Các nhà lãnh đạo hàng đầu về Năng lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương xác định 7 xu hướng chính cho một tương lai năng lượng bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự kiện được tổ chức thành công với sự hợp tác chặt chẽ của Phòng Thương mại Đức tại nước ngoài (AHK), Hiệp hội Hydrogen châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị thượng đỉnh Công nghiệp và Sản xuất toàn cầu (GMIS), Masdar - một công ty hàng đầu thế giới về Năng lượng tái tạo và phát triển đô thị bền vững và đồng sở hữu bởi Công ty đầu tư Mubadala thuộc chính phủ Abu Dhabi, và công ty Siemens Gamesa.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu về Năng lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương xác định 7 xu hướng chính cho một tương lai năng lượng bền vững

Các nhà lãnh đạo hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, các nhà hoạch định chính sách, các đại diện chính phủ trong toàn ngành năng lượng đã có mặt tại tuần lễ Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương để thảo luận về những cơ hội và thách thức về năng lượng khu vực.

Với chủ đề “Kiến tạo Năng lượng Tương lai”, hội thảo trực tuyến được tổ chức vào hai ngày 9 và 10 tháng 3 vừa qua đã thu hút được 2.500 khách mời tham gia vào các cuộc thảo luận, thăm dò ý kiến và đặt câu hỏi.

Mục tiêu chủ yếu là tập trung vào việc thúc đẩy hệ sinh thái hợp tác và đồng sáng tạo giữa các bên liên quan nhằm đáp ứng được những mục tiêu phát triển bền vững của thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm và ngành công nghiệp mới, nâng cao phúc lợi xã hội và đạt được mức Carbon bằng không vào năm 2050.

7 xu hướng chuyển đổi để tiến tới tương lai năng lượng bền vững.

7 xu hướng chuyển đổi để tiến tới tương lai năng lượng bền vững.

Qua hai ngày hội thảo, các ý tưởng của các lãnh đạo đã thảo luận và đưa ra 7 xu thế chuyển đổi thành công tiến tới một tương lai năng lượng bền vững, bao gồm: thứ nhất, xác định việc tiếp cận nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, chi phí hợp lý và bền vững là yếu tố cần thiết phát triển kinh tế.

Thứ hai, Tăng cường sự đóng góp của năng lượng tái tạo cho phát triển bền vững lâu dài.

Thứ ba, tối ưu công nghệ vào việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và sạch hơn.

Thứ tư, nắm bắt kịp thời các nguồn năng lượng mới nổi và sạch hơn như Green Hydrogen.

Thứ năm, các công nghệ số hóa và công nghệ AI sẽ hình thành hệ thống truyền tải hiệu quả và được chấp nhận trong tương lai.

Thứ sáu, tiếp cận nguồn vốn cạnh tranh, bền vững thúc đẩy tiến trình chuyển đổi năng lượng.

Thứ bảy, sự hợp tác của các đối tác cũng là điều kiện cấp thiết để thay đổi bức tranh toàn cảnh năng lượng.

Với mức giá của năng lượng tái tạo đang trong xu hướng giảm, công nghệ lưới điện tiên tiến ổn định cùng với tác động của các nguồn năng lượng tái tạo sẽ có tác động đến nền kinh tế và định hướng cho sự phát triển ổn định lâu dài của khu vực.

Chính phủ các nước có thể hỗ trợ các chính sách và quy định để đóng góp tích cực cho sự thay đổi này. Các ngành có thể chuyển đổi các chiến lược kinh doanh mới nổi thành mô hình kinh doanh thực tế, phát triển các dự án đáng tin cậy và định hướng đổi mới công nghệ.

Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng, tất cả các bên liên quan cần tham gia các nguồn lực và hợp tác theo hướng chuyển đổi.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục