HOSE: Tín hiệu hồi phục?

(ĐTCK-online) Thông tin Bộ Tài chính đã chính thức ban hành văn bản giãn thuế thu nhập cá nhân đến hết tháng 5/2009 vào cuối tuần qua đã giúp thị trường thêm phần nhộn nhịp trong phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp. Các mã cổ phiếu bluechip tiếp tục là đầu tầu dẫn dắt thị trường đi lên trong phiên sáng nay.
HOSE: Tín hiệu hồi phục?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/02/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 287,57 điểm, tăng 5,94 điểm (tương đương tăng 2,11%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5.726.540 đơn vị, giảm 21,10% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 124,119 tỷ đồng, giảm 19,06% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 44.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3,48 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 5.770.540 đơn vị (giảm 22,85% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 127,603 tỷ đồng (giảm 24,94%).

Bước vào đợt giao dịch đầu tiên, thị trường vẫn báo hiệu khả năng phục hồi khi nhiều mã cổ phiếu chủ chốt được dự kiến khớp ở mức giá cao hơn tham chiếu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy lực tăng của các cổ phiếu này hiện còn rất yếu, rất dễ bị phá vỡ nếu có những biến động mạnh trong giao dịch ảnh hưỡng đến tâm lý nhà đầu tư. Nhiều cổ phiếu lớn có lực khá tốt như NTL, HPG, SJS tăng trần khi dư mua áp đảo dư bán trên sàn. Còn cổ phiếu  SZL và TRI vẫn là cổ phiếu rớt mạnh nhất khi liên tục giảm sàn khi kết quả hoạt động kinh doanh đang xấu dần.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 3,92 điểm, lên 285,55 điểm (tương đương tăng 1,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 894.170 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 20,02 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 95 mã tăng giá, 42 mã đứng giá tham chiếu, 30 mã giảm giá và 9 mã không có giao dịch là BBT, COM, DMC, FPC, PAC, SGH, VPK, BAS, TRA. Đáng chú ý, trong đó có 13 mã tăng trần, 8 mã giảm sàn là ANV, DPC, GMC, HBD, MAFPF1, TRI, CAD, MTG.

Bước sang đợt giao dịch thứ 2, nhiều mã cổ phiếu lớn vẫn đang đóng vai trò quan trọng khi đã đã giữ vững vị thế tăng điểm khá tốt khiến cho thị trường phục hồi. Tuy nhiên, tâm lý e dè trong giao dịch vẫn xuất hiện khi các lệnh chảy vào còn khá nhỏ và còn giằng co mạnh ở nhiều mã cổ phiếu, điều này khiến cho nhiêu cổ phiếu khó bức phá tăng trần được.

Khối đầu tư nước ngoài trong phiên hôm nay vẫn tiếp tục giao dịch khá mạnh tại nhiều mã cổ phiếu, những cổ phiếu được khối này quan tâm hiện nay là PPC, REE, HPG, DPM, FPT…

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 6,2 điểm, lên 287,83 điểm (tương đương tăng 2,20%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.727.730 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 102,94 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 287,57 điểm, tăng 5,94 điểm (tương đương tăng 2,11%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 5.726.540 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 124,12 tỷ đồng.

Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 117 mã tăng giá, 26 mã giảm giá, 29 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 32 mã tăng trần, 9 mã giảm sàn là ANV, HBD, NKD, PMS, SDN, ST8, TRI, BAS, CAD và 4 mã không có giao dịch là COM, FPC, SGH, VPK. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 12 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu giảm giá là VPL, 2 mã đứng giá là PVD, VNM. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã tăng trần là HPG, HAG.

Được biết, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố tổng kết tháng 1/2009 dự kiến đạt doanh thu 392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 80 tỷ đồng. Trước đó, kết quả kinh doanh quý IV của HPG lỗ gần 232 tỷ đồng, mặc dù cả năm 2008 công ty vẫn đạt 850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Cụ thể, HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,46%), đạt 58.500 đồng. FPT tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,79%), đạt 49.300 đồng. DPM tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,52%), đạt 32.400 đồng. HPG tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,68%), đạt 29.100 đồng. VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,41%), đạt 72.000 đồng. PVF tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,98%), đạt 17.300 đồng. VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 81.000 đồng/cổ phiếu. PVD giữ nguyên mức giá tham chiếu là 68.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu duy nhất giảm giá là VPL, đóng cửa ở mức 39.700 đồng, giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,64%).

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với 559.770 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 16,09% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 500 đồng (tương đương 3,09%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 30,89% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như RHC, KSH, VHC, FBT, BAS lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng có mức tăng 4,95% là TAC, NTL lên các mức giá tương ứng là 19.100 đồng/cổ phiếu và 31.800 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 10,26%, mã FMC đóng cửa chỉ còn 10.500 đồng/cổ phiếu (giảm 1.200 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 7 nghìn cổ phiếu. Tuy nhiên, do hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1/2008 của FMC với tỷ lệ 12% nên giá tham chiếu bị điều chỉnh giảm.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6 là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.000 đồng lên mức 69.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 15 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, VPL là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.500 đồng/cổ phiếu.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá. Trong đó có 1 mã tăng trần là MAFPF1, tăng 100 đồng (tương đương 2,94%), đạt 3.500 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,38%), đạt 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,22%), đạt 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,70%), đạt 7.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 55 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 645.510 đơn vị, bằng 11,27% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 168.800 đơn vị, chiếm 62,52% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như HPG (80.630 đơn vị), REE (55.050 đơn vị), DPM (54.890 đơn vị) và VNM (33.630 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là TNA (100,00%), DCL (69,80%), VNM (69,15%), RIC (67,65%) và PPC (62,52%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

  16.700

    500

3,09%

  559.770

SSI

  28.300

    700

2,54%

  379.670

HPG

  29.100

  1.300

4,68%

  285.260

REE

  21.600

    800

3,85%

  274.360

PPC

  18.900

    700

3,85%

  269.990

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

TAC

  19.100

    900

4,95%

   68.310

NTL

  31.800

  1.500

4,95%

   40.850

SC5

  19.500

    900

4,84%

   55.800

RHC

  19.500

    900

4,84%

       10

PET

  13.100

    600

4,80%

   57.970

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

FMC

  10.500

 (1.200)

-10,26%

    6.740

TRI

   5.800

   (300)

-4,92%

   13.800

BAS

   7.800

   (400)

-4,88%

      100

SDN

  17.600

   (900)

-4,86%

      310

ANV

  14.100

   (700)

-4,73%

   92.160

* TSC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 12%

* FMC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1/2008, tỷ lệ 12%

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,208.61 3.64 0.3% 77,036 tỷ
HNX 226.97 -0.6 -0.27% 604 tỷ
UPCOM 88.74 0.41 0.46% 239 tỷ