Đó là câu chuyện không ở riêng địa phương nào được các chuyên gia thẳng thắn nêu lên trong hội thảo "Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế" diễn ra ngày 21/6. Hội thảo do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Thuế tổ chức tại Hà Nội.
Nhắc lại số giờ nộp thuế và bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2015 đánh giá ở mức 872 giờ, bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban Ban cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế thống kê, con số này trong báo cáo năm 2016 là 770 giờ.
Mặc dù đã cắt giảm nhiều thủ tục trong năm qua nhưng mục tiêu tới năm 2020 có số giờ nộp thuế ngang bằng ASEAN 3 bao gồm các nước là: Singapore, Maylaysia và Thái Lan (khoảng 110 giờ) theo đại diện ngành thuế vẫn là "thách thức lớn."
Khẳng định không có con đường nào khác là cải cách sâu rộng nhưng bà Lan Anh cũng đặt ra vấn đề khác, đó là làm sao nội tại trong quản lý của ngành thuế cũng phải có chất lượng ngang bằng các nước ASEAN 3.
Đây mới là vấn đề theo bà là "thực chất" và khó." Thủ tục có khi chỉ là sửa văn bản nhưng làm sao quản lý thuế, vừa chống thất thu, vừa giám sát, đảm bảo công bẳng nhưng đạt yêu cầu đơn giản hóa," đại diện Tổng cục Thuế lên tiếng.
Ý kiến này được bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam chỉ ra chi tiết hơn. Bà Cúc nêu lên hai vấn đề cơ bản để cải cách thời gian tới là ứng dụng công nghệ thông tin và con người.
Nói riêng về con người, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, cán bộ thuế cấp tổng cục hay cục có thể giải thích chính sách thuế tốt nhưng đội thuế ở xã, phường thì chưa chắc.
"Thậm chí, chính sách thuế đã được quy định trong văn bản nhưng cán bộ thuế cũng chưa nắm được. Doanh nghiệp hỏi thì vướng," bà Cúc nói.
Thậm chí, bà khẳng định, có trường hợp người dân gọi điện tới cơ quan chức năng hỏi về văn bản thuế mới, cán bộ bảo... mở thông tư ra mà xem.
Theo bà, với các nước khác như Nhật Bản, Malaysia, việc đào tạo nghiệp vụ về thuế là vô cùng quan trọng trong đó đặc biệt là việc cập nhật kỹ thông tư. Bà khẳng định, muốn đưa chính sách tới doanh nghiệp thì trước hết cán bộ thuế phải là người thật tinh thông.
"Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thuế nhất là với đối tượng quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh là yêu cầu cấp thiết," bà Cúc lên tiếng.
Năng lực cán bộ thuế theo bà Cúc không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ ngành mà tiến tới còn phải là có kỹ năng quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin.
"Ta muốn kiểm tra chuyển giá, vốn là vấn đề khó thì phải cán bộ thuế có trình độ cao. Họ giỏi mới chuyển giá được nhưng vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Ta phải trang bị kiến thức rõ ràng, đồng bộ từ tổng cục tới tận chi cục thì mới thực sự thành công," bà Cúc nêu quan điểm.
Nhắc lại số giờ nộp thuế và bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2015 đánh giá ở mức 872 giờ, bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng, Phó trưởng ban Ban cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế thống kê, con số này trong báo cáo năm 2016 là 770 giờ.
Mặc dù đã cắt giảm nhiều thủ tục trong năm qua nhưng mục tiêu tới năm 2020 có số giờ nộp thuế ngang bằng ASEAN 3 bao gồm các nước là: Singapore, Maylaysia và Thái Lan (khoảng 110 giờ) theo đại diện ngành thuế vẫn là "thách thức lớn."
Khẳng định không có con đường nào khác là cải cách sâu rộng nhưng bà Lan Anh cũng đặt ra vấn đề khác, đó là làm sao nội tại trong quản lý của ngành thuế cũng phải có chất lượng ngang bằng các nước ASEAN 3.
Đây mới là vấn đề theo bà là "thực chất" và khó." Thủ tục có khi chỉ là sửa văn bản nhưng làm sao quản lý thuế, vừa chống thất thu, vừa giám sát, đảm bảo công bẳng nhưng đạt yêu cầu đơn giản hóa," đại diện Tổng cục Thuế lên tiếng.
Ý kiến này được bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam chỉ ra chi tiết hơn. Bà Cúc nêu lên hai vấn đề cơ bản để cải cách thời gian tới là ứng dụng công nghệ thông tin và con người.
Nói riêng về con người, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, cán bộ thuế cấp tổng cục hay cục có thể giải thích chính sách thuế tốt nhưng đội thuế ở xã, phường thì chưa chắc.
"Thậm chí, chính sách thuế đã được quy định trong văn bản nhưng cán bộ thuế cũng chưa nắm được. Doanh nghiệp hỏi thì vướng," bà Cúc nói.
Thậm chí, bà khẳng định, có trường hợp người dân gọi điện tới cơ quan chức năng hỏi về văn bản thuế mới, cán bộ bảo... mở thông tư ra mà xem.
Theo bà, với các nước khác như Nhật Bản, Malaysia, việc đào tạo nghiệp vụ về thuế là vô cùng quan trọng trong đó đặc biệt là việc cập nhật kỹ thông tư. Bà khẳng định, muốn đưa chính sách tới doanh nghiệp thì trước hết cán bộ thuế phải là người thật tinh thông.
"Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thuế nhất là với đối tượng quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh là yêu cầu cấp thiết," bà Cúc lên tiếng.
Năng lực cán bộ thuế theo bà Cúc không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ ngành mà tiến tới còn phải là có kỹ năng quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin.
"Ta muốn kiểm tra chuyển giá, vốn là vấn đề khó thì phải cán bộ thuế có trình độ cao. Họ giỏi mới chuyển giá được nhưng vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Ta phải trang bị kiến thức rõ ràng, đồng bộ từ tổng cục tới tận chi cục thì mới thực sự thành công," bà Cúc nêu quan điểm.