Chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan tác động ra sao tới thị trường tài chính toàn cầu?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư đang vạch ra cách chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể gây ảnh hưởng lan tỏa tới các thị trường tài chính toàn cầu như thế nào?
Chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan tác động ra sao tới thị trường tài chính toàn cầu?

Chuyến thăm của bà Pelosi đang khiến các nhà đầu tư lo lắng trước mối đe dọa về sự suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ ăn sâu vào tâm lý vốn đã mong manh, tạo động lực cho các thiên đường tài sản trú ẩn như đồng đô la và đồng yên và áp lực đè nặng lên cổ phiếu.

Trung Quốc và trái phiếu kho bạc Mỹ

Ian Lyngen, chiến lược gia BMO Capital Markets cho biết: “Với mức độ lớn của đợt bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi có suy đoán rằng Trung Quốc đang sử dụng lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc đáng kể của mình để trả đũa cho chuyến thăm của bà Pelosi. Trong trường hợp điều đó xảy ra, xu hướng giảm giá của trái phiếu kho bạc có thể bị hạn chế vì những ảnh hưởng của dòng chảy vốn trong ngắn hạn bị lu mờ bởi tác động tiêu cực đến triển vọng vĩ mô toàn cầu”.

Sự tách rời được đẩy mạnh

Xiadong Bao, Giám đốc quỹ tại Edmond de Rothschild Asset Management cho biết: “Hàm ý ngắn hạn có thể là “bán khi có tin đồn, mua khi có tin chính thức” vì phản ứng chính thức cho đến nay vẫn còn hạn chế hơn nhiều so với những gì thị trường lo ngại. Nhưng hàm ý trung/dài hạn có thể quan trọng hơn, điều mà thị trường hiện đang bỏ qua. Việc Mỹ chính thức trở lại ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn sẽ đẩy nhanh sự tách rời Mỹ-Trung”.

Phần bù rủi ro

Tapas Strickland, Giám đốc kinh tế và thị trường của National Australia Bank cho biết: “Trước sự kiện này, đã có một số phần bù rủi ro địa chính trị được định giá. Điều đó đã bắt đầu đảo ngược với việc Trung Quốc đưa ra một phản ứng mạnh mẽ. Việc phần bù rủi ro gia tăng cũng có thể làm tăng lợi suất".

Thị trường Trung Quốc

Matt Maley, chiến lược gia thị trường trưởng tại Miller Tabak + Co. cho biết: “Có vẻ như các nhà đầu tư ở Mỹ không tin rằng thị trường Trung Quốc sẽ tiếp bước họ trước những lời đe dọa trả đũa đối với chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của bà Pelosi. Các thị trường Trung Quốc đang định giá theo phản ứng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với các thị trường Mỹ hiện nay. Mặt khác, nếu Trung Quốc lùi bước trước các mối đe dọa gần đây, thị trường Trung Quốc có thể sẽ chứng kiến ​​một số chuyển động tốt khi chúng ta bước sang tháng 8”.

Áp lực lạm phát

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda cho biết: “Phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến đi của bà Pelosi có thể tác động đến chuỗi cung ứng và nhu cầu, điều này có thể khiến áp lực lạm phát tiếp tục tăng mạnh. Tiền điện tử cũng có thể bị ảnh hưởng, vì căng thẳng về chuyến thăm của bà Pelosi có thể ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro và điều đó có thể kéo tiền điện tử xuống thấp hơn”.

Triển vọng không chắc chắn

“Chuyến thăm của Pelosi được thiết kế trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, để có mục đích báo hiệu và có tác dụng phòng ngừa. Những tư duy duy lý được kỳ vọng sẽ chiếm ưu thế thay vì vũ khí hóa thương mại và các quy định, dựa trên tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc. Quỹ đạo của các loại tài sản toàn cầu sẽ tiếp tục đi ngang do triển vọng không chắc chắn về lạm phát, lãi suất và lợi nhuận doanh nghiệp”, Justin Tang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại United First Partners cho biết.

Tác động trong thời gian ngắn

“Thị trường đã hơi e ngại và có thể sẽ giảm ở châu Á ngày hôm nay. Nhưng nếu họ không tăng cường các cuộc tập trận và xâm nhập của quân đội Trung Quốc thì tác động sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu nó đến gần với xung đột thực tế thì sẽ có tác động lớn hơn nhiều về việc sụt giảm thị phần với các tài sản trú ẩn an toàn (USD, trái phiếu và vàng), nhưng điều này có vẻ khó xảy ra. Về lâu dài, nó báo hiệu sự leo thang hơn nữa trong căng thẳng chiến tranh lạnh giữa phương Tây và Trung Quốc/Nga, đồng nghĩa với phần bù rủi ro cao hơn”, Shane Oliver, nhà kinh tế trưởng tại AMP Capital Markets cho biết.

Lạc quan về chính quyền Tổng thống Biden

“Chúng tôi lạc quan rằng chính quyền Tổng thống Biden sẽ không để mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Bây giờ đang phụ thuộc nhiều vào biện pháp đối phó mà Trung Quốc sẽ thực hiện. Không có khả năng Trung Quốc sẽ tham gia vào một cuộc xung đột quân sự, nhưng nguy cơ xảy ra xung đột hoặc tính toán sai lầm. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng xấu đi có thể làm tổn hại đến chuỗi sản xuất và cung ứng, gây ra áp lực lạm phát”, Manish Bhargava, nhà quản lý quỹ tại Straits Investment Holdings Pte ở Singapore cho biết.

Mua các tài sản trú ẩn

Jessica Amir, chiến lược gia tại Saxo Capital Markets ở Sydney cho biết: “Khi các lãnh đạo của Fed đưa ra cùng lúc nói rằng, kỳ vọng sẽ tăng lãi suất nhiều hơn, đó là một hiệu ứng quả cầu tuyết. Ngay bây giờ chúng tôi nghĩ rằng nhịp điệu đã được thiết lập đối với cổ phiếu cho tháng 8 và các tháng còn lại trong năm. Căng thẳng địa chính trị sẽ gia tăng. Chúng tôi đang thấy các cổ phiếu quốc phòng được đặt mua hoặc được mua lên, vì các nhà đầu tư cho rằng vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi cũng nhận thấy sự quay trở lại nơi trú ẩn an toàn và đồng USD chứng kiến sự gia tăng mua vào”.

Kỳ vọng phục hồi

Jian Shi Cortesi, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại GAM Investment Management ở Zurich cho biết, các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan “có thể vẫn khiến các nhà đầu tư phải chú ý. Theo quan điểm của tôi, tâm lý thị trường sẽ phục hồi sau khi cuộc tập trận quân sự kết thúc”.

Hạc Hiên
Theo Bloomberg

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục