"Chúng ta nên lo lắng về giá thực phẩm nhiều hơn là xăng dầu"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhà sáng lập BlackRock, Larry Fink đã cảnh báo việc giá dầu và khoáng sản tăng đột biến sau xung đột Nga-Ukraine đã khiến các nhà đầu tư phân tâm khỏi tác động lâu dài và nguy hiểm hơn của lạm phát lương thực.
"Chúng ta nên lo lắng về giá thực phẩm nhiều hơn là xăng dầu"

“Một điều tôi lo lắng mà chúng ta không nói đủ là thực phẩm. Đây không chỉ là mối lo ngại về lạm phát. Cũng có những lo ngại về địa chính trị xuất phát từ điều này”, ông cho biết.

Đầu năm nay, giá năng lượng, xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp đã tăng vọt khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Chi phí ngũ cốc và dầu ăn cũng bị ảnh hưởng nặng nề do Ukraine là nước xuất khẩu lớn.

Giá dầu đã bắt đầu giảm trở lại trong tuần này xuống mức trước khi xung đột Nga-Ukraine leo thang khi các công ty hàng hoá chuẩn bị cho việc tiêu thụ giảm mạnh, nhưng lạm phát giá lương thực vẫn ở mức cao. Các số liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 cho thấy, giá gà và bột đều tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái và bơ thực vật đã tăng 34%.

“Chúng tôi nói rất nhiều về giá xăng bởi vì đó là điều ảnh hưởng đến người Mỹ nhưng vấn đề lớn hơn là lương thực. Đã có sự tàn phá nghiêm trọng đối với đất canh tác ở Ukraine. Chi phí phân bón trên toàn cầu đã tăng gần 100% và chi phí bổ sung đó đang làm giảm lượng phân bón được sử dụng trong nông nghiệp. Điều đó đang làm tổn hại đến chất lượng cây trồng trên toàn thế giới”, ông cho biết.

Mặc dù giá dầu giảm, nhưng các công ty hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục chứng kiến ​​chi phí đầu vào cao. Bất kỳ đợt giảm giá phân bón nào cũng có thể đến quá muộn để thúc đẩy thu hoạch lương thực của năm nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo rằng, giá lương thực toàn cầu sẽ tăng 20% ​​trong năm nay, vượt xa giá nguyên liệu thô.

Tác động đặc biệt nghiêm trọng ở châu Phi vì khu vực này thường nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine cũng như tự sản xuất lương thực. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB), giá phân bón đã tăng 300% và châu lục này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt 2 triệu tấn. AfDB đã thông qua một chương trình với quy mô 1,5 tỷ USD để giúp nông dân lấp đầy khoảng trống nhưng cảnh báo rằng tổng sản lượng có thể giảm 20% trong năm nay.

Hôm thứ Sáu (16/7), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết rằng, thế giới đang đối mặt với "một thời kỳ cực kỳ khó khăn cho an ninh lương thực toàn cầu" và kêu gọi nhóm các quốc gia G20 ngừng dự trữ và hạn chế xuất khẩu lương thực và cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho các quốc gia và người dân đấu tranh với tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bill Gates, nhà từ thiện và đồng sáng lập Microsoft cũng đã nêu lên những lo ngại tương tự trong tuần này, ông nói rằng, việc giảm nguồn cung lúa mì, dầu ăn và các loại thực phẩm khác do căng thẳng ở Ukraine đã “đẩy giá lương thực lên, làm tăng tình trạng suy dinh dưỡng và bất ổn ở các quốc gia thu nhập thấp”.

Trong khi một số nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng và nhà bán lẻ thực phẩm đang kỳ vọng rằng lạm phát giá thực phẩm sẽ bắt đầu giảm bớt, nhưng một số đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Nhà sản xuất thức ăn nhẹ Mondelez đang chứng kiến ​ lạm phát quá nhiều và “vấn đề về tính sẵn có” trong dầu ăn và ngũ cốc đến nỗi “chúng tôi đang xem xét công thức chế biến linh hoạt để đảm bảo rằng chúng tôi có thể thay thế một số thành phần bị thiếu hụt bằng một số thứ khác sẵn có hơn”, Luca Zaramella, giám đốc tài chính Mondelez cho biết vào tháng trước.

Công ty thực phẩm tiêu dùng General Mills cũng dự đoán, “lạm phát chi phí đầu vào tăng đáng kể” lên 14% cho năm tài chính bắt đầu vào tháng 6.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục