Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong cuộc họp tuần này dự kiến ​​sẽ thực hiện bước quan trọng đầu tiên trong việc rút dần chính sách tiền tệ dễ dàng thời đại dịch, một cột mốc quan trọng trên con đường trở lại bình thường hoá chính sách tiền tệ.
Ảnh Shutterstock Ảnh Shutterstock

Báo cáo việc làm tháng 11 của Mỹ

Sau báo cáo việc làm tháng 10 không đạt kỳ vọng và tăng trưởng GDP quý III của Mỹ suy giảm, báo cáo việc làm tháng 11 sẽ kiểm tra sức mạnh của sự phục hồi kinh tế Mỹ. Báo cáo có thể ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện cắt giảm chương trình mua tài sản của Fed và cũng có thể tạo thêm động lực cho đảng Dân chủ tại Quốc hội về các cuộc đàm phán các gói chi tiêu mới.

Cuộc họp của Fed

Cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Ba (2/11) và thứ Tư (3/11) của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là sự kiện quan trọng đối với các thị trường trong tuần này. Fed dự kiến ​​sẽ thông báo rộng rãi rằng họ sẽ bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu 120 tỷ USD hàng tháng và kết thúc chương trình hoàn toàn vào giữa năm tới.

Báo cáo của Ủy ban Thị trường Mở Fed (FOMC) được công bố vào thứ Tư (3/11) sau cuộc họp kéo dài hai ngày. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cho biết trong những tuần gần đây rằng kế hoạch cắt giảm chương trình mua tài sản bắt đầu vào tháng 11 vẫn đang được thực hiện, vì vậy câu hỏi đặt ra là liệu điều đó có đang tiến hành đúng tiến độ hay không.

Thông báo của Ngân hàng Trung ương Canada vào tuần trước về việc sẽ ngừng thực hiện chương trình nới lỏng định lượng đã khiến một số người ngạc nhiên và vẫn còn là câu hỏi về việc các ngân hàng trung ương sẽ rời bỏ các các gói kích thích bất thường trong thời đại đại dịch nhanh như thế nào và nền kinh tế và thị trường sẽ phản ứng như thế nào.

Vào thứ Năm (4/11), Ngân hàng Trung ương Anh sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 11 và giới phân tích kỳ vọng rằng Anh có thể tiến hành tăng lãi suất cơ bản và cách các thị trường phản ứng như thế nào với sự quay trở lại của thắt chặt tiền tệ là yếu tố đang thu hút nhiều sự quan tâm. Động thái này diễn ra sau khi Hàn Quốc, Na Uy và các nước khác tăng lãi suất.

“Fed là một phần của một động thái toàn cầu nhằm loại những gói kích thích thời đại dịch và thị trường sẽ vượt qua điều đó. Theo một cách nào đó, thị trường chứng khoán đang chơi một trò chơi thách đố với lạm phát và lãi suất và phản ứng từ các ngân hàng trung ương”, giám đốc tài chính Peter Boockvar của Bleakley Advisory Group cho biết.

Chỉ số PMI

Chuỗi cung ứng gặp khó khăn và nhiều sự suy giảm tăng trưởng GDP quý III của các nền kinh tế sẽ là tâm điểm chú ý. Một số báo cáo PMI được công bố trong tuần này. Mỹ, Anh, Đức và các quốc gia khác trong khu vực EU sẽ báo cáo chỉ số PMI tháng 10. Chỉ số PMI sẽ cung cấp thêm một chỉ báo về các nền kinh tế toàn cầu liệu có tăng trưởng tích cực trong hoạt động sản xuất trong tháng 10 hay không trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục lây lan.

Tiền điện tử

Có hai câu chuyện tiêu đề cần theo dõi về tác động của tiền điện tử trong tuần này. Đầu tiên, quỹ ETF bitcoin thứ ba dự kiến ​​sẽ bắt đầu giao dịch và VanEck Bitcoin Strategy ETF dự kiến ​​sẽ niêm yết vào thứ Tư (3/11). Quỹ ETF đầu tiên ProShares Bitcoin Strategy ETF đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư và đã góp phần đẩy bitcoin lên mức cao kỷ lục, nhưng phản ứng với quỹ ETF Bitcoin Valkyrie thứ hai đã có ít tác động hơn.

Thứ hai, liệu tiền điện tử sẽ phản ứng ra sao khi các bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ có xu hướng thắt chặt trở lại. Phần lớn luận điểm đầu tư cho tiền điện tử gắn liền với lạm phát và giá trị của tiền. Theo đó, sự gia tăng chi phí vốn thông qua việc các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thắt chặt có thể làm cho các loại tiền tệ và tài sản truyền thống tương đối hấp dẫn hơn. Mặc dù phần lớn là sự trùng hợp, nhưng chu kỳ chính sách tiền tệ thắt chặt vào năm 2018 và cũng là năm giảm giá đồng thời của tiền điện tử có thể đáng lưu ý.

Hội nghị thượng đỉnh COP26

Các sự kiện khác mà thị trường đang theo dõi bao gồm sự tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới tại G20 ở Ý và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP26 bắt đầu vào Chủ nhật (31/10) tại Scotland.

Hội nghị thượng đỉnh COP26 diễn ra tại Glasgow, Scotland từ ngày 31/10 đến ngày 12/11. Ban đầu hội nghị được lên kế hoạch tổ chức vào năm ngoái nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.

Để có bất kỳ cơ hội nào để giới hạn mức nóng lên trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, thế giới cần giảm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính trong 8 năm tới và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các nhà khoa học khí hậu đã nhiều lần nhấn mạnh rằng vũ khí tốt nhất để giải quyết tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng cao là cắt giảm nhanh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Johan Rockstrom, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam và là một trong những nhà khoa có ảnh hưởng nhất trên thế giới cho biết, ông tin rằng sự thành công của COP26 sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán về năm vấn đề có thể thực hiện được bao gồm giảm thiểu lượng khí thải, vấn đề tài trợ, định giá carbon, các giải pháp và loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục