Bộ Công thương đề xuất Bộ Tài chính cùng tham gia điều hành giá xăng dầu

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công thương đề xuất, công tác điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong từng kỳ điều hành phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính bằng văn bản.
Dự thảo nêu, công tác điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong từng kỳ điều hành phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính bằng văn bản. Dự thảo nêu, công tác điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong từng kỳ điều hành phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính bằng văn bản.

Bộ Công thương đăng đang lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo dự thảo, các mặt hàng xăng dầu nhà nước công bố giá cơ sở là những mặt hàng xăng, dầu được tiêu dùng phổ biến trên thị trường gồm xăng sinh học, xăng khoáng, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut. Bộ Công thương xác định từng mặt hàng xăng, dầu tiêu dùng nhiều nhất thuộc các nhóm mặt hàng xăng sinh học, xăng khoáng, dầu diezen, dầu hỏa, dầu madút để thực hiện công bố giá cơ sở.

Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu được quy định như sau: Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Cụ thể, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.

Công tác điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá trong từng kỳ điều hành phải có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính bằng văn bản.

Mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá tại thời điểm công bố giá cơ sở thực hiện trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Công tác điều hành giá xăng dầu thực hiện theo Quy chế hoạt động Tổ điều hành giá xăng dầu của Bộ Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Trước đó, theo quy định tại Thông tư liên tịch 39/2014, điều hành giá xăng dầu, quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá, phương pháp tính giá cơ sở được công bố trên cơ sở thống nhất ý kiến của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu do Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) làm tổ trưởng; Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) làm tổ phó và các thành viên thuộc 2 đơn vị này.

Trong quá trình làm việc, các thành viên của tổ phải chấp hành sự phân công của tổ trưởng; thực hiện độc lập trong đề xuất ý kiến nhưng phải phối hợp, trao đổi về những vấn đề liên quan đến điều hành giá xăng dầu; phải chấp hành quyết định của lãnh đạo Liên Bộ Công thương - Tài chính.

Tại dự thảo này, Bộ Công thương bãi bỏ một số điều (Điều 10, Điều 11, Điều 12) của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC của Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Trước ngày 31/12 hàng năm, Bộ Công thương phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để thực hiện cho năm sau.

Trường hợp không phân giao hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn về Bộ Công thương trước ngày 30/9 hàng năm.

Trong trường hợp tổng nguồn cung dự kiến cả năm của các thương nhân đã đảm bảo nhu cầu của thị trường, Bộ Công thương điều chỉnh giảm mức tổng nguồn tối thiểu đã giao cho các thương nhân trước ngày 30/11 của năm.

Bộ Công thương sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong trường hợp không điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, Bộ Công thương quy định cụ thể tiến độ nhập khẩu, mua xăng dầu trong nước hoặc điều chỉnh tăng tổng nguồn xăng dầu tối thiểu để các thương nhân thực hiện.

Thế Hoàng
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục