Cú sốc giá thực phẩm toàn cầu làm gia tăng rủi ro cho các thị trường mới nổi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo cơ quan xếp hạng S&P Global, các nhà đầu tư đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của "cú sốc lương thực toàn cầu" mặc dù tác động này sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính công và gây bất ổn xã hội ở các nước thị trường mới nổi trong nhiều năm tới.
Cú sốc giá thực phẩm toàn cầu làm gia tăng rủi ro cho các thị trường mới nổi

Trong một báo cáo hôm thứ Tư (1/6), giá lương thực đã tăng vọt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang làm cản trở dòng thương mại của nông sản từ một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa mì và các loại ngũ cốc khác cũng như dầu hướng dương. Kết hợp với sự gia tăng của giá dầu, điều này có khả năng gây áp lực lên mức độ tín nhiệm của một loạt các nền kinh tế mới nổi.

“Giá năng lượng và lương thực tăng cao thể hiện thêm những cú sốc về cán cân thanh toán, tài khóa và tăng trưởng đối với phần lớn các thị trường mới nổi. Điều này làm gia tăng căng thẳng về tài chính công và xếp hạng của các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch toàn cầu”, Frank Gill, chuyên gia về nợ công khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại S&P Global cho biết.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu

Chỉ số giá lương thực toàn cầu

S&P Global cho biết, mặc dù nhiều quốc gia chịu nhiều áp lực từ giá lương thực tăng cao đã có xếp hạng tín nhiệm thấp, nhưng ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế hoặc chính trị của cú sốc lương thực có thể góp phần làm tụt hạng thêm. Trái phiếu thị trường mới nổi đã ổn định trong những ngày gần đây sau khi hứng chịu khởi đầu tồi tệ nhất trong một năm trong nhiều thập kỷ do lãi suất toàn cầu tăng.

Các nhà đầu tư vào các khoản nợ của thị trường mới nổi cho biết, chi phí lương thực đã trở thành một vấn đề nan giải đối với các nước nghèo hơn kể từ sau xung đột địa chính trị nổ ra.

“Đối với các thị trường mới nổi, thực phẩm là một phần quan trọng hơn nhiều trong thu nhập khả dụng của người dân. Nếu bạn là một nhà nhập khẩu lớn hoặc một quốc gia nghèo hơn, điều này thật khó khăn. Đây là vấn đề có thể khiến các chính phủ sa sút”, Uday Patnaik, người đứng đầu bộ phận nợ thị trường mới nổi tại Legal & General Investment Management cho biết.

Sri Lanka là quốc gia vỡ nợ vào tháng trước là một ví dụ về việc giá lương thực tăng cao góp phần làm giảm dự trữ ngoại hối cũng như gia tăng các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội. Chính phủ nước này đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu và đã kêu gọi hỗ trợ lương thực từ một ngân hàng lương thực do Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á điều hành.

Báo cáo cho biết, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp ở Trung Á, Trung Đông, châu Phi và Caucasus sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những cú sốc ngay lập tức trên thị trường hàng hóa thực phẩm. Các quốc gia Caucasus, Tajikistan và Uzbekistan phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực, và thường mua phần lớn lúa mì của họ từ Kazakhstan - nơi có các hạn chế xuất khẩu. Trong khi các quốc gia Ả Rập, Maroc, Lebanon, Ai Cập và Jordan dựa vào Ukraine để cung cấp lương thực, dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả do xung đột gây ra.

Theo báo cáo, do nhiều nước trong số này có khả năng hạn chế trong việc thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng thay thế khác, việc điều chỉnh các cú sốc về giá sẽ dẫn đến nguồn cung lương thực thấp hơn, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội.

Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản nợ của thị trường mới nổi đều bị ảnh hưởng, giá hàng hóa tăng mặt khác lại có lợi cho các nhà sản xuất nguyên liệu thô. Nhà phân tích Patnaik cho biết: “Đối với các nước Trung Đông, bạn có thể trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm nông nghiệp nhưng điều đó không được bù đắp bởi giá dầu thô”.

“Chúng tôi đã thấy tác động của lạm phát thực phẩm diễn ra trên thị trường. Ai Cập đã phá giá đồng tiền của mình vào tháng 3, nhưng Argentina, Brazil và Uruguay với tư cách là những nhà xuất khẩu lương thực lớn đều hoạt động rất mạnh mẽ”, Brett Diment, người đứng đầu mảng nợ thị trường mới nổi toàn cầu tại Abrdn cho biết.

Ông cho biết thêm, những chuyển động trên thị trường trái phiếu và thị trường ngoại hối "cho thấy giá lương thực không tăng cao hơn nữa" vì vấn đề này đã chuyển sang chương trình nghị sự chính trị toàn cầu, dẫn đến sự lạc quan về khả năng xuất khẩu ngũ cốc và dầu thực vật được chuyển ra khỏi Ukraine. “Nếu không có điều đó, chúng ta có thể thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với các quốc gia dễ bị tổn thương”.

S&P Global cho biết, chi phí đầu vào như phân bón và máy móc tăng cao đang gây thêm chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Là nhà xuất khẩu phân bón hàng đầu, Nga có thể tiếp tục kiểm soát xuất khẩu và gia tăng cạnh tranh đối với các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp quan trọng trong năm 2022 và 2023 sẽ hạn chế sản lượng tăng, kéo dài tác động của giá lương thực cao.

“Các thị trường quốc tế đang coi hậu quả của xung đột ở Ukraine về giá lương thực là một cú sốc trong một năm. Ngược lại, chúng tôi tin rằng, cú sốc đối với nguồn cung cấp thực phẩm sẽ kéo dài đến năm 2024 và hơn thế nữa”, báo cáo cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục