Bà Lê Mai cho biết, tài trợ bền vững hay ESG là vấn đề quan tâm hàng đầu của Ngân hàng Standard Chartered cùng bộ đánh giá theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Tại Việt Nam, hiện chưa có bộ tiêu chuẩn đồng nhất, tuy nhiên tín dụng xanh vẫn đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tín dụng của ngân hàng.
Chia sẻ về giải ngân tín dụng xanh, bà Lê Mai thông tin trên toàn cầu, ngân hàng Standard Chartered cam kết giải ngân 300 tỷ USD đến 2030 cho tài trợ bền vững tính đến 2023 đã giải ngân 87,2 tỷ USD. "Chúng tôi mong giải ngân nhiều hơn nữa tại Việt Nam và thị trường khác trong thời gian tới", bà Mai nhấn mạnh.
|
Đại diện Standard Chartered nhận thấy vẫn còn có sự khó khăn, tính thiếu đồng bộ trong khung chính sách ESG là rào cản trong tăng trưởng tín dụng xanh. |
Về thuận lợi trong thực hành ESG của Standard Chartered, đại diện ngân hàng này cho biết Standard Chartered đang hoạt động trên 50 thị trường khác nhau, mỗi thị trường có một kỳ vọng riêng và có cách tiếp cận, phương pháp khác nhau đối với ESG.
Tuy nhiên, đại diện Standard Chartered nhận thấy vẫn còn có sự khó khăn, tính thiếu đồng bộ trong khung chính sách ESG là rào cản trong tăng trưởng tín dụng xanh.
Khuôn khổ đối với bộ sản phẩm tài trợ bền vững, quản lý rủi ro là mối quan tâm chung nhưng các quốc gia khác nhau, tổ chức tín dụng khác nhau có cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này.
Tại Standard Chartered, có khuôn khổ tài trợ bền vững, quản lý rủi ro theo hệ thống phân loại của châu Âu, khu vực có nền kinh tế phát triển tiên tiến nhất nhưng Standard Chartered không chỉ hoạt động ở châu Âu mà còn ở các khu vực khác như châu Á, châu Phi nên ngân hàng này luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, ngân hàng trung ương, hiệp hội ngân hàng (như tại Thái Lan, Singapore...). Đồng thời, cập nhật thông tin kết nối tiêu chuẩn của địa phương, khu vực, quốc gia đó, luôn tham gia diễn đàn, để có điều chỉnh bộ tiêu chí, hệ thống đánh giá của ngân hàng.
"Standard Chartered hưởng theo bộ khung quy định chung của toàn cầu, nhiệm vụ của chúng tôi ở đây là làm sao đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước đáp ứng mục tiêu quốc gia mình", bà Mai cho hay.
Trả lời câu hỏi của ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư về "tương lai của tín dụng xanh ra khi hiện nay tín dụng xanh đang chiếm tỷ trọng thấp, có cơ hội lớn nhưng có dễ khai thác hay không và điều kiện quan trọng nhất để tăng đẩy mạnh tín dụng xanh là gì?", bà Lê Mai cho rằng, tín dụng xanh chiếm tỷ trọng thấp là cơ hội lớn nhưng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn.
"Gần 20 năm làm việc trong ngân hàng và gần 10 năm theo đuổi tài trợ bền vững, tôi thấy yếu tố quan trọng nhất trong thực hành ESG là nhận thức. Với doanh nghiệp, nhận thức ở đây là tầm chiến lược, tầm nhìn dài hạn, đánh giá vấn đề trong dài hạn. Tại Standard Chartered là tầm nhìn ngân hàng đi tiên phong, mang đến cơ hội và niềm tin với mong muốn là người dẫn đầu, người tiên phong để hỗ trợ khách hàng phát triển hơn nữa trong Net Zero của mình", bà Lê Mai nói.
Thông tin thêm về cơ hội của tăng trưởng tín dụng xanh, bà Lê Mai đưa ra một con số ấn tượng về nhu cầu vốn đầu tư lên đến 4.000 tỷ USD để các thị trường đang phát triển và phát triển đạt mục tiêu phát triển bền vững của mình. Nếu chỉ dựa vào tài chính công sẽ không đủ mà cần đến nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng xanh rất tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Chia sẻ quan điểm về yếu tố nhận thức trong thực hành ESG, ai nhận thức và thúc đẩy nhận thức đó thế nào, bà Lê Mai cho rằng, nhận thức ở đây là của mọi người bởi ESG và Net Zero là câu chuyện của toàn cầu.
Còn trong quan hệ ngân hàng và khách hàng, nhận thức phải ở tầm lãnh đạo cao nhất là chiến lược dài hạn, người triển khai có kiến thức sâu rộng, chuyên nghiệp, cùng đội ngũ sẵn sàng tiên phong lan toả. Đội ngũ sẽ cùng các lãnh đạo và người làm thị trường lan toả vì mục tiêu chung.