Thị trường chứng khoán châu Á chao đảo trước rủi ro địa chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dự kiến sẽ đến Đài Bắc vào thứ Ba (2/8) với thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong khi đồng yên tăng giá.
Thị trường chứng khoán châu Á chao đảo trước rủi ro địa chính trị

Trong phiên giao dịch ngày 2/8, chỉ số chứng khoán tại Đài Bắc (Trung Hoa), chỉ số chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục sụt giảm mạnh, trong khi đồng yên của Nhật Bản chạm mức cao nhất trong 2 tháng và lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ giảm phiên thứ 5 liên tiếp và đang quanh mức 2,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 4.

Chuyến đi của bà Pelosi đang tạo ra một điểm áp lực mới cho các nhà đầu tư, vốn đã đối phó với triển vọng suy thoái kinh tế của Mỹ, áp lực tăng lãi suất trên toàn thế giới và lạm phát gia tăng.

Các động thái của thị trường tài chính hôm thứ Ba (2/8) cho thấy, các nhà đầu tư đang phòng ngừa trước căng thẳng leo thang, với các nhà phân tích cảnh báo về hậu quả của cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tàn phá các thị trường toàn cầu.

Alvin Tan, người đứng đầu chiến lược tiền tệ châu Á tại RBC Capital Markets ở Singapore cho biết: “Khẩu vị rủi ro sẽ vẫn thận trọng, với sự lo lắng lớn nhất tập trung vào các thị trường Trung Quốc, nhưng ngoài ra, chúng ta cần xem phản ứng cụ thể từ Trung Quốc”.

Các chiến lược gia Ian Lyngen và Benjamin Jeffery của BMO Capital Markets cho biết, mối lo ngại là chuyến đi và phản ứng của Trung Quốc có thể làm xấu đi mối quan hệ lâu dài hơn về thương mại và ảnh hưởng đến các thị trường tài chính trong nhiều tuần hoặc lâu hơn, kèm theo những tác động đối với trái phiếu kho bạc Mỹ.

“Kỳ vọng là phản ứng của Trung Quốc chủ yếu sẽ chỉ giới hạn ở một số hành động báo hiệu, thay vì điều gì đó thực sự gây tổn hại cho nền kinh tế của họ, và do đó ở giai đoạn này, chúng tôi cho rằng phản ứng của thị trường cho đến nay là tương đối nhẹ. Chúng ta chỉ cần quan tâm đến các tác động trung và dài hạn”, Becky Liu, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Ngân hàng Standard Chartered Plc cho biết.

Cổ phiếu của Taiwan Semiconductor Manufacturing - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã giảm 3,1% trong phiên giao dịch ngày 2/8. Cổ phiếu đã giảm khoảng 20% ​​trong năm nay trong khi chỉ số chứng khoán của Đài Loan giảm khoảng 19%, tệ hơn so với mức giảm 17% của chỉ số MSCI khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể cần phải chuẩn bị cho một phản ứng khó khăn trên thị trường tài chính, điều này có thể làm nền tảng cho các tài sản trú ẩn như trái phiếu Kho bạc Mỹ.

“Chuyến thăm của bà Pelosi mang theo giả định về một khung thời gian giới hạn cho một phản ứng của thị trường. Bất kỳ phản hồi nào có thể mất vài tuần hoặc xa hơn và vì lý do này, chúng tôi dự đoán rằng bối cảnh địa chính trị sẽ một lần nữa góp phần vào nền tảng tăng giá cho thị trường tỷ giá của Mỹ”, các chiến lược gia Ian Lyngen và Benjamin Jeffery cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục