Chỉ số niềm tin, gắn kết nhân sự sụt giảm đầu bảng, doanh nghiệp 'bất an'

0:00 / 0:00
0:00
Bối cảnh kinh doanh đầy biến động cùng những ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng sa thải đặt doanh nghiệp trước nhiều yêu cầu nghịch lý, khiến niềm tin và gắn kết của người lao động giảm sút nghiêm trọng.

Môi trường làm việc căng thẳng

Thị trường ngày càng bất ổn, với quá nhiều sự thay đổi. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện nhiều thay đổi lớn, không chỉ trong vận hành mà còn ở cấp độ chiến lược. Thậm chí là chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh.

Tuy nhiên, các thay đổi này thường được thực hiện dựa trên các dự đoán tốt nhất tại thời điểm đó và cần được liên tục điều chỉnh theo tình hình thực tế. Quá trình này có thể dẫn đến càng nhiều thay đổi trong tổ chức.

Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý, thay đổi chiến lược và tương lai của doanh nghiệp khiến cho người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ.

Điều này tạo nên một môi trường làm việc căng thẳng, nơi mà niềm tin và mức độ gắn kết của nhân viên đang dần mất đi.

Khảo sát của một số tổ chức nghiên cứu thị trường nhân sự cho thấy, trong năm 2023 “cơn bão sa thải” đã càn quét thị trường Việt Nam và để lại những hệ quả nghiêm trọng.

Trung bình trong 6 tháng đầu năm đã có khoảng 34% doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nguồn nhân lực theo nhiều quy mô. Mặc dù tình hình đã giảm bớt vào nửa cuối năm, nhưng hậu quả của việc sa thải vẫn còn đó với dự kiến 14% doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục cắt giảm. Hệ lụy là, cứ 10 nhân viên bị stress, có 4 người đã chuyển sang trạng thái kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất và tinh thần làm việc nói chung.

Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý và chiến lược và tương lai của doanh nghiệp khiến cho người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ, tạo nên một môi trường làm việc căng thẳng, nơi mà niềm tin và mức độ gắn kết của nhân viên đang dần mất đi

Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý và chiến lược và tương lai của doanh nghiệp khiến cho người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ, tạo nên một môi trường làm việc căng thẳng, nơi mà niềm tin và mức độ gắn kết của nhân viên đang dần mất đi

Tại Lễ Công bố và Vinh danh Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam 2023, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 và Sản phẩm sáng tạo hiệu quả của năm 2023 mới đây do Báo Đầu tư và Công ty Viet Research phối hợp tổ chức, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư nhận định, nhìn chung thị trường lao động chưa cải thiện nhiều về chất lượng khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng, gây khó khăn cho việc sản xuất, nhất là trong các ngành như chế biến, chế tạo, dệt may, da giày..., dẫn đến nguy cơ lao động tiếp tục bị mất việc và giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VBE500) của Viet Research năm nay cũng cho thấy có đến hơn 70% doanh nghiệp tin tưởng chắc chắn rằng thị trường sẽ phục hồi và nửa đầu năm 2024. Theo kết quả khảo sát của đơn vị này, gần 60% doanh nghiệp tăng quy mô lao động, đồng thời 71% doanh nghiệp tăng thu nhập bình quân người lao động so với năm trước.

Căng thẳng xung đột thế hệ

Nguồn nhân lực trẻ hóa nhưng cũng dẫn đến nhiều xung đột thế hệ. Một điểm sáng được các công ty nghiên cứu thị trường nhân lực chỉ ra, đội ngũ nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa, với sự góp mặt của khoảng 30% là thế hệ trẻ Gen Z. Đây là thế hệ có nhiều tiềm năng, sáng tạo và nhanh nhạy với chuyển đổi số.

Tuy nhiên, xu hướng này cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi có đến 75% người đi làm thừa nhận đang quan sát thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

Bên cạnh những khác biệt, điểm chung mạnh mẽ duy nhất giữa các thế hệ này (theo Khảo sát 2023 của XYZ@Work - một trong những công ty hàng đầu thế giới về phát triển môi trường làm việc đa thế hệ) đó là mong muốn tạo ra giá trị xã hội .

Đáng chú ý, có đến 91% Gen Z thể hiện nhu cầu này khi tìm kiếm một công việc mới, và mong muốn được làm việc tại những công ty có đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, giáo dục, phát triển bền vững, đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Trong những thực hành của các công ty nhằm rút ngắn khoảng cách đa thế hệ, một giải pháp được 90% Gen Z đánh giá cao là “coaching ngược”. Khi ấy, những người trẻ hơn, thường là Gen Z, nhân viên mới hoặc nhân viên ở vị trí thấp hơn sẽ trở thành người hướng dẫn và giảng dạy cho những người lớn tuổi hoặc có kinh nghiệm hơn trong công việc. Phương pháp này không chỉ giúp Gen Z hòa nhập và đóng góp hiệu quả cho tổ chức mà còn tạo cơ hội cho các thế hệ khác được hiểu và học hỏi từ Gen Z.

Theo ông Trương Minh Tiến, CEO Viet Research, việc thu hút và giữ chân nhân sự, đặc biệt là nhân sự thế hệ gen Z đang đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ, thế hệ này có phong cách làm việc rất khác biệt so với các thế hệ trước đó. Với cá tính mạnh và ưa thích sự tự do, linh hoạt nhưng không kém phần mạo hiểm và táo bạo hơn các thế hệ trước. Gen Z không ngần ngại tác động để thay đổi những quy tắc và phong cách làm việc đã cũ.

“Cũng chính từ những đặc điểm đó mà các bạn ấy có thể tạo ra những đột phá bất ngờ. Nhờ những ý tưởng sáng tạo và giải pháp quan trọng mà gen Z có thể xử lý công việc hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp có phong cách làm việc rập khuôn, bảo thủ có lẽ không phải là điểm đến lý tưởng của các nhân sự này”, ông Tiến chia sẻ.

Vũ Anh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục