Cả nước xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông trong ngày mùng 2 Tết

0:00 / 0:00
0:00
Tai nạn giao thông trong ngày mùng 2 Tết Tân Sửu 2021 giảm cả số vụ, số người chết, số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái.
Giao thông Hà Nội thông thoáng trong ngày mùng 1 Tết. Giao thông Hà Nội thông thoáng trong ngày mùng 1 Tết.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, toàn quốc xảy ra 21 vụ, làm chết 12 người, bị thương 14 người. So sánh với ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, giảm 6 vụ, giảm 9 người chết, giảm 4 người bị thương. Trong đó đường bộ xảy ra 21 vụ, làm chết 12 người, bị thương 14 người; đường sắt: không xảy ra tai nạn; đường thủy: không xảy ra tai nạn.

Tính chung trong 4 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (từ ngày 10/2/2021 đến ngày 13/2/2021, tức từ 29 tháng chạp đến Mùng 2 Tết Tân Sửu 2021), toàn quốc xảy ra 95 vụ, làm chết 60 người, bị thương 51 người. So với 4 ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 giảm 16 vụ (-14,4%) , giảm 23 người chết (-27,7%), giảm 14 người bị thương (-21,5%). Trong đó, đường bộ: xảy ra 93 vụ, làm chết 58 người, bị thương 51 người; đường sắt: xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người; đường thủy: xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, công an 63/63 địa phương đã kiểm tra, xử lý 1.764 trường hợp vi phạm; phạt tiền 1,05 tỷ đồng; tạm giữ 1 xe ô tô, 689 xe mô tô; tước 108 GPLX các loại. Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 178 trường hợp, 3 trường hợp ma túy.

Trong lĩnh vực đường thủ, PC08 và PC08B Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 15 trường hợp vi phạm, phạt tiền 11 triệu đồng; trong lĩnh vực đường sắt, Các đơn vị thuộc phòng 9/C08 kiểm tra, nắm tình hình công tác bảo đảm TTATGT tại 6 chuyến tàu khách, kiểm tra quy trình tác nghiệp của nhân viên đường sắt.

Bộ GTVT cho biết là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam đều đãnâng mức cảnh báo, cảnh giác phòng chống dịch lên mức cao nhất, đặc biệt tại các nhà ga hàng không, đường sắt, bến tàu, bến xe… và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Bộ GTVT cũng đã tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong phạm vi quản lý về việc thực hiện các chỉ đạo, quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch của Bộ Giao thông vận tải, ngành Y tế và các cơ quan chức năng.

Cùng với đó, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải siết chặt và củng cố các biện pháp phòng, chống dịch, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong thực hiện các hoạt động vận tải hành khách công cộng. Kiểm tra và nhắc nhở cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị và hành khách thực hiện nghiêm yêu cầu 5K trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai báo y tế). Bổ sung thêm bồn rửa tay, xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh (có ít nhất 60% nồng độ cồn) tại các khu vực phòng chờ trong nhà ga, bến tàu, bến xe... và trên các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...) để thuận lợi cho hành khách sử dụng. Bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ, hành khách và mọi người khác (như người đưa tiễn) trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe... và trên các phương tiện vận tải hành khách. Từ chối vận chuyển các trường hợp hành khách không đeo khẩu trang theo đúng quy định.

Bộ GTVT yêu cầu tất cả cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và phải thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghi nhiễm và giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. Kiểm tra, nhắc nhở vận động hành khách có sử dụng điện thoại thông minh cài đặt và bật ứng dụng Bluezone để được cảnh báo sớm khi có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng.

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục