Cổ đông ngân hàng ấm ức vì nhiều năm không nhận được cổ tức

(ĐTCK) Không ít ngân hàng lien tiếp không trả cổ tức cho cổ đông. Một số ngân hàng ngoai danh sách tái cơ cấu cũng mất khả năng chi trả cổ tức. Điều nay khiến cổ đông bức xúc ở phần chất vấn tại mua ĐHCĐ ngân hàng năm nay.
Lợi nhuận của nhiều ngân hàng không đủ trả cổ tức vì đạt thấp, trong khi phải trích dự phòng ở mức cao Lợi nhuận của nhiều ngân hàng không đủ trả cổ tức vì đạt thấp, trong khi phải trích dự phòng ở mức cao
Navibank mất khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông trong 2 năm qua khi hoạt động của ngân hàng nay rơi vào tình trạng khó khăn, nợ xấu tăng cao và đang phải đẩy mạnh tái cấu trúc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Navibank chỉ đạt gần 3,5 tỷ đồng, năm 2013 đạt xấp xỉ 25 tỷ đồng. Trong khi đó, dù nợ xấu đã được xử lý và bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nhưng tỷ lệ nợ xấu của Navibank vẫn trên 6% và nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 500 tỷ đồng trong tổng nợ xấu của Ngân hàng.

Trước thông tin Southern Bank chuẩn bị sáp nhập vào Sacombank, không ít cổ đông của ngân hàng này lo ngại sẽ không nhận được số cổ tức chưa chi trả trong những năm trước.

Một cổ đông của Southern Bank cho biết, bà gắn bó với Ngân hàng từ lâu, nhưng trong 3 năm liền gần đây không nhận được một đồng cổ tức nao. Trên thị trường tự do, giá cổ phiếu Southern Bank giảm mạnh xuống dưới mệnh giá.

Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện thông tin cổ phiếu Southern Bank đang được đẩy giá để cổ đông nhà băng này có thể hưởng lợi khi sáp nhập vào Sacombank. Tuy nhiên, hiện tại, thông tin về đề án sáp nhập vẫn chưa được hé lộ và tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu giữa hai ngân hàng khi sáp nhập vẫn là dấu hỏi. Vì thế, cổ phiếu Southern Bank chưa đạt tới mệnh giá và không thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Tại ĐHCĐ năm 2013, Southern Bank trình cổ đông thông qua việc chi trả cổ tức năm 2012 ở mức 2,1% so với kế hoạch đưa ra ban đầu là 10%. Thế nhưng, trong năm qua, Southern Bank chưa chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Southern Bank đạt hơn 120 tỷ đồng và thù lao HĐQT, Ban kiểm soát được trình cổ đông thông qua ở mức 14,5 tỷ đồng.

Southern Bank lý giải, sở dĩ cổ tức giảm so với kế hoạch và ở mức thấp là do lợi nhuận sụt giảm mạnh và ngân hàng dùng để trích dự phong rủi ro khi nợ xấu tăng cao. Đồng thời, Southern Bank muốn giữ lại số lợi nhuận chia cổ tức trên 84 tỷ đồng của năm 2012 dưới hinh thức lợi nhuận chưa phân phối để hỗ trợ nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2013, kế hoạch chi trả cổ tức của Southern Bank là 8%, nhưng cổ đông lo ngại, ngân hàng sẽ không thực hiện được kế hoạch này khi nợ xấu cuối quý III/2013 là 1.651 tỷ đồng, chiếm 3,79% tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 1.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế 9 tháng đầu năm 2013 của SouthernBank lần lượt la 269 tỷ đồng và 226 tỷ đồng, giảm tương ứng 9,6% và 7,6% so cùng kỳ năm trước.

Đánh giá về thương vụ sáp nhập Southern Bank vào Sacombank, CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, việc quản lý rủi ro không hiệu quả và tình hình kinh doanh không tốt của Southern Bank sẽ là gánh nặng cho Sacombank trong vài năm tới. Ước tính, Sacombank sẽ cần ghi nhận thêm chi phí dự phòng khoảng 1.589 tỷ đồng (tương đương 38% lợi nhuận hoạt động trước dự phòng trong năm 2014 của ngân hàng) để giải quyết vấn đề nợ xấu của Southern Bank khi sáp nhập, với

các giả định: 90% khoản phải phu của Southern Bank (25.700 tỷ đồng, tương đương 34% tổng tài sản) đáng lý ra phải được phân loại là tín dụng; lượng nợ xấu thực tế của Southern Bank cao gấp đôi tỷ lệ báo cáo đến cuối tháng 9/2013 xấp xỉ 4%; tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu la 50% cho các khoản nợ xấu. Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Sacombank có thể giảm đến 67% so với năm 2013, thay vì tăng 4% như ước tính trước khi sáp nhập Southern Bank. Năm 2014, Sacombank đặt kế hoạch lợi nhuận 3.000 tỷ đồng, cổ tức 10 - 12%.

VietA Bank cũng chưa chia đồng cổ tức nào cho cổ đông kể từ năm 2012 đến nay. Theo VietA Bank, nguồn lợi nhuận thu về trong năm 2013 chủ yếu dành để trích dự phòng và phục vụ tái cơ cấu. Cổ tức được VietA Bank trả bằng cổ phiếu trong kế hoạch tăng vốn điều lệ lên từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Thế nhưng, đến hết năm 2013, kế hoạch trên của VietA Bank vẫn chưa được thực hiện.

Thùy Vinh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục