Chứng khoán phái sinh: Rung lắc mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự điều chỉnh của VN30-Index trong tuần qua đã lấy đi thành quả tăng điểm của thị trường trong 1 tháng, làm gãy xu hướng tăng ngắn hạn. Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc mạnh trong tuần đáo hạn của phái sinh.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

Thị trường quốc tế thiếu ổn định

Khi tình hình đợt dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam chưa được khống chế hiệu quả, thị trường liên tiếp đón nhận một số thông tin tiêu cực đến từ bên ngoài, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư.

Cụ thể, chứng khoán toàn cầu điều chỉnh mạnh, một số chỉ số tại thị trường châu Á đảo chiều sang xu hướng giảm ngắn và trung hạn. Dòng tiền đầu tư đang tìm cách trú ẩn, chuyển dịch dần sang các tài sản rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ Mỹ.

Dòng tiền trên thế giới dịch chuyển sang trái phiếu chính phủ Mỹ khiến lãi suất trái phiếu giảm.

Dòng tiền trên thế giới dịch chuyển sang trái phiếu chính phủ Mỹ khiến lãi suất trái phiếu giảm.

Không chỉ vậy, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét khả năng áp đặt hàng rào thuế quan lên một số loại hàng hóa của Việt Nam, do các chính sách tiền tệ mà chính quyền thời Tổng thống Trump trước đó cho là “không phù hợp và cản trở hoạt động kinh doanh của người Mỹ”.

Khi thị trường quốc tế thiếu ổn định và ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index kỳ hạn 1 tháng có mã VN30F2107 đang tới gần (15/7), chiến lược nắm giữ dài hạn các vị thế phái sinh không còn phù hợp.

Pha “rơi” lịch sử của VN30-Index

Pha sập gãy của VN30-Index trong phiên thứ Ba tuần qua (6/7) đã đi vào lịch sử buồn của thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số rơi 60 điểm trong 30 phút cuối phiên mà không có sự tác động đáng kể nào về mặt thông tin.

Diễn biến chỉ số VN30-Index, giá hợp đồng VN30F2017 và mức chênh lệch.

Diễn biến chỉ số VN30-Index, giá hợp đồng VN30F2017 và mức chênh lệch.

Lời giải thích duy nhất có lẽ là khi hạn mức tín dụng của các công ty chứng khoán đã được mở, hệ thống giao dịch mới của HOSE đi vào hoạt động, mà thị trường lại tăng điểm trong tình trạng “xanh vỏ, đỏ lòng”, thì đây là điều kiện thuận lợi để chốt lời các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Sự điều chỉnh này đã lấy đi thành quả tăng điểm của thị trường trong 1 tháng qua, phá gãy xu hướng tăng ngắn hạn kéo dài từ giữa tháng 6 và đe dọa đến xu hướng tăng trung hạn khi VN30-Index đóng cửa tuần qua dưới mốc hỗ trợ tâm lý 1.500 điểm.

Quan sát và bám theo tín hiệu mới

Trên sàn phái sinh, khi VN30F2107 tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, giá đóng cửa áp sát mức hỗ trợ kỹ thuật, thì bên chiếm ưu thế lúc này là bên bán. Chỉ cần một tác động nhỏ về mặt thông tin theo hướng bất lợi cũng có thể khiến giá điều chỉnh sâu hơn, về khu vực hỗ trợ mạnh hơn như 1.460 điểm.

Bên nắm giữ vị thế bán hợp đồng VN30F2017 đang chiếm ưu thế.

Bên nắm giữ vị thế bán hợp đồng VN30F2017 đang chiếm ưu thế.

Tuần đáo hạn phái sinh luôn ẩn chứa nhiều bất ngờ, các dao động trong biên độ 1.460 - 1.540 điểm lúc này là dao động không xu hướng. Do đó, chiến lược mở lệnh với chiến lược nắm giữ trung hạn không có điểm vào khả thi.

Đối với chiến lược ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xem xét mở vị thế mua (Long) với tỷ trọng nhỏ trong trường hợp giá điều chỉnh về mức nền giá cũ tại 1.450 điểm và cắt lỗ nếu giá giảm xuống dưới 1.440 điểm. Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (Short) với tỷ trọng nhỏ nếu giá hồi phục về đỉnh cũ 1.550 điểm và cắt lỗ nếu giá vượt qua 1.570 điểm.

Nhật ký giao dịch phái sinh tuần qua

Thực hiện đúng kế hoạch, các vị thế mua trung và ngắn hạn đều được người viết đóng trong vùng giá 1.510 - 1.520 điểm sau khi VN30F2107 vi phạm mức cắt lỗ. Nuối tiếc là có thật, nhưng phiên điều chỉnh chóng vánh và không rõ lý do thường báo hiệu khoảng thời gian điều chỉnh hoặc tích lũy dài.

Một điểm tiêu cực khác đáng chú ý là chỉ số tăng điểm liên tục kể từ giữa tháng 6, nhưng lực kéo chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Trong khi đó, ở nửa kia của thị trường, một loạt nhóm cổ phiếu như bất động sản và dầu khí đang xảy ra tình trạng suy yếu kỹ thuật rất rõ ràng.

Sự thận trọng là cần thiết trong tuần đáo hạn của VN30F2107.

Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục