Tầm quan trọng của công tác kiểm toán nội bộ

(ĐTCK) Rủi ro là khía cạnh quan trọng trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào và không ai tiến hành kinh doanh mà không phải chấp nhận rủi ro. Tuy vậy, cơn bão tài chính đang hoành hành trên toàn cầu là bằng chứng cho thấy, nếu DN chấp nhận rủi ro một cách bừa bãi hoặc không hiểu thấu đáo vấn đề này đều có thể dẫn đến sụp đổ.
Ông Gabriel Low. Ông Gabriel Low.

Tình trạng suy thoái kinh tế đang xảy ra trên thế giới đã tập trung sự chú ý vào các chức năng đưa ra sự đảm bảo cho DN. Trong khi một vài tổ chức dịch vụ tài chính lớn trên toàn cầu đã sụp đổ một cách nhanh chóng bất ngờ, thì một số khác lại coi đây là cơ hội để tìm hiểu, quản trị các loại rủi ro và biến nó trở thành lợi thế cạnh tranh. Vấn đề là bằng cách nào?

Quản trị rủi ro - ba tuyến bảo vệ

Một phương thức chung đối với công tác quản trị rủi ro là triển khai "ba tuyến bảo vệ". Phương thức này, dù đơn giản, giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro.

Tuyến bảo vệ thứ nhất là nhân viên, cán bộ quản lý trực tiếp làm việc tại các chu trình kinh doanh; những người làm việc tại trung tâm DN và đối mặt rủi ro của công việc kinh doanh. Họ phải nhận biết được các loại rủi ro hiện hữu, chủ trương của DN đối với rủi ro đó và áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tuyến bảo vệ thứ hai bao gồm những người đảm nhiệm chức năng quản lý rủi ro và chức năng kiểm soát liên quan đến rủi ro chiến lược và hoạt động (gồm quản trị rủi ro), rủi ro tài chính (gồm rủi ro tín dụng và thị trường) và rủi ro về tuân thủ (gồm rủi ro về gian lận thương mại). Những vị trí này triển khai định hướng xử lý rủi ro của HĐQT thành những chính sách, thủ tục và kiểm soát mang tính thực tiễn. Họ hỗ trợ tuyến bảo vệ thứ nhất, theo dõi tiến trình hoạt động kinh doanh của DN và đưa ra tín hiệu cảnh báo sớm về xu hướng và thực tiễn liên quan đến rủi ro.

Tuyến bảo vệ thứ ba là kiểm toán nội bộ, bộ phận này đưa ra sự đảm bảo độc lập cho HĐQT, ban lãnh đạo DN và các bên có lợi ích liên quan về toàn bộ hệ thống quản trị, công tác quản trị và kiểm soát rủi ro. Kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ cuối cùng trong DN, nên bộ phận này phải hiệu quả và hoạt động đúng chức năng được kỳ vọng.

Tầm quan trọng của công tác kiểm toán nội bộ ảnh 1

Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay rõ ràng là "lời cảnh tỉnh" cho cả ba tuyến bảo vệ. Nếu quy trình kiểm soát và quản trị rủi ro có tác dụng thì làm sao ngành dịch vụ tài chính lại có kết cục như hiện nay? Vậy bài học rút ra là gì?

Đổi mới, nâng cao chất lượng chức năng đảm bảo của kiểm toán nội bộ

Trong quý II/2008, Công ty Ernst & Young đã thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu về công tác kiểm toán nội bộ với gần 350 tổ chức lớn. Khi cuộc suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu diễn ra, bộ phận kiểm toán nội bộ trong các DN chưa thực hiện điều chỉnh kế hoạch kiểm toán cho phù hợp để đối phó với cuộc khủng hoảng do họ chưa nhận biết hết hậu quả tệ hại có thể xảy ra. Nhưng hiện nay, tất cả đang thay đổi. Ban lãnh đạo các DN đang bắt đầu đối phó với tình hình bằng 4 sáng kiến mới, họ đang tìm cách nâng cao giá trị mà kiểm toán nội bộ đem lại:

- Siết chặt các quy trình và biện pháp kiểm soát: một số DN đề xuất việc quay trở lại với mục tiêu cơ bản của việc đảm bảo các quy trình và biện pháp kiểm soát chủ yếu được thiết kế đúng và hoạt động hiệu quả. Đây rõ ràng là vai trò dành cho bộ phận kiểm toán nội bộ. Việc này cũng bao gồm đánh giá lại vai trò của rủi ro, tăng cường cho các bộ phận chuyên trách và ủy ban phụ trách về rủi ro và thẩm định danh mục rủi ro một cách cẩn thận hơn. Chúng ta biết rằng, mặc dù có loại rủi ro chỉ có thể "xảy ra một lần trong đời", nhưng thực tế vẫn xảy ra cho nên DN cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống đó.

- Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro: rủi ro là vấn đề của tất cả mọi người trong DN. Văn hóa quản trị rủi ro chỉ có thể tồn tại và phát triển khi mọi người đều có ý thức về vấn đề này. Mặc dù trách nhiệm quản trị rủi ro được giao cho cán bộ cụ thể, nhưng mọi người phải hiểu hiết và tham gia công tác quản trị rủi ro kinh doanh. Bộ phận kiểm toán nội bộ cần có biện pháp nâng cao nhận thức này trong toàn thể cán bộ, công nhân viên của DN.

- Xác định lại vị trí của từng người: DN tiếp tục tìm cách bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho các nhóm chuyên trách về rủi ro, bộ phận kiểm toán nội bộ và tuyến bảo vệ thứ nhất, bao gồm làm rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của ba tuyến bảo vệ. Nhân viên, cán bộ quản lý trực tiếp phải được tập huấn về quản trị rủi ro và hiểu rõ về định hướng xử lý rủi ro của DN.

-Tăng cường công tác trao đổi thông tin: khi một rủi ro xảy ra có thể nhanh chóng biến thành khủng hoảng, cho nên công tác trao đổi thông tin từ dưới lên và trên xuống cần được thực hiện sớm, nhanh và có chất lượng; giải thích rõ ràng về tác động tiềm tàng và ý nghĩa của rủi ro cho những người có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này. Điều này áp dụng cho các báo cáo kiểm toán nội bộ. Và điều quan trọng nhất là chúng ta lắng nghe và chấp nhận thông điệp được báo cáo cho dù thông tin đó không hoàn toàn dễ chịu.

Tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ

Cuộc khủng hoảng hiện nay dẫn đến kết quả là một số DN phải đánh giá lại một cách cơ bản hoặc ít nhất cũng xác nhận lại vai trò, mục đích của kiểm toán nội bộ. Thực tế đây là một cơ hội cho bộ phận kiểm toán nội bộ đóng vai trò cao hơn và gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong công tác quản trị rủi ro và đảm bảo kiểm soát.

Các bộ phận kiểm toán nội bộ cũng đang tìm cách tăng cường tổ chức và các quy trình đảm bảo chất lượng nhằm đảm bảo đưa ra kết quả đáng tin cậy. Việc này bao gồm đánh giá lại các phương pháp và thủ tục kiểm toán nội bộ, và áp dụng công nghệ để hỗ trợ cho hoạt động kiểm toán nội bộ của mình và tạo điều kiện đạt được các mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

Sự tập trung của bộ phận kiểm toán nội bộ vào công tác kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính dẫn đến sự hạn chế về năng lực ngay trong kiểm toán nội bộ. Nếu chỉ tập trung vào các báo cáo tài chính, năng lực chuyên môn của kiểm toán nội bộ sẽ không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về đảm bảo của DN, như yêu cầu về đảm bảo phát triển sản phẩm mới, yêu cầu về đảm bảo đối với quy trình chống rửa tiền, yêu cầu về đảm bảo đối với công tác quản trị rủi ro. Hơn nữa, năng lực chuyên môn và sự phát triển của đội ngũ nhân viên kiểm toán nội bộ, vấn đề tuyển chọn và giữ chân nhân tài vẫn là thách thức lớn ở cả Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, việc một DN muốn củng cố vị thế trở thành DN có bộ phận kiểm toán nội bộ hàng đầu ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện đáng kể trong công việc tuyển chọn và giữ nhân viên do thông thường ai cũng muốn tham gia một "đội ngũ giỏi nhất".

Cuộc khủng hoảng hiện nay dẫn đến kết quả là một số DN phải đánh giá lại một cách cơ bản hoặc ít nhất cũng xác nhận lại vai trò, mục đích của kiểm toán nội bộ. Thực tế đây là một cơ hội cho bộ phận kiểm toán nội bộ đóng vai trò cao hơn và gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong công tác quản trị rủi ro và đảm bảo kiểm soát. ĐTCK xin giới thiệu bài viết của ông Duncan Edwards, Giám đốc điều hành Bộ phận dịch vụ tài chính, Ernst & Young LLP Singapore; ông Gabriel Low, Giám đốc Bộ phận dịch vụ tài chính, Ernst & Young Việt Nam và bà Nguyễn Phương Nga, Chủ nhiệm Bộ phận dịch vụ tài chính, Ernst & Young Việt Nam về vấn đề này.

Kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc nhận diện và xử lý những loại rủi ro trên phạm vi rộng hơn, chứ không bó hẹp trong rủi ro tài chính. Định hướng này bao gồm những biện pháp nhận diện và xử lý rủi ro mang tính chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro từ phản ứng của thị trường, rủi ro sản phẩm và rủi ro thanh khoản. Một số DN dự định đầu tư sâu hơn, chi tiết hơn về những lĩnh vực được cho là có mức độ rủi ro cao hơn. Một số khác lại không hoàn toàn chỉ đơn thuần dựa vào "tuyến bảo vệ thứ hai", ít nhất là cho đến khi độ vững chắc và chín muồi của tuyến phòng thủ này được chứng minh đầy đủ hơn.

Ngoài ra, khi các sản phẩm ngày càng trở nên phức tạp thì kiểm toán nội bộ cần phải thật sự am hiểu về DN, về rủi ro DN gặp phải và chủ động thay đổi phương thức tiến hành để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, hiện vẫn rất thiếu đội ngũ kiểm toán viên nội bộ với kiến thức chuyên môn sâu và bề dày kinh nghiệm thực tiễn. Không có được kiểm toán nội bộ có chuyên môn dễ gây ra tình trạng "đảm bảo ảo" đối với DN. Nhiều DN đang tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài nhằm giải quyết tình huống này trong trường hợp không có được nguồn nhân lực với kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn theo yêu cầu.

Với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ trên toàn cầu cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, Ernst & Young có kinh nghiệm phong phú, đầy đủ về yêu cầu mới và thông lệ thực hành tiên tiến về kiểm toán nội bộ hiện nay. Trong 11 năm liên tiếp, Ernst & Young vinh dự nhận danh hiệu DN có bộ phận quản lý tri thức tốt nhất (giải thưởng MAKE) do Teleos - công ty độc lập chuyên về quản lý tri thức và nghiên cứu nguồn vốn tri thức - công nhận, và chúng tôi có thể huy động và phát huy một cách tốt nhất nguồn tri thức từ đội ngũ nhân viên trên toàn cầu của mình. Hơn thế, Ernst & Young đồng thời là công ty kiểm toán hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam. 

Đến thời điểm này thì điều khiến DN lo lắng nhất, quan tâm nhất là gì? Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề sau: "Trong thời của những thay đổi quan trọng với áp lực lớn và mức độ bất ổn cao, thì rủi ro hệ thống kiểm soát không hoạt động tăng lên rất nhiều. Kiểm toán nội bộ cần có biện pháp chuẩn bị cho tình hình này và giúp DN có được sự đảm bảo toàn diện và đáng tin cậy hơn. Thực tiễn này không rõ đã được các DN đặt ra chưa?".    

 Quan điểm trình bày trong bài viết là của cá nhân các tác giả.

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,208.61 3.64 0.3% 75,888 tỷ
HNX 227.02 -0.55 -0.24% 591 tỷ
UPCOM 88.76 0.43 0.48% 235 tỷ