Cần hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường chứng khoán bền vững

(ĐTCK) Thị trường vốn ngày càng trở thành một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính, góp phần tăng cường huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và cải cách theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng

Tuy nhiên, vai trò của thị trường vốn như là một kênh huy động (và cả phân bổ) nguồn lực tài chính chính thức cho đầu tư phát triển chưa thực sự rõ nét.

Thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung vẫn dựa đáng kể vào hệ thống ngân hàng thương mại, trong khi sự tham gia của các định chế phi ngân hàng còn tương đối hạn chế. Việc phân bổ vốn theo ngành và theo thành phần kinh tế còn chậm thay đổi, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

Mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 là nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bảo hiểm. Ðến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.

Như vậy, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến việc phát triển thị trường vốn theo thông lệ quốc tế, hướng tới phát triển thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu bền vững.

Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường vốn, phát triển các quỹ đầu tư tư nhân, đầu tư mạo hiểm, gắn với các ngành, lĩnh vực ưu tiên như: công nghệ cao, khởi nghiệp sáng tạo...

(Trích nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, tháng 6/2017) 


Đặc san Báo cáo thường niên 2017

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục