những “nút thắt” trên, theo nhìn nhận của các DN, khá nhiều bất cập tại Nghị định 90/2011 về phát hành trái phiếu DN đang khiến cho hoạt động huy động vốn của DN qua kênh trái phiếu bị nghẽn. Trong khi lẽ ra kênh này phải là lối thoát hữu ích cho các DN trong bối cảnh huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu và ngân hàng đang bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế.

Theo phương án đề xuất của Bộ Tài chính, các DN mới thành lập và trong quá trình tái cơ cấu thì không phải đáp ứng điều kiện kinh doanh có lãi. Hướng điều chỉnh này là phù hợp với nhu cầu thực tiễn của DN.

Để khắc phục những bất cập trên, qua tập hợp các kiến nghị, đề xuất của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các DN đã từng phát hành trái phiếu… góp ý cho sự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 90/2011, VCCI vừa có văn bản gửi tới cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính.

Cộng đồng DN ghi nhận Bộ Tài chính đã có nỗ lực trong đưa ra nhiều đề xuất mới tại dự thảo nghị định, tuy nhiên, khá nhiều nội dung chưa rõ ràng. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất chủ trương khuyến khích DN phát hành sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.

Định hướng này theo nhiều DN là hợp lý, bởi trong bối cảnh khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm mới được ban hành, thì chưa thể coi đây là một điều kiện bắt buộc để DN phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, đề xuất của Bộ Tài chính chưa nêu rõ các hình thức khuyến khích cụ thể. Do đó, để giúp DN đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục, Bộ Tài chính nên quy định chi tiết các hình thức khuyến khích.

Theo phương án đề xuất của Bộ Tài chính, các DN mới thành lập và trong quá trình tái cơ cấu thì không phải đáp ứng điều kiện kinh doanh có lãi. Hướng điều chỉnh này là phù hợp với nhu cầu thực tiễn của DN.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khái niệm tái cơ cấu hoạt động sản xuất - kinh doanh như dự thảo là chưa rõ ràng. Hơn nữa, thủ tục phát hành trái phiếu vốn do DN tự làm, tự chịu trách nhiệm, mà không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước. Do đó, nếu quy định không rõ ràng sẽ khiến các DN luôn trong tình trạng không chắc chắn, có thể bị xử phạt hành chính do DN và cơ quan thanh tra, kiểm tra hiểu khác nhau về cùng một quy định.

VCCI ủng hộ Bộ Tài chính ủy quyền cho VBMA xây dựng Trung tâm Thông tin trái phiếu DN. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của cả DN và NĐT, trung tâm này cần hoạt động theo nguyên tắc trung thực, khách quan, tránh một số cá nhân có thể biết trước các thông tin để thực hiện các giao dịch có lợi cho mình.

Trong lần sửa đổi Nghị định 90, điều mà các DN đang nóng lòng chờ đợi là nhà quản lý đưa ra các quy định theo hướng thực sự “cởi trói” cho DN, qua đó, thúc đẩy

thị trường trái phiếu DN phát triển, hỗ trợ DN thuận lợi hơn khi muốn tìm vốn qua trái phiếu.

Người quan sát

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục