Vụ việc đáng chú ý nhất là CTCP Đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI) - tổ chức có liên quan đến ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ASM đã mua 312.500 cổ phiếu và bán 1.284.91 cổ phiếu ASM từ ngày 16/3 đến 25/5/2012. CTCP Địa ốc khoáng sản châu Á cũng là tổ chức có liên quan đến ông Thuấn, đã mua 2,225 triệu ASM và bán 2,315 triệu ASM từ 1/2 đến 21/8/2012, nhưng không công bố thông tin.
Trong thời gian này, cổ phiếu ASM biến động khá mạnh. Giai đoạn từ 16/3 đến 15/5, ASM dao động từ 22.000 đồng đến 27.000 đồng/CP - mức cao trước khi cổ phiếu này bắt đầu lao dốc dần dần xuống còn 8.000 đồng/CP hiện nay.
Các vi phạm không CBTT có thể do thiếu hiểu biết, nếu số lượng CP mua bán nhỏ
Với diễn biến giá cổ phiếu như vậy, có thể đặt câu hỏi, liệu tổ chức có liên quan đến Chủ tịch ASM có lướt sóng cổ phiếu này hoặc tranh thủ cắt lỗ trước các cổ đông khác? Chỉ cơ quan chức năng mới có thể có lời giải cho những câu hỏi này khi kiểm tra lại lịch sử giao dịch mua bán của hai tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ nói trên.
Tương tự, CTCP Địa ốc khoáng sản châu Á là tổ chức có liên quan đến ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT IDI đã mua 3,37 triệu cổ phiếu và bán 3,58 triệu cổ phiếu IDI từ ngày 28/2 đến 21/8/2012.
Cũng trong thời gian này, giá cổ phiếu IDI dao động khá mạnh khi tăng từ 8.300 đồng lên gần 12.000 đồng rồi giảm về 9.000 đồng/CP.
Đối với cổ phiếu IDI, thời gian qua, ông Thuấn và tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ như Chứng khoán MB cũng đều công bố giao dịch mua vào, tức họ biết và hiểu việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của mình.
Nếu ông Thuấn không biết chủ trương mua bán cổ phiếu của IDI và Địa ốc châu Á thì việc giao dịch cả triệu cổ phiếu không công bố thông tin có liên quan gì đến các hoạt động cho mượn cổ phiếu để bán khá phổ biến trên thị trường thời gian qua? Đây là một nghi ngờ không phải không có căn cứ, vì trong khoảng thời gian giao dịch này, cả IDI và ASM đều có thông tin quan trọng được công bố như trả cổ tức hay dính đến tin đồn phá sản… Đặc biệt, ASM có 5 phiên giảm sàn trong tháng 5, cũng là khoảng thời gian mà các tổ chức có liên quan này giao dịch cổ phiếu không công bố thông tin.
Một vụ việc mua bán chưa tuân thủ đúng quy định công bố thông tin rất đáng chú ý tiếp theo là CTCP Chứng khoán Phương Nam, tổ chức liên quan đến ông Trầm Khải Hòa, thành viên HĐQT Sacombank (STB) đã bán 2 triệu cổ phiếu STB vào ngày 6 và 10/9/2012. Trong 2 ngày này, giá cổ phiếu STB đi ngang, với giao dịch khớp lệnh lần lượt là 425.000 và 2,9 triệu cổ phiếu, còn khối lượng giao dịch thỏa thuận tương ứng là 3 triệu và 1 triệu cổ phiếu.
Nhìn diễn biến giá cổ phiếu thì không có gì bất thường, nhưng đặt trong bối cảnh STB là cổ phiếu nhạy cảm do liên quan đến việc thay đổi chủ sở hữu ở ngân hàng này trước đó thì sai sót trong công bố thông tin khi bán STB trước khi công bố thông tin của Chứng khoán Phương Nam thật khó hiểu. Bởi hơn ai hết, Chứng khoán Phương Nam và những người có quyền ra quyết định của tổ chức này hiểu được đây là giai đoạn quan trọng mà bất kỳ động thái mua bán cổ phiếu STB nào của các cổ đông tổ chức đều có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu này trên thị trường. Việc Chứng khoán Phương
Một trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin khi mua bán cổ phiếu khác là của ông Lê Minh Tâm, cổ đông lớn của CTCK Kim Eng Việt Nam (KEVS). Từ tháng 2 đến tháng 5/2012, ông Tâm đã mua 2,5 triệu cổ phiếu từ cán bộ nhân viên và cổ đông khác của KEVS, làm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,45% lên 19,92%, nhưng không báo cáo UBCK trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch theo quy định. Việc cổ đông lớn lại là lãnh đạo của công ty mua cổ phiếu của các cán bộ công nhân viên là hết sức bình thường, nhưng việc lãnh đạo một CTCK, đơn vị có chức năng tư vấn cho khách hàng của mình trong việc thực hiện nghĩa cụ công bố thông tin đúng quy định lại vi phạm quy định công bố thông tin thì đó là một điểm trừ cho cá nhân cũng như KEVS.
Bên cạnh các trường hợp nổi bật này, còn các vi phạm không công bố thông tin của cổ đông nội bộ hay người có liên quan khác như trường hợp của ANV, DRC, TLH, DXG. Tuy nhiên, những trường hợp này có số lượng cổ phiếu mua bán nhỏ, cho thấy đây có thể chỉ là sự thiếu hiểu biết của một số cá nhân.
Trong 3 trường hợp nêu trên, hiện ông Lê Minh Tâm đã bị phạt hành chính 40 triệu đồng. Tuy nhiên, xét tính chất và mức độ vi phạm thì 2 trường hợp đầu mới đáng soi xét kỹ. Nếu như chỉ xử phạt hành chính vài chục triệu đồng mà không có những truy xét, yêu cầu giải trình tiếp theo thì e rằng, nhiều cổ đông nội bộ sẵn sàng trả tiền phạt để được mua bán cổ phiếu theo kiểu “chém trước, tâu sau”.