Chỉ số Tổng hợp Lợi nhuận Toàn cầu của Bloomberg hay còn gọi là chỉ số trái phiếu toàn cầu theo dõi tổng lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp cấp đầu tư đã giảm 19,7% so với mức cao kỷ lục vào tháng 1/2021.
Diễn biến chỉ số trái phiếu toàn cầu. |
Thị trường trái phiếu đã biến động tiêu cực kể từ ngày 10/6 sau khi một báo cáo cho thấy tỷ lệ lạm phát vào tháng 5 của Mỹ đã tăng lên 8,6%, bất chấp những dự đoán rằng áp lực giá cả đã lên đến đỉnh điểm. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Mỹ đã tăng hơn 50 điểm cơ bản trong tuần qua, lên mức cao nhất kể từ năm 2007.
Việc bán tháo của thị trường trái phiếu đã thổi bay gần 10 nghìn tỷ USD giá trị trái phiếu toàn cầu trong năm nay, xóa sạch lợi nhuận thu được sau khi các ngân hàng trung ương thực hiện các biện pháp nới lỏng chưa từng có để đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi đại dịch.
Chỉ số trái phiếu toàn cầu đã giảm 16% vào năm 2022, gấp hơn ba lần mức sụt giảm mạnh hàng năm kể từ năm 1990 sau khi nguồn cung sụt giảm, giá hàng hóa tăng và nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại khiến các ngân hàng trung ương mất cảnh giá.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đang chịu áp lực tăng cường phương pháp tiếp cận của ngân hàng trung ương để khắc phục áp lực giá. Chỉ số đo lường giá cả của Đại học Michigan vào ngày 10/6 đã báo hiệu rủi ro rằng kỳ vọng lạm phát dài hạn đang trở nên không được kiểm soát, tạo thêm động lực cho các đợt tăng tăng lãi suất nhanh chóng hơn.
Thu Ha Chow, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định khu vực Châu Á tại Robeco Singapore Private Ltd. cho biết: “Thị trường đang lo lắng rằng Fed đang đứng sau đường cong lãi suất và nguy cơ từ lạm phát cao sẽ trở thành hiện thực. Tốt hơn là Fed nên sớm thực hiện tăng lãi suất 75 điểm cơ bản thay vì để lại lo ngại rằng họ sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa trong các đợt tăng tiếp theo”.