Cần cơ chế ưu đãi về vốn với bất động sản du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đó là ý kiến của TS. Trần Xuân Lượng, Chuyên ngành bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua.
TS. Trần Xuân Lượng, Chuyên ngành bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Trần Xuân Lượng, Chuyên ngành bất động sản, Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo quan điểm cá nhân tôi, bất động sản du lịch có một số đặc thù: đầu tư lớn, thu tiền lẻ, thời gian dài, cần có ưu đãi vốn… mà Luật Đầu tư cần quy định các cơ chế ưu đãi về vốn, đặc biệt là khởi nghiệp ở lĩnh vực bất động sản du lịch.

Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo các loại hình phát triển mạnh tại nước ngoài, ví dụ hải đảo.

Bên cạnh đó, cần có hoạt động đào tạo, hợp tác, liên kết vùng… quy hoạch được bản đồ du lịch quốc gia cho tất cả các loại hình quy hoạch đất đai… Khái niệm đất du lịch đang nằm trong đất thương mại - dịch vụ nên rất mơ hồ.

Bài toán condotel là thực trạng cần được giải. Bất động sản condotel là loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lưu trú, theo quan điểm của tôi cần có một “ngân hàng” hoạt động như đơn vị quản lý vận hành và khai thác… Bản chất đó là các bất động sản nhỏ lẻ đang được phân chia sở hữu, sử dụng cho các cá nhân. Nếu nhà nước không có cơ quan tổ chức chuyên môn giải bài toán này, thì tình hình cũng như thực trạng quản lý đất ruộng đang bị phân chia… Đề xuất của tôi cũng tương tự việc cần có ngân hàng đất nông nghiệp để quản lý và sử dụng. Tôi được biết có 80.000 căn hộ condotel chưa được đưa vào sử dụng, gây lãng phí rất lớn.

Việc định giá bất động sản du lịch cần duy trì phương pháp thặng dư vì các giá trị trong tương lai và tính phức tạp đối với loại hình này. Đồng thời Nhà nước phải có các trung tâm dữ liệu quốc gia để có dữ liệu chính xác để định giá được chính xác, từ đó đánh thuế và thu nguồn lợi đất đai đảm bảo công bằng và tái đầu tư cho xã hội.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục