Sau khi thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, phố Wall đã chịu tác động tiêu cực đầu tiên trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III trong phiên thứ Năm.
Trong phiên giao dịch này, cả 3 chỉ số chính của phố Wall đều quay đầu giảm, trả lại gần hết những gì đã có trong phiên trước đó khi cổ phiếu AT&T sinks sụt giảm sau khi hãng này công bố số lượng thuê bao sụt giảm trong quý vừa qua.
Trong khi đó, JPMorgan Chase & Co và Citigroup Inc cho biết, họ đã trích lập thêm nhiều nhiều khoản tiền cho những mất mát trong cho vay thẻ tín dụng trong quý III, gây lo ngại về tín dụng tiêu dùng khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm, ngay cả khi báo cáo kết quả kinh doanh khả quan.
Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Dow Jones giảm 31,88 điểm (-0,14%), xuống 22.841,01 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,31 điểm (-0,17%), xuống 2.550,93 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 12,04 điểm (-0,18%), xuống 6.591,51 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, chứng khoán Anh đảo chiều tăng tốt trở lại, trong khi chứng khoán Đức và Pháp lình xình do đà tăng của nhóm cổ phiếu hàng không, bán lẻ chỉ đủ bù đắp cho sự sụt giảm của nhóm tài chính.
Kết thúc phiên 12/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 22,43 điểm (+0,30%), lên 7.556,24 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 12,21 điểm (+0,09%), lên 12.982,89 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 1,60 điểm (-0,03%), xuống 5.360,81 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, với sự hỗ trợ từ đà khởi sắc trong phiên trước đó trên thị trường chứng khoán Mỹ, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng và ở mức cao nhất gần 21 năm. Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng trở lại nhờ sự hỗ trợ của nhóm tài chính, bất động sản.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục lại quay đầu giảm nhẹ khi đà tăng của nhóm cổ phiếu tài chính không đủ bù đắp sự mất mát của nhóm cổ phiếu tài nguyên, khai thác mỏ.
Kết thúc phiên 12/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 73,45 điểm (+0,35%), lên 20.954,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 69,46 điểm (+0,24%), lên 28.459,03 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,18 điểm (-0,06%), xuống 3.386,10 điểm.
Giá vàng tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên thứ Năm, dù đà tăng có hãm lại chút ít về cuối phiên do đồng USD tăng cao, nhưng giá kim loại quý vẫn ở mức cao nhất 2 tuần. Những lo ngại về rủi ro địa chính trị đã động lực giúp giá vàng có chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp.
Kết thúc phiên 12/10, giá vàng giao ngay tăng 2 USD/ounce (+0,15%), lên 1.293,10 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 2,6 USD/ounce (+0,20%), lên 1.296,5 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô quay đầu giảm mạnh trong phiên thứ Năm sau chuỗi phiên tăng tốt trước đó. Tuy nhiên, đà giảm được hãm lại khi thông tin về kho dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước giảm 2,7 triệu thùng được công bố cuối phiên. Mức giảm này cao hơn con số dự kiến 2 triệu thùng của giới phân tích. Các kho dự trữ sản phẩm chưng cất cũng giảm 1,5 triệu thùng, nhưng kho xăng lại bất ngờ tăng 2,5 triệu thùng, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Kết thúc phiên 12/10, giá dầu thô Mỹ giảm 0,70 USD (-1,38%), xuống 50,60 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,69 USD (-1,23%), xuống 56,25 USD/thùng.